“Trẻ Mầm Non Khám Phá Khoa Học”

Như chúng ta đã biết, bậc học mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở hình thành tính cách ban đầu cho trẻ. Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động  “ Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ.

Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổi bướm, bắt ve, hái hoa... Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay, hay ngắm nhìn những giọt mưa rơi tí tách . Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc, vì sao lại thế? Sao không thế này mà lại là thế kia? Tại sao mặt trời  ban ngày thì tỏa những ảnh nắng mà ban đêm lại không có? Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Mây từ đâu bay đến và sẽ bay về đâu? ………Có vô vàn câu hỏi của trẻ cần có lời giải đáp!

Trẻ em sinh ra đã có tính tò mò, ham hiểu biết, điều đó thôi thúc trẻ tích cực hoạt động, phát triển óc tìm tòi ham hiểu biết, chính vì vậy hoạt động khám phá khoa học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình mầm non mới, nó chiếm vị trí quan trọng cho việc tổ chức cho trẻ tính tích cực khám phá, hình thành củng cố và phát triển những tri thức cơ bản của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng... Các năng lực hoạt động trí tuệ như: quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận. Trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán.

Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung, mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình khám phá khoa học được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “Trẻ em chơi mà học,học mà chơi” là phù hợp với trẻ. Việc sử dụng trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán...

Vì vậy, việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo “Khám phá khoa học” ở lớp đã theo hướng đổi mới đóng một vai trò quan trọng cần thiết đối với trẻ.

Nhắc đến “Trẻ mầm non khám phá khoa học”, chắc hẳn mọi người rất ngạc nhiên và tự hỏi trẻ mầm non chứ có phải học sinh cấp II, III hay đại học đâu mà khám phá khoa học. Vì trong chúng ta luôn sẵn một ý nghĩ rằng khoa học là cái luôn cần đến nhiều tri thức và phải luôn sáng tạo ra những hoạt động, trò chơi cho trẻ khám phá. Thế nhưng, nếu suy nghĩ theo hướng khoa học là tìm hiểu những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày dành cho trẻ mầm non, và thí nghiệm khoa học dành cho trẻ em không phải là kiến thức khoa học mà qua đó trẻ học cách tìm hiểu về khoa học, biết suy đoán, phân tích và nêu kết quả theo suy nghĩ thì chúng ta sẽ nhận thấy khoa học không phải là cái gì đó quá khó và xa vời với trẻ.

Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá, đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học. Để làm được như vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Dưới đây là một dố hình ảnh của góc khám phá - trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non Song Khê

Góc khám phá trải nghiệm của lớp 4 - 5 tuổi A2

 

                                                                                       Người viết: Nguyễn Thị Ninh

Từ khóa » Góc Khám Phá Khoa Học Mầm Non