Trẻ Mất Tập Trung Và 12 Phương Pháp Giúp Con Cải Thiện

TRẺ MẤT TẬP TRUNG VÀ 12 PHƯƠNG PHÁP GIÚP CON CẢI THIỆNTrẻ mất tập trung làm giảm khả năng chú ý lắng nghe và ghi nhớ cần khắc phục cho trẻ thế nào?
  • By Học viện Giao tiếp MasterKids
  • Tin Tức
  • 0 Comments
Dấu hiệu trẻ mất tập trung là gì?

Trẻ ngồi học không chú ý lắng nghe, hay quay ngang quay dọc, dễ bị thu hút bởi những thứ đang diễn ra xung quanh trẻ.

Trong cuộc sống trẻ rất mau chán khi phải làm một việc gì đó trong thời gian chưa quá 13 phút đã bỏ cuộc.

Con mất tập trung có thực sự đáng lo ngại? những biểu hiện mất tập trung ở trẻ

những biểu hiện mất tập trung ở trẻ

Việc trẻ mất tập trung sẽ làm giảm khả năng lắng nghe và ghi nhớ thông tin của trẻ gây ảnh hưởng xấu đến học tập. Đặc biệt nghiêm trọng nếu con không được điều chỉnh kịp thời, tình trạng này không kết thúc khi trẻ trưởng thành sẽ hình thành thói quen bỏ cuộc, dễ chán nản, không kiên trì tập trung trong công việc.

Tham khảo những ảnh hưởng của sự mất tập trung

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng mất tập trung ở trẻ?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất tập trung ở trẻ. Ba mẹ có thể tìm hiểu những nguyên nhân gây mất tập trung ở trẻ

Như do thể trạng sức khoẻ chưa tốt dẫn đến trẻ Một trong những nguyên nhân đó chính là do tính cách và cách giáo dục của bố mẹ từ khi trẻ còn nhỏ. Dựa vào đó mà có các cách phù hợp để cải thiện khả năng tập trung của con. Dưới đây là những cách giúp bố mẹ có thể điều chỉnh lại phương pháp giáo dục của mình và kích thích con rèn luyện sự tập trung.

 1. Hãy cảm thông với trẻ khi con mất tập trung

Việc dạy trẻ kém tập trung thường làm bạn mất kiên nhẫn nhưng đừng mắng trẻ vội. Bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực mình khi phải ngồi im một chỗ trong thời gian dài. Thật ra trẻ cũng rất muốn tập trung khi học nhưng cảm giác khó chịu khiến trẻ không biết phải làm sao.  

 2. Ngồi cùng trẻ 

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: một đứa bé sẽ ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung vào chơi và chơi lâu hơn do cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bố mẹ ở bên cạnh.

 3. Tạo góc học tập yên tĩnh

Đối với một số trẻ, nơi học tập quá ồn ào hoặc bừa bãi sẽ khiến trẻ kém tập trung hơn. Chính vì thế hãy luôn sắp xếp gọn gàng ngăn nắp tập viết, bút…

4. Đặt ra mục tiêu để dạy trẻ

Việc đặt mục tiêu sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn trong học tập. Tuy nhiên, mục tiêu cũng cần vừa phải với sức học của trẻ. Ví dụ: “Con phải tập trung làm bài tập nhà trong vòng 30 phút tối nay”. Thiết lập khoảng thời gian thích hợp với bé. Đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính bản thân mình và đánh mất dần lòng tự trọng.

Một khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kéo dài thêm 5 phút nữa vào tối hôm sau. Hãy nói cho bé biết bạn đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện.

5. Lên kế hoạch học tập cụ thể

Việc lập kế hoạch giống với việc tạo danh sách mục tiêu trước giờ học, nhưng ở chế độ mở rộng hơn, có thể là kế hoạch cho một ngày, một tuần hoặc một tháng. Phụ huynh hãy giúp trẻ tạo lịch trình cá nhân theo từng ngày, bao gồm thời gian chơi, thời gian học tập hoặc các công việc khác. Sau đó, cần quan sát và nhắc nhở trẻ tuân theo lịch trình để rèn luyện thành thói quen hữu ích.

Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn

6. Chia nhỏ mục tiêu

Không phải ai cũng có thể làm nhiều việc cùng lúc, đặc biệt là trẻ em. Khi các bé còn nhỏ, phụ huynh nên hướng dẫn con tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định để rèn luyện sự tập trung. Ví dụ, khi trẻ chơi đồ chơi sẽ không xem TV hoặc dọn nhà. Điều này giúp các em tập trung vào vấn đề trước mặt thay vì cố gắng nghĩ nhiều thứ khác cùng một lúc.

7. Quan sát 

Có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác? Từ đó sẽ giúp bạn tìm ra các yếu tố tác động bên ngoài bổ sung vào phương pháp dạy con học tập trung hàng ngày.

8. Trao cho bé quyền làm chủ

Giúp đỡ và trách nhiệm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn nghĩ đó là trách nhiệm của bạn thì bé sẽ phụ thuộc hẳn vào bạn. Vì vậy, khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực hành kỹ năng tập trung khi học là điều vô cùng cần thiết

9. Trò chơi ghép

Ghép hình là một trong những trò chơi rèn luyện trí tuệ tốt nhất dành cho trẻ. Không chỉ vậy, trò chơi còn yêu cầu trẻ tập trung cao độ để hoàn thành công việc, hình thành khả năng tập trung và kiên nhẫn.

10. Hoạt động thể chất giúp tăng cường sự tập trung

Hoạt động thể chất có thể giúp trẻ tăng sự tập trung, tăng hiệu suất học tập.

Bên cạnh phụ huynh đó cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học. Nên bổ sung thêm DHA từ các loại cá, magie từ rau xanh, hạt điều, óc chó hoặc thực phẩm chứa vitamin B, B12.

11.Chế độ ngủ hợp lý cũng giúp cải thiện tình trạng mất tập trung

Giống như người lớn, trẻ em cũng cần chế độ ngủ hợp lý để giúp thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ, tập trung của não bộ. Trẻ ngủ không đủ giấc dễ bị phân tâm vào ngày hôm sau, hiếu động gấp ba lần bình thường.

12. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ

Nói chuyện với giáo viên nhằm tìm hiểu xem trẻ có tập trung khi học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt hơn.

Trên đây là các phương pháp MasterKids gợi ý để giúp các bậc phụ huynh khắc phục tình trạng mất tập trung ở trẻ. Ba mẹ hãy rèn luyện thường xuyên và kiên trì chờ đợi kết quả nhé. khoá kỹ năng giao tiếp giúp con cải thiện tình trạng mất tập trung

khoá kỹ năng giao tiếp giúp con cải thiện tình trạng mất tập trung

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm khoá kỹ năng giao tiếp, rèn luyện khả năng tập trung kiên trì, giúp con tiếp nhận thông tin và xử lý tình huống linh hoạt hơn. Thông tin chi tiết tham khảo tại đây tức giận nổi nóng vô cớ ở trẻ Tìm kiếm cho:

Các khóa học

  1. BÉ TỰ TIN
  2. TÔI TỰ TIN
  3.  TRẠI HÈ BÁN TRÚ (Tôi Trưởng thành)
  4. TRẠI HÈ KỸ NĂNG

Fanpage

Học viện giao tiếp MasterKids

Bản đồ

Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Học Không Tập Trung