Trẻ Nhỏ ăn Hạt Chia Có Tốt Không?
Có thể bạn quan tâm
1. Trẻ Nhỏ Ăn Hạt Chia có tốt không?
Trước khi đưa ra câu trả lời chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về hạt chia.
Hạt chia là gì? Có nguồn gốc từ những trang trại màu mỡ ở phương Tây, hạt chia du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây như một hiện tượng của thực phẩm dinh dưỡng. Sở hữu vẻ ngoài khá bé nhỏ, hạt chia thường có màu đen pha nâu đi cùng với các đường vân đặc trưng, đôi khi chúng ta còn bắt gặp cả loại hạt chia màu trắng.
Đặc tính nổi bật của loại hạt này chính là giản nỡ ra trong nước và đồng thời xuất hiện lớp nhầy trong suốt bao xung quanh. Hạt chia thường được dùng như một dạng món ăn kèm trong các loại nước mát, các món ăn tráng miệng hay kể cả món ăn chính. Trẻ em ăn hạt chia thì hoàn toàn yên tâm về độ lành tính cũng như nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Tôi đã chia sẻ rất chi tiết và cụ thể về hạt chia là gì, nguồn gốc xuất xứ cũng như các loại chia trên thị trường trong bài viết: Hạt Chia là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc và các loại hạt chia. Các anh chị có thể tham khảo thêm để có được nguồn thông tin đa dạng.
Vậy trẻ em ăn hạt chia có tốt không? Câu trả lời là trẻ em ăn hạt chia hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Bởi lẽ Hạt chia hay còn được biết đến là một siêu thực phẩm, được săn đón hàng đầu trong giới thực dưỡng. Trẻ em ăn hạt chia sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện từ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào có trong loại hạt đặc biệt này.
Ăn hạt chia giúp trẻ nhỏ hấp thụ được một nguồn năng lượng dồi dào, các chất đạm, các axit béo lành mạnh omega-3, omega-6 và hàm lượng chất xơ nổi bật. Ngoài các nhóm chất điển hình trên, hạt chia còn chứa một nguồn lớn các khoáng chất cần thiết cho cơ thể: từ kẽm, kali, canxi đến mangan và sắt. Chất chống oxy hóa và bộ sưu tập đa dạng các loại vitamin, các vi dinh dưỡng cũng đóng góp rất lớn vào giá trị dinh dưỡng của loại hạt này.
Nhắc đến hạt chia chính là nhắc đến một nguồn dinh dưỡng giá trị. Tuy nhỏ mà có võ, hạt chia sở hữu những dưỡng chất cần thiết cho trẻ em phát triển tốt mà đặc biệt những hoạt chất này khó có thể bổ sung bằng con đường khác ngoại trừ thực phẩm.
Mặt khác, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em trong giai đoạn phát triển vượt trội cần phải đáp ứng kiềng ba chân về dinh dưỡng bao gồm: chất xơ, canxi và các loại vitamin. Có thể thấy đây cũng là nhóm dưỡng chất nổi bật và dồi dào mà hạt chia sở hữu. Chính vì vậy, trẻ em ăn hạt chia là cực kì tốt cho sức khỏe.
1.1. Trẻ mấy tuổi ăn được hạt chia?
Hạt chia khá lành tính nên trẻ em có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những lưu ý riêng trong chế độ ăn uống. Trẻ mấy tuổi ăn được hạt chia? Cần quan tâm các nhóm tuổi trẻ ăn hạt chia sau đây:
Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ phụ thuộc vào sữa là chủ yếu, chưa thích hợp sử dụng hạt chia vì hệ tiêu hóa của trẻ còn nhạy cảm. Ngoài sữa mẹ, sữa bò, các anh chị cũng có thể sử dụng các loại sữa hạt như sữa hạt điều để bổ sung dưỡng chất tự nhiên cho con.
Trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên, bắt đầu ăn dặm: Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa cứng cáp hơn nên việc sử dụng hạt chia vào khẩu phần ăn là hoàn toàn thích hợp. Bé ở độ tuổi này phát triển rất nhanh nên việc có mặt của hạt chia sẽ giúp trọn vẹn chu trình dinh dưỡng, đa dạng khẩu vị cho bé. Hạt chia là lựa chọn hàng đầu mà các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý cho chế độ ăn dặm của bé.
1.2. Khẩu phần ăn hạt chia cho trẻ nhỏ
Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, các anh chị có thể thoải mái bổ sung 5-10gr hạt chia cho bé mỗi ngày thông qua các bữa ăn chính và phụ. Tuy nhiên, các anh chị lưu ý không dùng quá nhiều hạt cùng lúc vì rất có thể dẫn đến tình trạng no hơi, trẻ khó ăn và khó hấp thụ thêm các dưỡng chất khác.
Trẻ em có khẩu phần ăn hạt chia hợp lí là 5-10gr mỗi ngàyNhiều cha mẹ nghĩ rằng hạt chia bổ dưỡng như thế nên sử dụng càng nhiều càng tốt và thay thế các món ăn khác của trẻ bằng hạt chia. Thực tế, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Như ông bà xưa thường nói, cái gì nhiều quá cũng không tốt cho nên tuyệt đối đừng nóng vội mà lạm dụng nguồn dinh dưỡng của hạt chia cho trẻ.
Để trẻ ăn hạt chia đạt được hiệu quả cao nhất cho cơ thể thì cần có một khẩu phần hợp lí và một chế độ ăn uống lành mạnh. Tôi sẽ chia sẻ kĩ hơn về các chế biến hạt chia cho bé ở phần sau nhé.
2. Tác dụng của Hạt Chia đối với trẻ nhỏ
Tác dụng của hạt chia là nhiều vô số kể, loại hạt này thích hợp với mọi lứa tuổi từ già trẻ lớn bé đều nhận được những lợi ích tuyệt vời. Tôi đã chia sẻ khá cụ thể về tác dụng của hạt chia trong bài viết: Tác dụng của Hạt Chia - Khám phá những tác dụng tuyệt vời của hạt chia. Vậy với những dưỡng chất và đánh giá cao từ các chuyên gia dinh dưỡng, tác dụng của hạt chia đối với trẻ nhỏ cụ thể là như thế nào?
2.1. Tăng sức đề kháng và bổ sung năng lượng cho trẻ
Trẻ nhỏ rất hiếu động và nhạy cảm với môi trường, do đó trẻ có sức đề kháng không tốt thì chỉ cần một chút thay đổi trong thời tiết là đổ bệnh ngay. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng, lời khuyên đưa ra là phải làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ. Có thể thông qua dược phẩm dinh dưỡng hoặc đơn giản nhất là từ chế độ ăn uống, hạt chia sẽ là một lựa chọn thích hợp.
Hạt chia với lượng protein dồi dào, nhiều khoáng chất như kẽm, mangan, magie, kali... và cộng hưởng với các chất chống oxy hóa giúp bổ sung năng lượng cho trẻ, phòng ngừa viêm nhiễm, tăng sức đề kháng và bảo vệ trẻ phát triển tốt. Ngoài ra, các vitamin B1, vitamin B3, vitamin E cũng thay phiên nhau hỗ trợ trẻ toàn diện, dễ dàng hấp thụ các nguồn dinh dưỡng khác.
2.2. Bổ sung chức năng cho não và phát triển trí tuệ
Bộ đôi axit béo lành mạnh Omega-3 và Omega-3 có trong hạt chia đóng vai trò quan trọng giúp hoàn thiện chức năng cho não và phát triển trí tuệ, kích thích sự thông minh ở trẻ. Hàm lượng Omega-3 có trong hạt chia cao gấp 8 lần lượng chất này có trong cá hồi, vốn là một nguồn omega-3 nổi tiếng.
Trong thời gian mang thai nếu mẹ bầu sử dụng hạt chia thì thai nhi cũng hấp thụ tốt dưỡng chất này và phát triển lành mạnh từ trong bụng mẹ. Trẻ ăn hạt chia thường xuyên sẽ được hỗ trợ phát triển não bộ, hoàn thiện chức năng của hệ thần kinh.
Trẻ sáng mắt, năng động và phát triển cả về nhận thức và phản ứng linh hoạt với môi trường xung quanh. Hạt chia góp phần kích thích khả năng quan sát, tìm tòi và học hỏi của trẻ, đặt nền tảng ươm mầm về trí tuệ.
2.3. Phát triển xương khớp và củng cố hệ cơ bắp
Trong giai đoạn lớn lên, trẻ rất cần được bổ sung một lượng canxi dồi dào. Canxi giúp khung xương trẻ phát triển tốt, góp phần quan trọng vào việc sở hữu chiều cao và vóc dáng khỏe mạnh của trẻ
Bổ sung hạt chia cho bé sẽ giúp phát triển xương khớp ở trẻ và bổ sung lượng canxi cho cơ thể, giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt canxi dẫn đến bệnh còi xương thường gặp ở trẻ. Mặt khác, canxi và photpho có trong hạt chia cũng giúp trẻ khỏe lợi, răng săn chắc.
Hạt chia giúp phát triển xương khớp và cơ bắpNgoài ra, việc duy trì và phát triển cơ bắp ở trẻ cũng rất quan trọng, bởi lẽ nó góp phần vào việc hình thành vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh và dẻo dai của trẻ. Hàm lượng protein cao có trong hạt chia sẽ là yếu tố chính giúp củng cố hệ cơ bắp của trẻ.
2.4. Bảo vệ hệ tim mạch của trẻ và phòng tránh các bệnh về tim
Thống kê cho thấy, cứ 1000 trẻ được sinh ra sẽ có 8 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, đây là một tỉ lệ đáng lo ngại mà các bậc cha mẹ cần quan tâm. Các vấn đề về tim mạch đến từ nhiều lí do, một trong số đó chính là sự góp mặt của các cholesterol xấu tiềm ẩn trong cơ thể.
Trong khi đó, trẻ em ăn hạt chia lại có thể sản sinh ra nhiều cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu và đồng thời các dưỡng chất của hạt giúp điều hòa huyết áp cho trẻ. Các chất chống oxy hóa cũng tích cực tham gia vào quá trình bảo vệ trái tim khỏe mạnh của trẻ, từ đó phòng ngừa các bệnh về tim mạch - vốn là nỗi đau của nhiều gia đình.
Để chủ động bảo vệ trẻ, các mẹ có thể sử dụng hạt chia như một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai. Cả mẹ và thai nhi đều có thể hấp thụ được những hoạt chất có lợi từ hạt chia.
2.5. Cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón
Trẻ nhỏ rất hiếu ăn vặt đặc biệt là các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và khó tiêu. Nhiều trẻ lại cực kì biếng ăn rau và các loại rau củ nhiều chất xơ dẫn đến hệ tiêu hóa thường gặp nhiều vấn đề, tình trạng táo bón cũng xảy ra thường xuyên.
Các anh chị có thể chủ động bổ sung hàm lượng chất xơ cho trẻ thông qua các loại thức uống hạt chia, các món ăn kết hợp giữa hạt chia và món bé thích để vẹn đôi đường. Chất xơ trong hạt chia giúp làm sạch hệ tiêu hóa cho trẻ, ăn hạt chia giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn, giảm bớt âu lo cho mẹ.
2.6. Giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh
Chất chống oxy hóa có trong hạt chia giúp bảo vệ trẻ tuyệt đối, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm hay các bệnh về đường ruột và hệ thần kinh. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng hạt chia cũng góp phần ngăn ngừa ung thư và duy trì một lối sống lành mạnh.
3. Cách Chế Biến Hạt Chia cho Bé Ăn Dặm
Hạt chia có đặc điểm là không màu, không mùi và không vị nên rất dễ chế biến thành nhiều món ăn. Trẻ em ăn hạt chia sẽ có cảm giác kích thích khẩu vị và vui miệng hơn khi ăn. Cách chế biến hạt chia cho bé cũng khá đa dạng.
3.1. Chế biến hạt chia cho bé với các loại nước uống
Hạt chia rất dễ sử dụng, chỉ cần chuẩn bị một cốc nước lọc nóng hay lạnh đều được và cho một muỗng hạt chia vào, khuấy đều đến khi hạt nở là có thể sử dụng cho trẻ. Đối với những trẻ kén ăn, các anh chị có thể linh hoạt kết hợp hạt chia trong nhiều loại thức uống giải nhiệt, có vị ngọt nhằm kích thích bé như nước ép trái cây, sinh tố trái cây, nước cam, nước chanh hạt chia.
Có thể anh chị sẽ quan tâm: Giá Hạt Chia trên thị trường hiện nay?
Vitamin trong các loại trái cây và hạt chia sẽ bổ trợ cho nhau và cung cấp cho trẻ một nguồn dinh dưỡng đặc biệt. Một số loại trái cây mà trẻ thường thích và giàu dinh dưỡng như: cam, dâu, chuối, táo v..v. Nên cho trẻ uống sau bữa ăn chính vì hạt chia có hàm lượng chất xơ cao, nếu sử dụng trước bữa ăn có thể làm bé no hơi, ăn ít đi.
3.2. Chế biến hạt chia cho bé với các món tráng miệng
Ngoài thức uống từ hạt chia, có thể linh hoạt chế biến hạt chia cùng các món ăn vặt để kích thích khả năng ăn của trẻ. Hạt chia chỉ cần ngâm nở là có thể dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn vặt ngon mà vẫn bổ dưỡng. Có thể kể đến như:
- Sữa chua Hạt chia: Sữa chua Hạt chia là món khoái khẩu của nhiều bé nhỏ, món ăn này giúp trẻ tiêu hóa tốt và bổ sung các men vi sinh có lợi cho đường ruột.
- Pudding Hạt chia: Pudding hạt chia thường được ưa chuộng làm món tráng miệng cho các bé.
- Bánh quy Hạt chia: Bữa xế nhẹ với bánh quy hạt chia giúp bé thích thú mà mẹ vẫn yên tâm chăm sóc sức khỏe.
3.3. Cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm
Hạt chia là một nguồn thực phẩm thích hợp dành cho trẻ ăn dặm. Có rất nhiều công thức ăn dặm đơn giản và dinh dưỡng từ hạt chia dành cho bé, chủ yếu là linh hoạt kết hợp loại hạt này cùng một số nguồn thực phẩm ăn dặm khác. Một số cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm như sau:
- Chuối, bơ nghiền và hạt chia: Chuối, bơ và hạt chia đong theo tỉ lệ 1-0,5-1 là hợp lí, có thể cho thêm một ít mật ong hoặc bột trà xanh, bột yến mạch. Sau đó cho tất cả vào máy xay sinh tố, có thể cho một ít sữa để dễ xay, được hỗn hợp sánh mịn có thể dùng 1-2 bữa tùy sức ăn của trẻ.
- Táo, cà rốt và hạt chia: Lựa cà rốt tầm 4-5 củ nhỏ và một trái táo đỏ, nhớ đem đi rửa sạch và sơ chế cẩn thận. Sau đó đem đi hấp cho cà rốt và táo mềm ra, lưu ý các anh chị cho táo vào sau vì cà rốt sẽ lâu chín hơn. Hấp xong rồi các anh chị cho thêm 1 muỗng nhỏ hạt chia đã ngâm, ở bước này có thể dùng muỗng tán mịn hoặc tốt nhất là cho vào máy xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn như cháo dinh dưỡng là được.
- Lê, bí đỏ và hạt chia: Tương tự như hai công thức ăn dặm trên, lê, bí đỏ và hạt chia cũng là một sự kết hợp hoàn hảo. Nếu như lê bổ sung cho trẻ vitamin và chất xơ thì bí đỏ hỗ trợ phát triển trí não, hạt chia góp phần protein.
- Trái cây trộn Hạt chia: Trẻ ăn dặm cũng được khuyến khích ăn nhiều trái cây, các anh chị có thể kết hợp trái cây cắt nhỏ trộn với hạt chia đã ngâm cũng được một món ăn dặm đơn giản mà ngon miệng.
- Súp bí đỏ hạt chia ăn dặm: Loại súp thần thánh dành cho trẻ ăn dặm gọi tên súp bí đỏ. Món ăn này vừa ngon lại rất bổ dưỡng, bí đỏ là nguồn thực phẩm tin dùng hàng đầu khi cho trẻ ăn dặm. Sau khi chuẩn bị một chén súp bí đỏ xong, các anh chị cho thêm một muỗng hạt chia vào là có thể cho bé ăn dặm.
- Canh rau kết hợp hạt chia: Bổ sung chất xơ và giúp trẻ dễ ăn hơn bằng các loại canh rau củ cũng là một lựa chọn quen thuộc của nhiều gia đình. Để tăng thêm chất xơ và các loại dưỡng chất, các anh chị có thể cho thêm một muỗng hạt chia mà vẫn yên tâm về hương vị không đổi của canh.
- Ngũ cốc kết hợp hạt chia: Các loại ngũ cốc dinh dưỡng cũng thường được các bé yêu thích, không khó khăn gì để kết hợp thêm một ít hạt chia vào món ngũ gốc khoái khẩu của bé mà còn bổ sung thêm lượng omega-3 cần thiết ở trẻ.
Với danh sách trên, có thể thấy được sự đa dạng từ các món ăn kết hợp với hạt chia. Không chỉ dành cho bé ăn dặm mà đối với các bé lớn hơn còn thể thưởng thức nhiều món ăn đặc biệt từ hạt chia. Các anh chị có thể tham khảo chi tiết hơn về cách sử dụng, cách bảo quản và chế biến các món ăn đặc biệt từ hạt chia trong bài viết: Cách Sử Dụng và Chế Biến Hạt Chia hiệu quả.
4. Cho Bé ăn Hạt Chia cần chú ý điều gì?
Tuy hạt chia rất tốt nhưng khi sử dụng hạt chia cho bé ăn dặm nói riêng hay sử dụng hạt chia cho bé nói chung cần lưu ý một số vấn đề sau.
4.1. Sử dụng Hạt chia cho bé đúng cách
Hạt chia bình thường là dạng hạt khô nên cần phải ngâm với nước để hạt nở ra mới có thể sử dụng được. Tuyệt đối không cho trẻ ăn hạt chia khô, hạt chưa ngâm vì rất có thể ảnh hưởng đến đường ruột, hệ tiêu hóa, gây sặc và mắc nghẹn.
Ngoài ra, cần lưu ý linh hoạt sử dụng hạt chia cùng với nhiều nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vừa giúp trẻ giải ngấy vừa đa dạng hóa dưỡng chất. Chế độ ăn uống với hạt chia đa dạng giúp bé ăn ngon hơn, lượng dinh dưỡng hấp thụ cũng được điều hòa hơn, tránh tình trạng dư thừa chất và lạm dụng hạt chia.
Nếu không sử dụng hạt chia đúng cách cho bé, sẽ dễ dẫn đến một số tác dụng phụ như bé xì hơi nhiều vì khí trong ruột tăng cao.
Tuy hạt chia khá lành tính và phù hợp nhiều đối tượng nhưng có một số trẻ đặc biệt cân nhắc trước khi cho ăn hạt chia:
- Trẻ bị dị ứng hạt chia hay các loại hạt gần giống như hạt é, hạt vừng, hạt mè, bạc hà...: nếu trẻ có tiền sử dị ứng thì các anh chị đặc biệt lưu ý, cần có ý kiến từ các chuyên gia và bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trẻ bị loãng máu hay huyết áp thấp: omega-3 có trong hạt chia giúp điều hòa máu và huyết áp, tuy nhiên trong một số trường hợp không cẩn thận về liều lượng có thể gây tác dụng phụ ở nhóm trẻ này.
Nhìn chung, chỉ cần một số lưu ý về khẩu phần và chế độ ăn uống với hạt chia thì có thể yên tâm cho bé sử dụng loại hạt bổ dưỡng này.
4.2. Chú ý khi mua Hạt chia cho bé
Sức khỏe của bé khá nhạy cảm vì vậy chất lượng thực phẩm dành cho bé là cực kì quan trọng. Khi chọn mua hạt chia cho bé ăn, các anh chị cần lưu ý mua những sản phẩm chất lượng ở các siêu thị lớn, cơ sở kinh doanh uy tín, các thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng.
Trên thị trường có rất nhiều người vì tăng lợi nhuận mà bất chấp sử dụng hạt chia giả, loại hạt có nguồn gốc không rõ ràng trà trộn. Nhiều người tiết kiệm chi phí còn trộn lẫn hạt é và hạt chia, mặc dù hạt é vẫn rất tốt cho cơ thể nhưng thực trạng này gây ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của hạt chia và lòng tin của khách hàng.
Có thể các anh chị sẽ quan tâm: So sánh Hạt chia và Hạt É l Cách phân biệt hai loại hạt này
Do đó, các anh chị cần đặc biệt sáng suốt và cẩn thận trong khâu chọn lựa thực phẩm cho trẻ nhé. Vì sức khỏe của con là trên hết!
Tôi cho rằng, hiếm có nguồn dinh dưỡng nào lại đem đến nhiều giá trị sức khỏe cho trẻ như hạt chia. Hạt chia đồng hành cùng trẻ từ trong bụng mẹ cho đến chặng đường phát triển sau này, cung cấp dưỡng chất qua các bữa ăn.
Giá trị mà loại hạt này đem lại hoàn toàn xứng đáng với giá thành. Nếu so với nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ thì hạt chia ở một phân khúc thấp hơn rất nhiều nhưng nguồn dinh dưỡng mà nó đem lại hoàn toàn không kém cạnh. Do đó, tôi tin rằng hạt chia là một lựa chọn hoàn hảo dành cho các bé.
Cám ơn các anh chị đã tham khảo kiến thức của tôi, hi vọng qua bài viết này các anh chị đã có thể yên tâm về cách chế biến hạt chia cho bé. Chúc cho các bé luôn ngoan và khỏe mạnh!
Thanks for your reading !from Hạt Điều Bác Tâm with ♥
Từ khóa » Tác Dụng Của Hạt Chia Với Trẻ Nhỏ
-
Hạt Chia Có Tác Dụng Gì? Có Thể Dùng để Nấu Cháo Cho Bé? | Vinmec
-
Tác Dụng Của Hạt Chia Dành Cho Trẻ Em
-
Công Dụng Và Cách Dùng Hạt Chia Cho Bé ăn Dặm Chuẩn Nhất
-
Công Dụng Thực Sự Của Hạt Chia Với Trẻ Nhỏ Có Tốt Như Ta Vẫn Tưởng?
-
Hạt Chia Cho Bé: Dùng đúng, Hiệu Quả Mới Cao! - MarryBaby
-
Tác Dụng Của Hạt Chia Với Trẻ Nhỏ Vấn Đề Nhiều Mẹ Quan Tâm
-
Hạt Chia Và Bí Quyết Trị Táo Bón Cho Trẻ Cực Đơn Giản - Meiji
-
Bé Mấy Tháng ăn được Hạt Chia? - 5 Cách Chế Biến Cực Hấp Dẫn
-
8+ Công Dụng Của Hạt Chia Cho Bé Mà Cha Mẹ Nên Biết
-
Hạt Chia Dùng Cho Trẻ Em Có được Không - THÔNG TIN QUAN TRỌNG
-
Lợi ích Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Hạt Chia đối Với Trẻ Nhỏ
-
Hạt Chia Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Hạt Chia Mỗi Ngày
-
Công Dụng Của Hạt Chia đối Với Sức Khỏe Trẻ Nhỏ Mẹ Không Nên Bỏ ...
-
Công Dụng Của Hạt Chia đối Với Trẻ Em Mẹ Nên Biết - BabyFood