Trẻ Nổi Mẩn đỏ ở Chân Có Phải Là Bệnh Không? Lưu Ngay 5 Bệnh ...

Đối với sự phát triển của trẻ nhỏ chỉ một dấu hiệu bất thường xuất hiện trên cơ thể bé cũng khiến mẹ lo lắng. Trẻ nổi mẩn đỏ ở chân có phải là bệnh không? Đó là dấu hiệu của bệnh gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Diệp An Nhi để nhận biết đúng bệnh bé nhà mình mắc phải.

Trẻ nổi mẩn đỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân tay cũng có thể là do mắc tay chân miệng. Các nốt mẩn đỏ từ phẳng chuyển thành nổi bóng nước trên da ở nhiều vùng cơ thể từ tay, chân, miệng, trong má, mông, xung quanh hậu môn. Bóng nước có thể vỡ ra khiến bé đau đớn. Các bóng nước sẽ biến mất trong thời gian điều trị từ 1 – 2 tuần.

Bệnh tay chân miệng là bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng số lượng người bị đặc biệt tăng vào 2 thời điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 -12.

Về cơ bản bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần nếu sức đề kháng của trẻ tốt. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là giai đoạn đầu bé sẽ bị các dấu hiệu như cảm cúm khi mới phát bệnh từ mệt mỏi, đau họng, sốt. Khoảng 2 – 3 ngày sau các dấu hiệu bệnh tay chân miệng mới bắt đầu rõ ràng.

Trẻ nổi mẩn đỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay
Trẻ nổi mẩn đỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay

Trong giai đoạn đầu chớm bệnh có thể mẹ sẽ không phát hiện ra biểu hiện bệnh mà bé mắc phải nên mẹ có thể quan sát nếu thấy dấu hiệu bé sốt không ngừng và bỏ ăn thì hãy đưa bé đi viện hoặc đến bác sĩ chuyên khoa thường khám cho bé để có được sự thăm khám và tư vấn tốt nhất. Trong giai đoạn bé phát bệnh, khi sốt bố mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc hạ sốt dạng lỏng, ăn và uống các thức ăn dễ tiêu hoá, nuốt. Tắm rửa sạch cho bé hàng ngày, có thể sử dụng các loại nước tắm thảo dược có khả năng kháng khuẩn như Diệp An Nhi để giúp bé thoải mái.

Thuỷ đậu

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay và toàn thân cũng là dấu hiệu khi bị thuỷ đậu. Trẻ bị thuỷ đậu sau 10 – 20 ngày ủ bệnh sẽ bắt đầu phát bệnh. Các dấu hiệu nhận biết bệnh như phát ban đỏ, nổi nốt ở khắp cơ thể, sốt, mệt mỏi, có thể bị viêm họng hoặc nổi hạch sau tai. Người bị thuỷ đậu có thể sau 2 tuần điều trị tại nhà sẽ tự khỏi mà không cần nhờ đến bác sĩ. Tuy nhiên do thuỷ đậu có hiện tượng sốt nên cũng có thể gây nên các biến chứng ngoài mong muốn.

Thuỷ đậu ở trẻ em
Thuỷ đậu ở trẻ em

Các nốt ban đỏ khi bị thuỷ đậu sẽ phát triển theo giai đoạn từ ban đỏ – mụn nước tròn (có thể mụn nước chứa mủ) – bong vảy – sẹọ rỗ (nếu không biết cách chăm sóc thích hợp).

Điều trị thuỷ đậu tại nhà ngoài cách chăm sóc các mụn nước để tránh bị mưng mủ, vỡ mụn thì nên chú ý đến chế độ ăn của bé. Tránh các thực phẩm gây nóng để hạn chế ngứa ngáy, bổ sung vitamin và khoáng chất để làm tăng đề kháng và ăn các loại thực phẩm giúp phục hồi da nhanh chóng.

Ban đỏ nhiễm độc

Ban đỏ nhiễm độc cũng có biểu hiện khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân. Triệu chứng của ban đỏ nhiễm độc là ban thường xuất hiện dưới dạng chấm, hạt, mụn phỏng, mụn mủ trên nền da đỏ. Trong những trường hợp nặng, xuất hiện các hạt hoặc mụn phỏng màu vàng nhạt, trắng trên nền đỏ. Khoảng 10% bệnh nhi có mụn mủ với đường kính 2-4 mm. Ban thường nổi không đều thường nổi ở mặt, trên người, chân, tay. Lưu ý là ban hiếm thấy nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hay miệng.

Ban đỏ nhiễm độc cũng có biểu hiện khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân
Ban đỏ nhiễm độc cũng có biểu hiện khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân

Hiện không có thuốc điều trị ban đỏ nhiễm độc mà do cơ thể bé tăng sức đề kháng và tự sản sinh ra chất tiêu diệt vi rút gây nên bệnh này. Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân khác nhau với những triệu chứng khác nhau để có hướng dùng thuốc khác nhau như:

  • Trẻ có sốt cao liên tục: cho uống thuốc hạ sốt.
  • Ban đỏ nhiều, ngứa: cho trẻ uống kháng histamin.
  • Nếu có dấu hiệu của nhiễm trùng nhiễm khuẩn: cho trẻ dùng kháng sinh.

Bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân do muỗi đốt

Bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân có thể do muỗi đốt. Thông thường khi các vết muỗi đốt nếu máu thuộc dạng máu độc sẽ rất dễ bị sưng tấy và gây ngứa ngáy khó chịu cho bé con. Giải pháp tức thời sau khi con bị muỗi đốt là sử dụng các loại thuốc bôi trị côn trùng cắn cho bé. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trị côn trùng cắn như muỗi, rĩn dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tác dụng giảm sưng. Vết đỏ do muỗi đốt sẽ biến mất trong khoảng từ 5 – 7 ngày.

Bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân do muỗi đốt
Bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân do muỗi đốt

Ngoài ra có một số biện pháp chống muỗi mà mẹ có thể áp dụng:

  • Phun thuốc diệt muỗi định kỳ
  • Khi bé ngủ hãy mắc màn cho bé
  • Phòng kín nên sử dụng đèn bắt muỗi hoặc đuổi muỗi
  • Sử dụng rèm chống muỗi ở các khu vực như ban công để tránh việc muỗi bay vào nhà
  • Vệ sinh nhà cửa gọn gàng sạch sẽ để tránh sự sinh sôi của muỗi

Ghẻ lở

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân và có mủ cũng có thể do bị ghẻ nước. Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da khá phổ biến. Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ.

Trẻ nổi mẩn đỏ do ghẻ
Trẻ nổi mẩn đỏ do ghẻ

Dấu hiệu nhận biết khi bị ghẻ là ngứa dữ dội (đặc biệt là về đêm), phát ban trên da và có các mụn nước nhỏ. Giai đoạn đầu của bệnh ghẻ thường là dấu hiệu mẩn đỏ như muỗi đốt hoặc mụn trứng cá nên bệnh rất dễ nhầm với các bệnh khác. Ghẻ tuy là bệnh dễ lây nhưng cũng có thể điều trị nhanh chóng bằng các loại kem bôi da để diệt ghẻ và trứng ghẻ. Bổ sung thêm một số loại thuốc giảm ngứa và kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn trong ổ ghẻ cùng một số biện pháp phòng chống thông thường như tắm rửa thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân có phải là bệnh hay không? Hy vọng qua bài viết này các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trang bị để có thể giúp bé con có một làn da khoẻ mạnh.

Từ khóa » Nổi Chấm đỏ Trên Da Và Ngứa ở Trẻ Em