Trẻ Quấy Khóc Bỏ Bú: Giúp Mẹ Tìm Nguyên Nhân Và Biện Pháp

Trẻ quấy khóc bỏ bú là hiện tượng xảy ra đối với hầu hết trẻ em trong những năm tháng đầu đời. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng các bậc phụ huynh cần có kiến thức để phân biệt được khi nào trẻ quấy khóc, bỏ bú là bất thường và những tác nhân nào gây ra hiện tượng trên. từ đó, cha mẹ biết cách khắc phục hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho con yêu.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Đâu là hiện tượng trẻ quấy khóc bỏ bú bất thường?
  • 2. Điểm mặt các nguyên nhân chủ yếu khiến bé bỏ bú
    • 2.1 Cơ thể trẻ đang thay đổi sinh lý
    • 2.2 Vấn đề về bệnh lý khiến trẻ quấy khóc bỏ bú đột ngột
    • 2.3 Trẻ quấy khóc bỏ bú vì mẹ cho uống sữa công thức
    • 2.4 Trẻ không có tâm lý thoải mái khi bú
  • 3. Một số lời khuyên dành cho mẹ khi trẻ quấy khóc

1. Đâu là hiện tượng trẻ quấy khóc bỏ bú bất thường?

Trẻ quấy khóc, bỏ bú do sinh lý bình thường thường diễn ra trong 1-2 ngày và không có biểu hiện gì đặc biệt kèm theo. Ngược lại, khi bé quấy khóc được cho là bất thường sẽ có những dấu hiệu điển hình như sau:

– Trẻ thường giật mình, hoảng sợ và hay khóc thét,… khi ngủ.

– Trẻ quấy khóc dai dẳng hơn,  trung bình mỗi ngày kéo dài hơn ba giờ và thường khóc vào buổi tối.

– Trẻ không chịu bú, bú ít, bú vào hay nôn trớ, khó chịu, bứt rứt trong người.

– Hiện tượng này xảy ra liên tục trong vòng 3-4 tuần mà không rõ nguyên nhân bố mẹ hãy đưa con đến chuyên khoa Nhi để được thăm khám và điều trị kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.

Mẹ cần chú ý khi trẻ thường giật mình, hoảng sợ và hay khóc thét,... khi ngủ.

Mẹ cần chú ý khi trẻ thường giật mình, hoảng sợ và hay khóc thét,… khi ngủ.

2. Điểm mặt các nguyên nhân chủ yếu khiến bé bỏ bú

2.1 Cơ thể trẻ đang thay đổi sinh lý

Cơ thể trẻ em phát triển liên tục và rất nhạy cảm Do đó, khi có những thay đổi về thể chất có thể khiến bé khó chịu. Hoạt động não bộ của bé tăng lên sẽ cản trở thói quen bú hàng ngày của bé.

Điển hình khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng trẻ quấy khóc nhiều hơn, bỏ bú thường xuyên hơn. Bởi vì trong thời gian này, nướu răng của trẻ bị đau và hành động bú mẹ khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu.

2.2 Vấn đề về bệnh lý khiến trẻ quấy khóc bỏ bú đột ngột

Nếu hiện tượng trẻ bú ít và hay khóc khi bú xảy ra đột ngột thì mẹ nên kiểm tra xem con có đang gặp vấn đề bệnh lý gì không. Các bệnh lý hay gặp ở trẻ giai đoạn này điển hình là nhiệt miệng, đau họng, ngạt mũi, có đờm, viêm tai giữa, thân nhiệt cao…

Ngoài ra còn có bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng xảy ra khá phổ biến mà mẹ cần lưu tâm.

Khi có bệnh trong người, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và trẻ quấy khóc, gắt gỏng khi bú là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, mẹ cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý làm com cảm thấy khó chịu, ít bú hơn

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý làm com cảm thấy khó chịu, ít bú hơn

2.3 Trẻ quấy khóc bỏ bú vì mẹ cho uống sữa công thức

Sữa công thức cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến bé bú ít hơn, và hay khóc khi bú. Bởi vì sữa công thức thường chảy nhiều hơn sữa mẹ, khi bé bắt đầu quen với sữa công thức đồng nghĩa với việc dần ít bú sữa mẹ hơn.

2.4 Trẻ không có tâm lý thoải mái khi bú

Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể cảm thấy không thoải mái với các tư thế bú mẹ cũ. Chính vì thế, các bà mẹ hãy thử thay đổi tư thế bú sao cho con cảm thấy dễ chịu và phù hợp với sự phát triển của trẻ.

3. Một số lời khuyên dành cho mẹ khi trẻ quấy khóc

Dưới đây là một số lời khuyên giúp mẹ han chế tình trạng trẻ quấy khóc, bỏ bú thường xuyên:

– Thay đổi không khí cho trẻ: mẹ có thể đưa trẻ đi lại quanh nhà, khu vực sống để thay đổi không khí cho bé.

– Cho bé bú trong phòng có ánh sáng nhẹ để kích thích sự quan sát của bé. Từ đó, bé bị phân tâm mà bú ngoan hơn.

– Đổi ngực khi cho con bú: đây là một trong mẹo khá hiệu quả giúp bé đỡ quấy khóc khi bú mẹ hơn.

– Mẹ nên hạn chế dùng sữa công thức khi bé chưa được 6 tháng tuổi. Nếu bé không bú, các mẹ hãy thử vắt sữa ra bình cho bé.

– Thay đổi tư thế bú cho bé: đôi khi trẻ khóc, không chịu bú có thể là do cảm thấy khó chịu với một tư thế bú. Mẹ hãy khắc phục bằng cách thay đổi những tư thế cho bú khác nhau để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Mẹ có thể thay đổi tư thế bú để khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc bỏ bú

Mẹ có thể thay đổi tư thế bú để khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc bỏ bú

– Mẹ nên xoa bóp ngực để điều chỉnh lượng sữa chảy ra cho phù hợp. Vì nếu sữa mẹ chảy ra quá nhiều sẽ khiến bé không kịp nuốt. Ngược lại, nếu sữa chảy quá ít, bé không mút được, dẫn tới quấy khóc khi bú. Vì vậy, mẹ nên xoa bóp vú trước khi cho con bú đồng thời dùng tay bóp nhẹ để giữ dòng sữa được ổn định.

– Khi bé đã no, các mẹ tuyệt đối không nên ép con bú tiếp. Cách tốt nhất là mẹ cho trẻ ăn ngủ đúng giờ, sinh hoạt một cách khoa học. Nếu bé đã bú quen theo thời gian biểu cố định thì mẹ sẽ biết thời gian nào con đã đói để cho bú.

– Vỗ lưng cho bé ợ hơi: đây là một trong những cách cho trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn rất nhiều.

– Mẹ tiếp xúc da kề da với con nhiều hơn: việc này được các bác sĩ cho rằng đây là cách xoa dịu hữu hiệu nhất cảm giác khó chịu của trẻ khi bú mẹ. Khi bé quấy khóc, mẹ hãy thử dùng tay vuốt má, ôm ấp, dỗ dành bé, có thể hát ru nhẹ nhàng cho bé nín khóc.

– Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm và massage nhẹ nhàng để bé thấy thoải mái và dễ chịu, giảm quấy khóc. Việc này còn hỗ trợ quá trình lưu thông máu ở trẻ rất hiệu quả.

Khi trẻ quấy khóc, bỏ bú mẹ không nên quá lo lắng mà tự tìm các biện pháp khắc phục được truyền miệng chưa được kiểm chứng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. việc ba mẹ cần làm khi gặp tình trạng này là kiên nhẫn quan sát con trong một vài ngày nếu không có tiến triển tốt hơn thì tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi để có những giải pháp an toàn nhất cho con yêu của mình.

Từ khóa » Cách Bé Bỏ Bú Mẹ