Trẻ Sơ Sinh Bị Hói Đầu, Trán Phải Làm Sao? Cách Chữa đơn Giản

Trẻ sơ sinh bị hói đầu, ít tóc nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, do đặt bé nằm trên giường quá nhiều, chế độ dinh dưỡng cho bé không hợp lý, do bé bị còi xương. 4 Cách điều trị bệnh hói đầu ở trẻ là: bổ sung đủ dưỡng chất ngay từ khi mang thai, lựa chọn cho trẻ chỗ nằm thoáng, nhiệt độ phù hợp, cho trẻ ăn trước khi ngủ, tránh khóc đêm, không cạo tóc hoặc cắt tóc cho trẻ quá thường xuyên.

  • I – Bé bị ít tóc liệu có bị hói đầu/ hói trán?
  • II – Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hói đầu / hói vành khăn
    • 1. Yếu tố di truyền
    • 2. Do yếu tố khách quan
    • 3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
    • 4. Trẻ bị hói vành khăn có phải do còi xương?
  • III – Trẻ sơ sinh bị hói đầu phải làm sao?
    • 1. Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân bằng
    • 2. Tạo cho bé thói quen ngủ phù hợp
    • 3. Lựa chọn thời điểm phơi nắng cho trẻ thích hợp
    • 4. Bổ sung độ ầm cho da đầu của em bé
  • IV – Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hói trán/ đầu
    • #1 Bổ sung đủ dưỡng chất ngay từ khi mang thai
    • #2 Lựa chọn cho trẻ chỗ nằm thoáng, nhiệt độ phù hợp
    • #3 Cho trẻ ăn trước khi ngủ, tránh khóc đêm
    • #4 Không cạo tóc hoặc cắt tóc cho trẻ thường xuyên

I – Bé bị ít tóc liệu có bị hói đầu/ hói trán?

Trẻ sơ sinh khi ra đời hầu như đều có mái tóc dày, tuy vậy cũng có những trường hợp ít tóc hoặc thậm chí trông giống không có tóc.

Chính điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng bé ít tóc có phải là biểu hiện của việc bị hói đầu hay không. Hói đầu là việc mất tóc trên diện rộng, được chia thành 2 dạng gồm hói đầu lan tỏa và hói từng mảng.

Thông thường, tình trạng này chỉ gặp ở độ tuổi ngoài 50. Tuy vậy, cũng có rất nhiều trường hợp có thể bị hói khi còn rất trẻ. Liệu rằng bé ít tóc có phải bị hói?

trẻ sơ sinh bị hói trán

Tình trạng hói đầu, tóc thưa ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến

BÉ ÍT TÓC PHẢI LÀM SAO???

Nhanh tay click để nhận mức phí ưu đãi sập sàn !

đăng ký tư vấn

Xem thêm: Rụng tóc nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong quá trình phát triển, tóc của cả bé gái và trai đều có thể mọc dài, dày hoặc rụng bớt, mỏng đi phụ thuộc trên nhiều yếu tố.

Tình trạng đầu em bé ít tóc hoặc vùng trán, vành khăn thưa tóc được đánh giá là hiện tượng bình thường và có thể cải thiện.

Cùng với đó, tình trạng trẻ sơ sinh bị hói đầu thường không gây hại sức khỏe và hầu hết các trẻ dưới 6 tháng đều gặp phải.

Đặc biệt tình trạng ít tóc, hói đầu ở trẻ có thể sẽ được cải thiện theo thời gian. Tuy vậy, vẫn sẽ có những trường hợp trẻ phải sống chung với tình trạng hói, ít tóc cho tới khi trưởng thành.

Do vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục tình trạng này triệt để nhất.

II – Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hói đầu / hói vành khăn

Theo đánh giá của các chuyên gia, trẻ bị hói đầu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân có thể gặp phải.

1. Yếu tố di truyền

Thông thường, trường hợp hói đầu sẽ liên quan tới vấn đề di truyền. Điều này có nghĩa nếu trong gia đình bạn có người bị hói thì nguy cơ cao trẻ sinh ra cũng gặp tình trạng này.

2. Do yếu tố khách quan

Phần lớn trẻ nhỏ đều được nằm trên giường, đầu và gối tiếp xúc trực tiếp dễ gây mồ hôi làm trẻ ngứa ngáy và cựa nhiều.

Chính điều này khiến trẻ dễ gặp tình trạng hói vành khăn cũng như tóc mọc thưa hơn bình thường. Ngoài ra, việc dùng gối đầu cứng cũng là tác nhân có thể dẫn tới việc hói đầu ở trẻ sơ sinh.

bé ít tóc

Việc nằm gối lệch hoặc quá cứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hói tóc

3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai không đủ chất cũng là tác nhân khiến tóc của trẻ mọc thưa hơn. Ngoài  ra, nhiều phụ huynh còn băn khoăn rằng, trẻ bị hói có phải là do thiếu caxi hay không.

Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, trẻ thiếu caxi có biểu hiện tóc thưa, hói đầu. Thế nhưng, chưa chắc trẻ bị hói đầu đã là do thiếu canxi.

Dù là nguyên nhân do đâu, phụ huynh cũng nên bổ sung đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để tránh tình trạng thiếu chất ở trẻ.

4. Trẻ bị hói vành khăn có phải do còi xương?

Theo đánh giá của các chuyên gia, còi xương là hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng. Nguyên nhân do thiếu vitamin D làm giảm hấp thu canxi, phốt pho.

Ngoài biểu hiện hói đầu thì chứng còi xương còn có thể làm sắc mặt nhợt nhạt, trẻ dễ bị thức giấc, khóc đem, răng mọc nhỏ và xỉn màu,…

III – Trẻ sơ sinh bị hói đầu phải làm sao?

Tóc bé bị hói phải xử lý như thế nào là một trong những băn khoăn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Theo đó, nếu trẻ nhỏ gặp tình trạng này, các bạn có thể khắc phục như sau:

1. Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân bằng

Nếu trẻ gặp tình trạng hói tóc, các bạn có thể mang bé đi kiểm tra canxi. Trường hợp thiếu canxi, các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung lượng cần thiết.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hàng ngày, các bạn có thể cho trẻ ăn thêm tô, rau xanh, sữa,…để cung cấp dưỡng chất, giúp tóc mọc tốt hơn.

trẻ bị hói đầu

Tạo cho bé thói quen ngủ thích hợp để tránh tình trạng bị hói vành khăn

Xem thêm: Rụng tóc sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

2. Tạo cho bé thói quen ngủ phù hợp

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hói trán, hói vành khăn là do thói quen ngủ hoặc hay dụi đầu.

Thông thường, tình trạng này sẽ mât khi em bé lớn và thay đổi tư thế ngủ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể can thiệp, giúp bé có được thói quen ngủ thích hợp nhất để giảm thiểu tình trạng này.

3. Lựa chọn thời điểm phơi nắng cho trẻ thích hợp

Một trong những nguyên nhân gây ít tóc ở trẻ là thiếu hụt vitamin D, khiến canxi và phốt pho không được hấp thụ.

Theo đó, cha mẹ nên dành thời gian khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm ( 6 – 9 giờ sáng) để phơi nắng cho trẻ.

Việc làm này sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D tốt hơn, giúp hạn chế tình trạng còi xương và mọc tóc tốt hơn.

trẻ em bị hói đầu

Nên cho trẻ phơi nắng thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh và kích thích mọc tóc

4. Bổ sung độ ầm cho da đầu của em bé

Các bạn có thể lấy dầu oliu massage lên da đầu của trẻ rồi gội lại với dầu gội dành cho bé. Điều này sẽ giúp cấp ẩm, kích thích tóc mọc tốt hơn.

IV – Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hói trán/ đầu

Với những nguyên nhân nêu trên, các phụ huynh hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị hói đầu. Cụ thể:

#1 Bổ sung đủ dưỡng chất ngay từ khi mang thai

Việc bổ sung dưỡng chất trong quá trình mang thai là vấn đề vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng cho trẻ và ngừa tóc thưa vô cùng hiệu quả.

#2 Lựa chọn cho trẻ chỗ nằm thoáng, nhiệt độ phù hợp

Một chỗ nằm thoáng, gối nằm mềm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, giảm thiểu tình trạng đổ mồ hôi, khó chịu.

trẻ sơ sinh bị hói đầu phải làm sao

Phụ huynh nên mát xa cho trẻ để kích thích tóc mọc tốt hơn

Theo đó, phụ huynh hãy chọn nơi thoáng, nhiệt độ phù hợp và luôn giữ chỗ của trẻ khô thoáng. Cùng với đó, nên trang bị cho bé những chiếc gối mềm, giúp đầu của trẻ thoải mái, tránh tình trạng ma sát lớn giữa đầu và tóc.

#3 Cho trẻ ăn trước khi ngủ, tránh khóc đêm

Trường hợp bé không thoải mái khi ngủ hoặc thức đêm nhiều có thể gây hói đầu. Do đó, các bạn cần cho trẻ ăn trước khi ngủ để tránh việc trẻ quấy khóc, thức đêm vì đói.

Cùng với đó, cho trẻ mặc đồ thoải mái, giúp giấc ngủ tốt hơn. Điều này cũng giúp tình trạng hói được cải thiện đáng kể.

#4 Không cạo tóc hoặc cắt tóc cho trẻ thường xuyên

Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên cạo hay cắt tóc cho trẻ quá nhiều. Thay vào đó, chải  nhẹ và massage đầu nhẹ nhàng để kích thích vùng tóc mọc tốt hơn.

Hi vọng với những thông tin về trẻ sơ sinh bị hói đầu nêu trên sẽ giúp các phụ huynh có thể phòng ngừa và khắc phục cho trẻ tốt nhất.

bé bị hói đầu

Trường hợp trưởng thành nếu tình trạng hói đầu không hết cần can thiệp công nghệ cao để  khắc phục

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải PhòngThanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh HóaNghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. VinhĐà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà NẵngBuôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma ThuộtBình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình DươngCần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Gửi xếp hạng

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Từ khóa » Tóc Mọc Không đều ở Trẻ Sơ Sinh