Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Da đầu, Mẹ Phải Làm Sao? - Kem Em Bé
Có thể bạn quan tâm
Đừng tưởng chỉ người lớn mới bị phiền toái bởi triệu chứng khô và ngứa da đầu, hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô đầu cũng vô cùng phổ biến. Vậy nguyên nhân triệu chứng này vì sao, cách phòng và trị thế nào, mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé!
1. Điểm mặt 3 “kẻ thù” khiến trẻ sơ sinh bị khô da đầu
Da nhạy cảm và mỏng manh, chỉ bằng 1/5 lần da người lớn là nguyên nhân của hầu hết các hiện tượng da liễu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh bị khô da đầu ngoài vì nguyên nhân trên cũng có thể xuất phát từ một số lí do thông thường sau:
– Mẹ không đội mũ cho trẻ dưới trời nắng nóng khiến làn da dầu bị tác động của ánh nắng, khiến da đầu bé bị khô, sinh ra lớp vảy trắng trên da dầu – chúng ta thường gọi là gầu.
– Mẹ sử dụng nhiều dầu gội chứa hóa chất cho trẻ và không tráng lại kỹ bằng nước sạch sau khi gội. Những mảng dầu gội còn sót lại trên da dầu sẽ khô đi và tạo thành vảy trên đầu, đồng thời cũng gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da đầu.
– Thói quen đội mũ quá nhiều cho trẻ, đội cả ngày cả đêm cũng là nguyên nhân khiến da đầu bí bách dẫn tới ra mồ hôi và tạo thành các mảng trắng trên đầu như trẻ sơ sinh bị khô da đầu đấy.
2. 3 bước nhanh-gọn-nhẹ mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh bị khô da đầu
Đối với trường hợp gầu thông thường, mẹ chỉ cần thực hiện các bước sau có thể khiến da trẻ không bị khô ngứa nữa mà trở lại bình thường:
– Không sử dụng dầu gội hóa chất gội cho trẻ. Thay vào đó, mẹ có thể dùng các bài thuốc từ thiên nhiên: Bồ kết, dấm táo, hoa cúc, hương nhu… để gội đầu cho trẻ. Mẹ lưu ý sau khi đun nước gội đầu nên pha loãng để tránh gây xót đầu cho trẻ.
– Trước khi gội đầu cho trẻ, mẹ nên dùng lược nhỏ, mềm chải đầu để giúp các vảy gầu trên đầu rụng. Như vậy, khi gội đầu lớp gầu trên đầu sẽ bong nhanh hơn thuận lợi cho quá trình hồi phục của trẻ sơ sinh bị khô da đầu đấy
– Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số dầu gội trị gầu dành riêng cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng dầu gội trị gầu hoặc sử dụng dầu gội trị gầu cho người lớn cho trẻ.
3. Khi nào trẻ sơ sinh bị khô da đầu cần được đưa đến bác sĩ?
Đó là lúc các vảy ngứa bong tróc do da đầu bị khô trở nên nguy hiểm với trẻ. Vậy, khi nào gầu trở nên nguy hiểm với trẻ?
Nếu các mảng bám và vảy trắng trên đầu trẻ có màu trắng thì nó không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu gầu có màu đỏ hoặc màu nâu khác thường hoặc các mảng bám trên da đầu thường tạo thành hình tròn, nơi mảng bám bị rụng tóc, gây ngứa, đỏ, sưng tấy thì hiện tượng này không chỉ còn đơn thuần là hiện tượng sinh lý trẻ sơ sinh bị khô da đầu mà đã trở thành bệnh lý ( nấm đầu), trẻ cần được đưa đến bác sĩ ngay lập tức bố mẹ nhé!
Từ khóa » Da đầu Bé Bị Khô Ngứa
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Da đầu: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - VietSkin
-
Cảnh Giác Viêm Da đầu ở Trẻ Bị Viêm Da Cơ địa - Vinmec
-
Cách Trị Bệnh Khô Da đầu ở Trẻ - VnExpress Sức Khỏe
-
Nguyên Nhân Và Cách Ngăn Ngừa Khô Da ở Trẻ Sơ Sinh đúng Cách
-
Viêm Da đầu ở Trẻ Em Và Những điều Cha Mẹ Cần Biết - BookingCare
-
Top 10 Giải Pháp Trị Da đầu Bị Khô Và Ngứa Triệt để - Hello Bacsi
-
Trẻ Bị Ngứa Da Đầu Và Cách Mẹ Việt Trị Dứt Điểm - Meviet
-
Những Nguyên Nhân Gây Ngứa Da đầu Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Làm Thế Nào để Trị Da đầu Khô ở Trẻ Em? - Blog 30Shine
-
Phải Làm Gì Khi Trẻ Bị Viêm Da đầu? - Thuốc Dân Tộc
-
Bé Bị Viêm Da Dị ứng Cần Làm Gì để Cải Thiện?
-
Bật Mí Loại Dầu Gội Trị Ngứa Da đầu Cho Bé An Toàn Và Hiệu Quả
-
Da đầu Bé Có Vảy Trắng Là Bệnh Gì? - Bột Tắm Trẻ Em Nhân Hưng