Trẻ Sơ Sinh Bị Khô Môi Báo Hiệu Tình Trạng Sức Khỏe Như Nào?

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Trẻ em - Nhi - Sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị khô môi báo hiệu tình trạng sức khỏe như nào?

Nguyễn Thu Hà

17-03-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

Trẻ sơ sinh bị khô môi không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khởi phát tình trạng này như thói quen liếm môi, dị ứng, thiếu nước hay thiếu dinh dưỡng. Khi bé bị khô môi, cha mẹ áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời để giảm bớt cảm giác khó chịu cho trẻ.

  • Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

  • 7 Kỹ Năng Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bố Mẹ Nhất Định Phải Biết

  • Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Nội dung chính
  • Hiện tượng khô môi ở trẻ sơ sinh
  • Nguyên nhân gây nên tình trạng khô môi ở bé sơ sinh
  • Ba mẹ cần làm gì khi con bị khô môi
  • Biện pháp phòng tránh hiện tượng khô môi ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng khô môi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị khô môi là hiện tượng môi của trẻ bị bong tróc, thô ráp. Thậm chí, trong trường hợp nặng, môi bé còn bị nứt, ứa máu mỗi khi bé khóc, cười hay dùng tay để gãi.

Thời tiết thay đổi sẽ khiến nhiệt độ và độ ẩm thay đổi làm cho làn da, nhất là da trẻ sơ sinh bị tác động nhiều. Mặt khác, độ ẩm trên da trẻ sơ sinh có được là từ sữa nên môi bé sẽ khô hơn người lớn và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố xung quanh. 

Môi trẻ sơ sinh bị khô có thể xuất phát từ thói quen thường xuyên liếm môiMôi trẻ sơ sinh bị khô có thể xuất phát từ thói quen thường xuyên liếm môi

Phản ứng với yếu tố dị ứng khiến trẻ sơ sinh bị khô môi

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô môi còn do bé có làn da nhạy cảm. Điều này khiến da dễ phản ứng với nhiều loại kem dưỡng da hoặc thậm chí trẻ dị ứng ngay cả với chất liệu của quần áo mà con đang mặc. Nên nếu hôn bé trong khi bạn có thoa son, trang điểm có thể khiến bé bị phát ban và gây ra hiện tượng khô hoặc nứt nẻ môi. Ngoài ra, vải, khăn ướt cũng có nguy cơ gây ra các kích ứng tương tự.

Thiếu chất dinh dưỡng

Tình trạng đôi môi nứt nẻ là một dấu hiệu khác cho thấy chế độ dinh dưỡng hiện tại của bé là không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu một đứa trẻ sơ sinh được chẩn đoán có hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định trong cơ thể thấp hơn, đôi môi của bé sẽ không giữ được độ ẩm. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể trẻ có hệ miễn dịch kém. Nếu nghi ngờ, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra đầy đủ. 

Trẻ sơ sinh bị khô da do tác dụng phụ của thuốc

Trẻ sơ sinh bị khô môi còn là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Do vậy, nếu bé đang mắc bệnh, bạn có thể thảo luận về những tình trạng mà con dễ gặp phải khi sử dụng thuốc. Điều này giúp bác sĩ có hướng điều chỉnh thích hợp

Trẻ bị khô môi do thiếu nước

Khi trẻ không uống đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ sơ sinh có thể bị mất nước. Đặc biệt vào trời mùa hè, nắng nóng, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để tránh hiện tượng thiếu nước. Các dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh bao gồm: Da khô, nứt nẻ, thóp đầu bị lõm, môi và lưỡi đều khô, hơi thở sâu, gấp gáp, bàn tay và bàn chân hơi lạnh, bé Khóc nhưng không có nước mắt. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, mẹ nên đưa con đến bác sĩ ngay nhé. 

Mất nước khiến trẻ bị khô môi

Ngoài tình trạng thiếu nước, mất nước cũng khiến trẻ sơ sinh bị khô môi. Có 2 yếu tố gây ra nguyên nhân mất nước ở trẻ sơ sinh: một là thời tiết khô, lạnh sẽ làm độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp khiến cho môi trở nên khô cứng; thứ hai là điều kiện thời tiết cũng có thể khiến bé ra nhiều mồ hôi liên tục.

Khi thấy trẻ bị khô môi, phụ huynh hãy lấy dầu dừa bôi lên môi bé để dưỡng ẩmKhi thấy trẻ bị khô môi, phụ huynh hãy lấy dầu dừa bôi lên môi bé để dưỡng ẩm

Dùng son dưỡng môi cho trẻ

Hiện nay có những loại son dưỡng đặc biệt được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chúng được làm từ các thành phần tự nhiên dịu nhẹ và phù hợp với làn da mỏng manh của bé. Do đó, bạn có thể tìm hiểu về sản phẩm này để sử dụng cho con yêu nhé. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chọn mua cho bé yêu dùng nhé. 

Sử dụng Vaseline cho trẻ

Vaseline là loại sáp được làm từ lanolin, có tác dụng dưỡng ẩm mạnh mẽ cho đôi môi nhỏ bé của trẻ, giúp chữa lành vết nứt nhanh hơn. Ngoài ra, thành phần này rất lành tính cũng như tương đối an toàn, ngay cả khi bé yêu liếm hoặc nuốt phải. Cách sử dụng là mẹ rửa tay sạch, quệt một ít sáp lên ngón tay rồi thoa nhẹ nhàng lên đôi môi của trẻ. Mẹ hãy thử sử dụng loại sáp này vào ban đêm khi bé ngủ để sản phẩm giữ được lâu hơn và đủ thời gian cần thiết cho quá trình chữa lành. 

Giữ độ ẩm phòng ngủ hợp lý

Mẹ nên giữ ấm cho bé nếu phòng ngủ sử dụng máy lạnh và nhiệt độ của điều hòa nên để trong mức phù hợp từ 25 - 27 độ C. Nhiệt độ quá lạnh có thể nhanh chóng làm khô đôi môi nhạy cảm của trẻ sơ sinh. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm sẽ hỗ trợ tăng độ ẩm trong khu vực sinh hoạt. Việc giữ ẩm không khí ở mức vừa phải có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi. Do đó, mẹ hãy cân nhắc về việc mua và sử dụng sản phẩm này nhé. 

Từ khóa » Khi Da Trẻ Sơ Sinh Bị Khô