Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Thở Khò Khè, Phải Làm Sao | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè là như thế nào?
  • Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè
  • Một số triệu chứng đi kèm với nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
  • Phải làm sao khi trẻ thở khò khè? Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
  • Một số việc mẹ không được làm khi xử lý bé nghẹt mũi, thở khò khè
  • Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến bác sĩ?
  • Các câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè là vấn đề thường gặp khiến trẻ hay quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi, thậm chí bỏ bú. Vậy hội mẹ bỉm chúng mình nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè? Cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả trong bài viết sau nhé!

>>> Tham khảo: 

  • Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ bé nhanh khỏi
  • Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè là như thế nào?

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng tắc nghẽn khoang mũi do dịch nhầy. Dịch này sẽ tăng tiết và làm hẹp đường thở khiến cho bé cảm thấy khó thở. Trẻ sơ sinh vốn có kích thước mũi nhỏ và chưa biết tự thở bằng miệng nên khi bị nghẹt mũi sẽ rất khó chịu. Lúc này, mẹ sẽ thấy trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc, bé bú ít hoặc không muốn bú nữa.

Trẻ sơ sinh khò khè mũi có thể nhận biết bằng các biểu hiện: Trẻ chảy nước mũi, nhịp thở nhanh, khóc quấy,... Bố mẹ thường khó phát hiện trẻ nhỏ hơn 3 tuổi bị nghẹt mũi vì các triệu chứng không biểu hiện rõ ràng. Trẻ 5 tháng tuổi thường dễ bị cảm lạnh vì đây là lúc cơ thể của bé bắt đầu xây dựng khả năng miễn dịch với virus thông thường. Bên cạnh virus, còn một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị ngạt mũi khó thở..

Thở khò khè là cách thở bất thường của trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp dưới. Đường phế quản lúc này của trẻ đang có dịch nhầy dẫn đến co thắt, sưng phù nề và tắc nghẽn làm cản trở không khí lưu thông và gây khó thở, khó hô hấp. Do đó, khi thở sẽ tạo ra tiếng khò khè.

Tiếng khò khè nghe nặng nề và rõ nhất khi người lớn áp sát tai vào gần miệng khi trẻ đang thở, đặc biệt khi trẻ đang nằm im. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ thở khò khè nhưng khó phát hiện và bố mẹ cần đưa đến gặp bác sĩ để có các dụng cụ kiểm tra.

Mẹ có biết:

Trong một số trường hợp nhất định, bố mẹ có thể thấy trẻ quấy khóc và không thể ngủ nhưng không phải do nghẹt mũi, thở khò khè. Đó có thể là do trẻ không thấy thoải mái để vào giấc ngủ, do đó tã của Huggies được rất nhiều bố mẹ lựa chọn vì sự bảo đảm cho cả thời gian vận động và giấc ngủ của con. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé >> Tham khảo:

  • Sốt Phát Ban ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Mẹo Chữa, Điều Cần Biết
  • Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản mẹ có thể thực hiện tại nhà
  • Mẹo trị ho cho trẻ nhỏ: Trẻ bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?

Do trẻ hít phải mùi lạ

Tương tự như dị ứng, khứu giác trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên khi ngửi thấy một số mùi lạ như khói thuốc lá, nước hoa, nước xả vải,… sẽ kích thích quá trình phản ứng lại. Và một trong những phản ứng đó là tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi.

Viêm đường hô hấp trên cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè mũi

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm đường hô hấp trên. Các tác nhân như vi khuẩn, virus, nước ối,… xâm nhập sẽ dẫn đến viêm mũi. Khi bị viêm mũi sẽ xảy ra một số triệu chứng trong đó có nghẹt mũi.

 Bé bị dị vật trong mũi gây ngạt mũi thở khò khè

Trẻ sơ sinh có thể đưa bất kỳ vật lạ vào trong khoang mũi. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời thì tình trạng tắc mũi, nghẹt mũi và chảy máu mũi sẽ xảy ra và điều này rất nguy hiểm đối với bé. Do đó với trường hợp nguy hiểm này, mẹ cần kiểm tra và đưa bé tới bệnh viện để được hỗ trợ sớm nhất.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Một số triệu chứng đi kèm với nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè có thể kèm theo một số triệu chứng sau đây:

  • Trẻ ho sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.
  • Trẻ ho về đêm, ho khan, ho có đờm.
  • Chảy nước mắt.
  • Bé chảy máu cam, chảy máu mũi.
  • Trẻ sốt về đêm, lừ đừ, bỏ bú.
  • Mẩn đỏ, mề đay, phù quanh cánh mũi hoặc toàn thân.
  • Đôi khi có biểu hiện tím tái do khó thở, ho. Đây là trường hợp nặng, mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để chữa ho cho bé.

>>> Tham khảo:Sốt Virut ở trẻ: Dấu hiệu và chăm sóc trẻ bị sốt

Phải làm sao khi trẻ thở khò khè? Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số phương pháp làm dịu hay cách trị nghẹt mũi cho bé, rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng.

Trong thời gian đầu quan sát biểu hiện, bố mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm tại nhà cùng Huggies để tìm hiểu kỹ hơn các cách chăm sóc trẻ hiệu quả hơn. 

Dùng tăm bông làm sạch mũi của bé

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi khò khè phải làm sao? Đầu tiên, mẹ nên làm sạch mũi của trẻ bằng cách dùng bông gòn sạch thấm chút nước ấm rồi chấm và lấy hết chất nhầy trong mũi.

Nhỏ mũi của trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý

Đây là cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh được áp dụng nhiều nhất vì khá đơn giản mà lại hiệu quả. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngửa, sau đó nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi của trẻ. Mỗi lần chỉ nên nhỏ từ 1 đến 2 giọt. Tránh nhỏ quá nhiều sẽ khiến trẻ bị sặc.

Nước muối sinh lý NaCl 0,9% có tác dụng rất tốt, giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch đường hô hấp trên và giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng nước muối sinh lý vì có thể làm khô dịch mũi của trẻ. Mẹ cũng không nên tự pha nước muối và nhỏ mũi cho trẻ nhé. Vì nước muối mẹ pha không đảm bảo đúng nồng độ và rất dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Hút mũi xử lý tình trạng trẻ sơ sinh khò khè mũi

Đây là cách làm sạch mũi và trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè được hội mẹ bỉm rất ưa chuộng. Hút mũi giúp loại bỏ dịch nhầy và làm sạch mũi cho bé. Trước khi hút mũi, các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy, sẽ dễ hút hơn.

Mẹ cần lưu ý là phải vệ sinh dụng cụ hút mũi một cách sạch sẽ. Vì dụng cụ bẩn sẽ gây ra viêm nhiễm đường hô hấp trên cho trẻ, khiển tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.

Lưu ý, không nên lạm dụng phương pháp hút mũi cho bé. Chỉ nên hút 2 đến 3 lần trong ngày. Bởi vì hút mũi quá nhiều lần có thể gây kích ứng niêm mạc mũi của trẻ dẫn đến tình trạng sung huyết niêm mạc rất nguy hiểm.

>>> Tham khảo:Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hút mũi cũng là một trong những cách làm sạch mũi và trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Hút mũi cũng là một trong những cách làm sạch mũi và trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Cho trẻ sơ sinh bú nhiều bữa trong ngày

Đây là cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi được áp dụng phổ biến. Các mẹ có thể cho bé bú nhiều sữa cho trẻ sơ sinh hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm tình trạng mất nước, khô miệng, giúp bé khỏe mạnh, tăng cường đề kháng. 

Dùng tinh dầu tràm kháng khuẩn, trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Làm sao để bé hết khò khè khi ngủ? Sử dụng tinh dầu tràm để kháng khuẩn là một trong những mẹo dân gian phổ biến giúp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Tinh dầu tràm được tin rằng có khả năng ức chế vi khuẩn có hại, đồng thời hỗ trợ giảm các triệu chứng nghẹt mũi, ho, cảm lạnh. Bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu lên khăn quàng cổ, vai áo, hoặc gối để bé dễ dàng hít thở mùi hương từ tinh dầu.

Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè

Trẻ sơ sinh bị khò khè mũi phải làm sao? Điều chỉnh tư thế ngủ là một trong những cách hiệu quả trong trường bé thở khò khè có nước mũi. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn mềm, gấp lại và kê cao phần đầu của bé khi ngủ, đặc biệt trong trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè và trẻ hay vặn mình.

Cách làm này giúp nước mũi chảy xuống họng thay vì ứ đọng trong mũi, từ đó giảm tình trạng nghẹt mũi và giúp bé ngủ ngon hơn.

Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè

Mẹ có thể dùng khăn mềm gấp lại và kê cao đầu cho bé khi bé thở khò khè có nước mũi (Nguồn: Sưu tầm)

Massage mũi của trẻ

Động tác massage nhẹ bằng cách day cánh mũi sẽ giúp cho trẻ dễ thở và giảm bớt cảm giác khó chịu. Cụ thể, mẹ hãy dùng ngón tay vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ một cách nhẹ nhàng. Động tác này nên được thực hiện sau khi bạn đã nhỏ nước muối sinh lý.

massage mũi giúp trẻ đỡ nghẹt mũi

Dùng ngón tay vuốt dọc sống mũi có thể khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Chỉ dùng nước ấm khi vệ sinh cho bé sơ sinh

Bố mẹ có thể sử dụng nước ấm cho mọi hoạt động chăm sóc bé như xông hơi, tắm, chườm ấm… Hơi nước từ nước ấm có tác dụng làm giãn mao mạch trong mũi, làm loãng dịch gây nghẹt mũi, đờm, tăng cường lưu thông hô hấp và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Đây là mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Chườm nóng lên tai

Hai bên tai của con người sẽ có những dây thần kinh nhỏ giúp điều tiết máu lưu thông ở mũi. Khi tiếp xúc với nhiệt độ ấm, cao sẽ giúp huyết quản giãn nở và thông đến lỗ mũi. Dù tác dụng không lớn và rõ rệt nhưng mẹ có thể thử dùng khăn chườm nóng lên lỗ tai của bé từ 10-15 phút để trẻ ngủ ngon hơn.

Mẹ nên chú ý giữ ấm cho vùng mũi, cổ và ngực của trẻ, đặc biệt trong thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết lạnh vào mùa đông. Ngoài ra, nước dùng để chườm nóng chỉ nên dao động khoảng 37 độ C đến 40 độ C, đây là mức đủ ấm mà không gây bỏng hay khó chịu cho bé. Mẹ có thể thử bằng cách chườm khăn lên cổ tay để kiểm tra nhiệt độ trước khi sử dụng cho bé.

Kê cao gối cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ

Một mẹo dỗ trẻ ngủ ngon để giúp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi cảm thấy dễ chịu hơn là dùng một chiếc khăn mềm để nâng cao đầu và vai cho bé trong lúc ngủ. Tư thế ngủ cao đầu sẽ giúp giảm tiết dịch nhầy, giảm phù nề niêm mạc, từ đó, giúp trẻ giảm nghẹt mũi.

Bổ sung nước và sữa mẹ

Ngoài các cách chăm sóc cho mũi và đường hô hấp của trẻ sơ sinh, một phương pháp hữu hiệu không kém là nạp dinh dưỡng cho bé và bổ sung nước đầy đủ. Dù trẻ sẽ mệt mỏi và không chịu bú sữa, uống nước nhưng bố mẹ hãy thường xuyên tách nhỏ các bữa để bé vẫn nạp đủ các dưỡng chất vào cơ thể, tăng đề kháng và sức khỏe.

>>> Tham khảo:Chế độ dinh dưỡng 0-12 tháng tuổi: Ăn gì, lượng ăn bao nhiêu

Thoa dầu dành cho trẻ sơ sinh vào lòng bàn chân

Mẹo dân gian thoa dầu là phương pháp làm ấm cơ thể hữu hiệu nhất được các bà, mẹ ngày xưa dùng. Trước khi ngủ, sau khi tắm… thì thoa dầu nóng dành cho trẻ sơ sinh vào lòng bàn chân, sau đó mang tất vào. Điều này không chỉ hiệu quả vào mùa đông, giúp trẻ tránh cảm lạnh khi lòng bàn chân lạnh mà còn giúp trẻ giảm nghẹt mũi, thở khò khè.

Tăng độ ẩm không khí trong phòng cho trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm

Nếu không khí trong phòng quá khô, các mẹ hãy tăng độ ẩm. Đặc biệt là những tháng ngày khô nóng hoặc lạnh khô, thời gian có độ ẩm thấp. Hãy bổ sung một chiếc máy phun sương, máy tạo độ ẩm trong phòng để giúp con thoải mái hơn nhé. Đây là cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả hiện nay.

Vỗ nhẹ lưng

Vỗ nhẹ trên lưng sẽ giúp bé bớt tức ngực và dễ thở do chất nhầy trong ngực được làm lỏng. Có 2 cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Đặt con nằm úp lên trên đầu gối và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng.
  • Cách 2: Vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng ra phía trước khoảng 30°.

Vỗ nhẹ trên lưng sẽ giúp bé bớt tức ngực và dễ thở hơn

Vỗ nhẹ trên lưng sẽ giúp bé bớt tức ngực và dễ thở hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài những biện pháp giảm triệu chứng nghẹt mũi nêu trên, bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cò lưu ý thêm rằng:

bac si

Trẻ sơ sinh hay nghẹt mũi do dị ứng với mùi, do đó mẹ nên hạn chế tối đa các sản phẩm có mùi nồng trong phòng bé như: sữa tắm mùi nồng, nước xả vải, nước lau sàn, cây có hoa, nước hoa, khói thuốc lá...

bac si

>>> Tham khảo:Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới update]

Một số việc mẹ không được làm khi xử lý bé nghẹt mũi, thở khò khè

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, bố mẹ nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất: 

  • Không dùng miệng để hút mũi cho bé vì như vậy sẽ tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ và phát sinh thêm các bệnh lý khác.
  • Không cho trẻ dùng kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì nếu dùng sai thuốc, bé vừa không khỏi bệnh vừa có nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
  • Không nên dùng các mẹo dân gian chưa có kiểm chứng khoa học.
  • Không nên để bé bị quá nóng do quấn nhiều tã khiến bé khó thở.
  • Không kiêng tắm. Khi bé bị ngạt mũi thì vấn đề vệ sinh của bé lại càng nên được quan tâm. Nếu kiêng tắm trẻ sơ sinh thì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh làm bé khỏi bệnh chậm hơn. Lời khuyên của các bác sĩ là tắm cho bé bằng nước ấm, nên tắm nhanh và chọn nơi kín gió.

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến bác sĩ?

Các cách trên sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay:

  • Trẻ sơ sinh bị sốt cao.
  • Ngủ li bì
  • Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng.
  • Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh.
  • Thở rút lõm ngực
  • Trẻ mơ hồ, mất ý thức, không tỉnh táo
  • Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sốt phát ban.
  • Nghẹt mũi cùng với sưng trán, mắt, mũi hoặc má.
  • Nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên.
  • Khó khăn khi ăn uống hoặc trẻ biếng ăn.
  • Con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn.
  • Cơ thể trở nên tím tái.

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến bác sĩ?

Các biểu hiện cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt (Nguồn: Sưu tầm)

Các câu hỏi thường gặp về trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm có nguy hiểm không? Thông thường tình trạng nghẹt mũi sẽ kéo theo triệu chứng như chảy nước mũi nên bố mẹ sẽ lầm tưởng như vậy mới là bình thường. Tuy nhiên, trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi cũng khá phổ biến và mau khỏi. Nếu trẻ không có dấu hiệu như khó thở, thở khò khè nặng nề và ho đờm kéo dài không dứt thì bố mẹ có thể an tâm hơn. Nếu có các triệu chứng trên, bố mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay vì đó có thể là nguy cơ của phế quản, viêm phổi… 

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là do đâu?

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ và hay vặn mình thường gặp là:

  • Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng, không thể khạc nhổ ra nên gây khò khè
  • Do cảm lạnh, nghẹt mũi
  • Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi gây viêm mũi, khó thở
  • Do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện
  • Dấu hiệu của các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan…

Bước đầu, bố mẹ có thể không quá lo lắng nếu trẻ chỉ thở khò khè và vặn mình nhưng vẫn ngủ bình thường. Tuy nhiên, khi quan sát trẻ có các triệu chứng nặng hơn kèm theo như mặt đỏ bừng, mất ngủ, ho và sốt cao, nôn trớ và không tăng cân trẻ sơ sinh… thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Trên đây là cách xử lý hữu hiệu cho các mẹ bỉm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

>> Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/newborn-congestion
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/325561
  • https://www.healthychildren.org/English/tips-tools/ask-the-pediatrician/Pages/my-baby-has-a-stuffy-nose-how-can-i-help-them-sleep-safely.aspx

>> Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

  • Bộ đôi Tã dán Huggies size S (cho bé từ 4 - 8 kg) và tã dán Huggies size M (cho bé từ 6 - 11kg)
  • Bộ đôi Tã quần Huggies size M (cho bé từ 6 - 11 kg) và tã quần Huggies size L (cho bé từ 9 - 14 kg)

Từ khóa » Chó Bị Nghẹt Mũi Phải Làm Sao