Trẻ Sơ Sinh Bị Rôm Sảy ở Cổ: 5 Nguyên Nhân & 5 Cách Trị An Toàn
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ thường gặp vào cả mùa hè và mùa đông. Bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và can thiệp sớm, các mụn rôm có thể lở loét và để lại sẹo sau này.
Ở bài viết này, chuyên gia Dr.Papie sẽ chia sẻ 5 nguyên nhân em bé sơ sinh bị rôm sảy ở cổ và cách điều trị cho trẻ đơn giản tại nhà. Mẹ đọc để áp dụng trị rôm ở cổ đúng cách cho bé.
Nội dung bài viết
- 5 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
- Cách điều trị cho bé sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
- IV. Lưu ý khi trị rôm sảy ở cổ trẻ sơ sinh
5 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
Bé bị rôm ở cổ chủ yếu do 5 nguyên nhân dưới đây:
1. Do vùng cổ của trẻ có nhiều nếp gấp, ngấn
Vùng cổ là phần da có nhiều nếp gấp hơn những vùng da khác. Vì vậy, mồ hôi và bụi bẩn dễ đọng lại tại những nếp gấp này. Nếu không được lau, rửa thường xuyên lỗ chân lông sẽ bị bít tắc và hình thành rôm sảy ở cổ.
2. Do trẻ chưa tự giữ được thẳng cổ
Cột sống cổ của trẻ sơ sinh chưa đủ cứng cáp, bé chưa tự giữ thẳng được cổ. Nếu mẹ không giữ cho bé tư thế cổ đúng, để đầu bé áp sát vào vai hoặc cúi xuống ngực bé sẽ bị nóng phần cổ làm chảy nhiều mồ hôi. Từ đó gây rôm sảy ở cổ.
3. Do sữa, thức ăn, nước bọt thừa chảy xuống cổ
Khi cho bé ăn, sữa và nước bọt thừa dễ dàng chảy xuống cổ, đọng lại tại đây đặc biệt là vùng nếp gấp. Điều này vô tình tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho bụi bẩn dính vào, vi khuẩn phát triển và tấn công da bé gây rôm sảy.
4. Do vùng cổ dễ dính bụi
Vùng cổ thường không được che chắn bởi quần áo, vì vậy, bụi bẩn dễ bám vào cổ hơn những vùng da khác. Bên cạnh đó, so với da mặt, mẹ thường ít chú ý vệ sinh da cổ hơn nên chất bẩn bị giữ lại lâu hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, kích ứng da và gây rôm sảy ở cổ.
5. Do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển
Ở trẻ sơ sinh, các ống, tuyến mồ hôi dưới da chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, khi nóng, bé đổ mồ hôi nhưng mồ hôi không thoát được hết ra ngoài, đặc biệt là vùng da cổ. Mồ hôi bị giữ lại dưới da gây bít tắc lỗ chân lông hình thành khiến bé bị rôm ở cổ
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
Mẹ có thể dễ dàng phát hiện trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ từ những dấu hiệu sau:
- Khu vực cổ xuất hiện những mụn nhỏ li ti, đầu có nước hoặc không.
- Sau đó phát triển thành vết, mảng đỏ to hơn, vẫn có mụn ở trên.
- Lúc này, vết rôm sẽ châm chích, ngứa ngáy, bé thấy bứt rứt khó chịu nên hay gãi và quấy khóc.
- Nếu không can thiệp, những mụn này có thể có mủ, loét, khiến trẻ cảm thấy đau rát và xót.
- Các vết mủ loét có thể để lại sẹo cho trẻ sau này.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng có nguy hiểm không và cách điều trị tại nhà
- Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không nhanh khỏi nhất
Cách điều trị cho bé sơ sinh bị rôm sảy ở cổ
Trẻ sơ sinh bị rôm ở cổ nếu phát hiện kịp thời và chăm sóc khoa học bé sẽ nhanh khỏi và không để lại sẹo hay những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn mẹ 5 cách trị rôm sảy ở cổ cho bé sơ sinh bị rôm sảy tại nhà, đơn giản và đặc biệt hiệu quả. Mẹ tham khảo để điều trị đúng cách cho bé.
1. Không để sữa mẹ, nước bọt của trẻ dính xuống cổ
Hành động này giúp tránh sữa mẹ, nước bọt bám lâu trên cổ gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng của bé nặng hơn. Mẹ cần:
- Lau sạch cổ sau khi ăn: Sau khi ăn, mẹ cần sau sạch cả miệng, cả cổ bé. Mẹ dùng khăn mềm, thấm chút nước rồi vắt kiệt. Sau đó nhẹ nhàng lau miệng và cổ bé theo chiều từ trên xuống dưới để loại sạch thức ăn và nước bọt chảy xuống cổ.
- Buộc lỏng 1 cái khăn ở cổ khi bé ăn: Việc này giúp tránh thức ăn dính xuống cổ khi ăn. Mẹ lưu ý không buộc khăn quá chặt làm nóng cổ và gây khó chịu cho bé.
2. Thường xuyên vệ sinh vùng cổ cho trẻ
Vệ sinh cổ thường xuyên giúp vùng da cổ khô thoáng, sạch sẽ, loại bỏ tác nhân gây rôm sảy. Mẹ nên:
- Vệ sinh khi tắm: Khi tắm cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh kĩ vùng cổ và lau nhẹ thật khô rồi mới mặc quần áo cho trẻ.
- Vệ sinh khi đưa trẻ ra ngoài về: Khi ra ngoài trời, không khí ô nhiễm, nóng bức, mồ hôi và bụi bẩn dễ dính trên cổ trẻ. Vì vậy mẹ cần lau cổ cho bé ngay khi về nhà để loại bỏ các chất bẩn gây bí bít lỗ chân lông, giảm nguy cơ rôm sảy.
3. Lựa chọn loại áo không có cổ hoặc cổ mềm
Thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn, vì vậy trẻ dễ bị nóng và đổ mồ hôi đặc biệt ở là cổ. Để chữa rôm sảy ở cổ mẹ cần chọn quần áo thoáng mát, tránh bí bách vùng cổ.
2 tiêu chí quan trọng khi chọn áo cho trẻ bị rôm sảy ở cổ:
- Chọn áo có cổ mềm, rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt hoặc tốt nhất là áo không có cổ. Cổ áo cứng hay bó sát sẽ cọ vào da cổ làm tình trạng rôm nặng thêm.
- Nên sử dụng khăn thay cho áo có cổ vào mùa đông để dễ dàng tháo ra khi bé nóng.
4. Cho trẻ ở trong phòng thoáng mát, sử dụng quạt, điều hòa
Thời tiết nóng bức là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ ra mồ hôi nhiều ở cổ gây rôm sảy. Vì vậy mẹ cần cho trẻ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, sử dụng quạt không khí hoặc điều hòa khi thời tiết quá nóng. Bên cạnh đó, mẹ cùng nên hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng hay đến những nơi đông người.
5. Lựa chọn nước tắm chuyên dụng an toàn với da trẻ
Ngoài chăm sóc thông thường, mẹ nên kết hợp sử dụng nước tắm trị rôm chuyên dụng cho trẻ. Nước tắm trị rôm vừa có tác dụng điều trị hiệu quả rôm sảy ở cổ vừa phòng ngừa rôm tái phát. Sau đây là 3 tiêu trí quan trọng dưới đây khi chọn nước tắm trị rôm cho bé:
- Chọn sữa tắm có chứa thành phần giúp làm sạch, kháng khuẩn, trị rôm sảy như: Tinh dầu Tràm, Sài đất, Mướp đắng, Acid lactic, Lactoserum…
- Ưu tiên nước tắm chiết xuất thiên nhiên, an toàn và lành tính hơn với trẻ.
- Tránh những sản phẩm chứa cồn, hương liệu, chất tạo bọt.
Dựa vào 3 tiêu chí trên, nước tắm Dr.Papie được chuyên gia Nhi khoa và bác sĩ da liễu khuyên dùng để điều trị và phòng ngừa rôm sảy cho bé. Đây là dòng nước tắm đi đầu tại Việt Nam cung cấp hàm lượng cao “kháng sinh thực vật”, hỗ trợ điều trị rôm sảy hiệu quả ở trẻ nhỏ.
Ưu điểm vượt trội của nước tắm:
- An toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh:
-
- Nguyên liệu từ nguồn dược liệu sạch, chuẩn hữu cơ châu Âu.
- Không chứa chất gây hại, kích ứng da.
- Điều trị hiệu quả rôm sảy ở trẻ nhỏ:
-
- Dr.Papie được chiết xuất từ các loại thảo dược có công dụng làm mát, trị rôm sảy hiệu quả như: Trà Shan tuyết, Sài đất, Trầu không, Mướp đắng, cỏ Mần trầu…
- Hàm lượng dược chất đạt tiêu chuẩn chất lượng để điều trị bệnh rôm sảy nhờ vào công nghệ chiết ở nhiệt độ thấp, không gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch chiết.
- Giá thành phải chăng, tiện dụng:
-
- Nước tắm Dr.Papie có giá 135.000 VNĐ/ chai 230ml, nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi đi xa.
- Cách sử dụng đơn giản:
-
- Bước 1: Pha nước tắm tỉ lệ 2,5ml Dr.Papie và 5 lít nước.
- Bước 2: Tắm, rửa, ngâm mình bé trong nước tắm.
- Bước 3: Lau khô người bằng khăn mềm, không cần tắm lại bằng nước.
Sử dụng nước tắm Dr.Papie đều đặn 1 lần 1 ngày, khoảng 3 – 5 ngày, trình trạng rôm sảy ở cổ bé sẽ cải thiện rõ rệt.
Ngoài nước tắm thì mẹ có thể sử dụng lá thảo dược để tắm cho trẻ. Tham khảo thêm cách tắm là thảo dược cho trẻ bị rôm sảy qua bài viết: Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? 10 lá tắm an toàn, dễ kiếm nhất.
IV. Lưu ý khi trị rôm sảy ở cổ trẻ sơ sinh
Khi điều trị rôm sảy ở cổ trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu tâm những chú ý dưới đây tăng hiệu quả chữa trị và tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Không dùng nước hay khăn lạnh để làm mát cổ trẻ: Việc này dễ dẫn tới các bệnh đường hô hấp như: Ho, viêm amidan, viêm họng thậm chí cảm lạnh.
- Hạn chế việc bé dùng tay gãi cổ: Làm trầy xước da, dễ dẫn tới nhiễm trùng, chảy mủ thậm chí để lại sẹo. Mẹ có thể đeo găng tay cho bé để tránh làm tổn thương vùng da rôm sảy.
- Không sử dụng phấn rôm: Những hạt phấn rôm rất chỏ có thể dính lại trên da gây bít tắc lỗ chân lông làm tình trạng rôm nặng hơn. bên cạnh đó, một số loại phấn rôm còn chứa hương liệu và các chất hóa học khác gây kích ứng da bé.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách vết rôm sẽ nhanh chóng lặn đi. Tuy nhiên, mẹ cần duy trì thói quen chăm sóc đã trình bày ở trên để phòng ngừa rôm sảy tái phát.
Nếu còn băn khoăn chưa biết cách xử trí ra sao khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp chính xác từ Chuyên gia Dr.Papie.
Từ khóa » Nổi Sẩy ở Cổ
-
6 Bước Nhận Biết Và điều Trị Rôm Sảy
-
Nguyên Nhân Gây Nổi Rôm Sảy ở Người Lớn Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Trẻ Bị Rôm Sảy ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ba Mẹ Cần Biết
-
13 Cách Trị Rôm Sảy Dứt điểm Cho Cả Người Lớn Và Trẻ Nhỏ
-
Lưu ý Khi Trị Rôm Sảy Bằng Phương Pháp Dân Gian | Vinmec
-
Rôm Sảy Là Gì? Vì Sao Trẻ Thường Bị Rôm Sảy Vào Mùa Hè? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Bị Rôm Sảy ở Người Lớn - Hello Bacsi
-
Bé Bị Nổi Rôm Sảy ở Cổ Phải Làm Sao? - Fonscare Baby
-
Rôm, Sảy Mùa Nắng Nóng - Tuổi Trẻ Online
-
Rôm Sảy Mùa Hè (Miliaria)
-
Bệnh Rôm Sảy ở Người Lớn: Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Rôm Sảy Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị Nhanh Nhất
-
Rôm Sảy ở Cổ, Mặt Em Bé: Làm Gì để Khỏi Nhanh? - Dizigone
-
Rôm Sảy ở Trẻ Em - Bệnh Viện Nhi Trung Ương