Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi là hiện tượng thường gặp. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? nguyên nhân và cách xử lý thế nào. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
- Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi? Dấu hiệu mẹ cần lưu ý
- Bé bị đầy bụng có nên uống sữa?
Nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều
Giai đoạn sơ sinh là thời điểm cực kỳ nhạy cảm. Lúc này, hệ tiêu hóa cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể còn rất yếu. Vì vậy, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt cũng khiến trẻ gặp rắc rối. Trong đó, sôi bụng và xì hơi nhiều là những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ. Việc nhận biết đúng các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng, xì hơi là vô cùng quan trọng, giúp cha mẹ chủ động tìm giải pháp điều trị kịp thời.
Sôi bụng là tình trạng bụng của bé phát ra âm thanh ọc ọc. Quan sát bằng mắt thường, mẹ có thể thấy bụng bé có dấu hiệu căng tròn, sờ thấy cứng. Khi bị sôi bụng, bé thường kèm theo ợ hơi, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ và quấy khóc sau khi bú mẹ. Ngoài ra, trẻ bị sôi bụng còn phát sinh các triệu chứng tiêu chảy, phân lỏng hoặc hoàn toàn nước.
Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Đây là phản ứng giúp thải khí độc ra ngoài bằng đường hậu môn. Bé sơ sinh bị xì hơi bất thường là khi phát ra âm thanh “tủm” kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi
Có tới 30% trẻ trong giai đoạn sơ sinh bị sôi bụng, xì hơi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ sơ sinh hay xì hơi, sôi bụng xuất phát từ chế độ ăn hàng ngày của trẻ, cụ thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên gặp nhiều trục trặc trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
Trẻ không dung nạp lactose
Lactose là loại đường tự nhiên có trong các sản phẩm từ sữa, khi vào ruột sẽ chuyển hóa thành lactase. Bất dung nạp lactose có nghĩa là hệ tiêu hóa của trẻ không có khả năng hấp thụ đường lactose. Vì vậy dẫn đến tình trạng tích tụ, gây ra các triệu chứng như đi phân chua, tiêu chảy, sôi bụng, xì hơi, chướng bụng,…
Cho trẻ bú không đúng cách
Cho trẻ bú không đúng tư thế, cách ngậm núm ti sai, chọn bình sữa có kích thước không phù hợp có thể khiến con không nhận đủ lượng sữa lại nuốt một lượng không khí vào trong dạ dày. Điều này khiến trẻ no hơi, chướng bụng, ngủ không ngon, tăng cân chậm.
Nhiễm khuẩn đường ruột
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều có thể liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bình sữa, núm vú hoặc các dụng cụ pha chế không được vệ sinh sạch sẽ.
Một số loại vi khuẩn gây hại đường ruột của bé là: E.coli, Salmonella, Shigella hoặc nhiều virus đường ruột khác. Những loại vi khuẩn này nhân lên nhanh chóng, lấn át các lợi khuẩn, gây nên nguy cơ rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
Chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý
Nếu nguồn dinh dưỡng của bé chủ yếu là sữa mẹ thì đây có thể là “thủ phạm” gây ra vấn đề này. Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa. Vì vậy, người mẹ ăn gì thì trẻ cũng nhận nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm này. Trong trường hợp, mẹ sử dụng quá nhiều thực phẩm lạ, chứa nhiều dầu mỡ, chất đạm sẽ khiến sữa có mùi lạ, trẻ uống vào sẽ bị sôi bụng và xì hơi.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị còn xuất phát từ sai lầm trong cách chăm sóc của mẹ như: sữa pha không đúng tỷ lệ, cho bé bú không đúng cách, bé bú quá nhanh hoặc quá chậm khiến nuốt phải nhiều không khí hơn vào dạ dày, dẫn đến đầy hơi, sôi bụng.
Bên cạnh đó, thói quen cho vật lạ vào miệng cũng có thể khiến vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường ruột, làm trẻ bị sôi bụng, xì hơi, thậm chí là tiêu chảy nếu bị nhiễm khuẩn nặng.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều sau khi bú no mà không kèm theo các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng, đau bụng,… được xem là hiện tượng sinh lý bình thường. Ngược lại, nếu phát sinh các dấu hiệu bất thường, cha mẹ có thể nghi ngờ đến những tình huống sau:
- Bệnh lý dạ dày – ruột: Bao gồm các bệnh như viêm hang vị dạ dày, viêm dạ dày tá tràng,… Những bệnh lý này ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa của đường ruột, hậu quả là phát sinh các triệu chứng sôi bụng, xì hơi, khó tiêu. Nếu trẻ sơ sinh không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng
- Rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột: Trẻ mắc các bệnh lý này thường gặp các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón, bụng sôi, xì hơi,… Nếu tình trạng kéo dài, trẻ còn có nguy cơ đối mặt với các biến chứng như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…
- Bệnh Crohn: Đây là một bệnh lý viêm nhiễm thành tiêu hóa, gây chảy máu. Biểu hiện thường thấy ở trẻ nhỏ là giảm thèm ăn, buồn nôn, sốt, đau bụng, sôi bụng,… Bệnh không điều trị kịp sẽ gây rò rỉ bàng quang, thủng ruột, suy dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi phải làm gì?
Từ những nguyên nhân khiến bé sơ sinh xì hơi nhiều và sôi bụng, hẳn mẹ đã phần nào an tâm và bình tĩnh tìm ra cách khắc phù hợp.
Sử dụng men vi sinh, lợi khuẩn probiotics
Bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột được xem là biện pháp an toàn giúp giải quyết mọi vấn đề về tiêu hóa. Sôi bụng, xì hơi là những dấu hiệu cho thấy đường tiêu hóa của bé đang gặp trục trặc – lượng hại khuẩn lấn át lợi khuẩn. Lúc này, sự bổ sung kịp thời men vi sinh sẽ giúp tăng “quân số” lợi khuẩn, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng gây rối loạn đường ruột.
Ngoài việc, bổ sung men vi sinh, với những bé ăn dặm, mẹ có thể thêm các thực phẩm giàu probiotics vào khẩu phần ăn hàng ngày. Chẳng hạn như sữa chua, dưa bắp cải, sữa bơ, trà nấm thủy sâm,…
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với trẻ
Với những trẻ đang còn bú mẹ, chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước uống có gas, đồ ăn đóng hộp,… nhằm giảm thiểu lượng khí dư trong dạ dày của trẻ. Đối với những bé mới bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho trẻ tập làm quen với các thức ăn mềm như cháo, súp, giúp tiêu hóa nhanh, phòng ngừa được các vấn đề tiêu hóa.
Thay đổi sữa công thức cho trẻ
Nếu trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều do mắc chứng bất dung nạp lactose, cha mẹ chú ý chọn loại sữa không chứa thành phần này. Ngoài ra, trước khi cho bé uống sữa, bạn nên tiệt trùng tuyệt đối các dung cụ pha sữa như bình, núm ti, thìa,… để tránh nhiễm khuẩn đường ruột. Cuối cùng, hãy pha sữa theo đúng hướng dẫn của từng loại, tuyệt đối không nên pha quá đặc hoặc quá loãng.
Massage cho trẻ
Massage được coi là cách làm đơn giản giúp cải thiện tình trạng sôi bụng, xì hơi ở trẻ sơ sinh. Bằng việc massage nhẹ nhàng lên vùng bụng, không những giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu mà còn cải thiện được hoạt động của nhu động ruột. Từ đó thúc đẩy chức năng tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Mẹ có thể thêm xíu tinh dầu để quá trình massage diễn ra dễ dàng hơn.
Thay đổi tư thế bú
Khi thấy trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi, mẹ nên thay đổi tư thế bú. Ngoài ra, sau khi bú xong, mẹ tuyệt đối không đặt trẻ nằm ngay. Thay vào đó hãy giúp trẻ ợ hơi bằng cách vỗ lưng và giữ tư thế thẳng người 15 – 30 phút.
Gặp bác sĩ khi trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài
Trường hợp trẻ bị sôi bụng xì hơi kéo dài rất có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý. Lúc này, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin liên quan đến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp mẹ trang bị được cho mình nhiều kiến thức hữu ích, qua đó chủ động xử lý hiệu quả.
Nên đọc thêm:
- 6 mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà
- Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi? Dấu hiệu mẹ cần lưu ý
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng mẹ nên làm gì?
Từ khóa » Xì Hơi ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Hay Xì Hơi Là Bình Thường Hay Bất Thường? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Bình Thường Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Nhưng Không đi Ngoài Có Sao Không?
-
Hỏi đáp Bác Sĩ: Bé Sơ Sinh Hay Xì Hơi Nhưng Không đi Cầu được
-
Bé Xì Hơi Nhiều, Mẹ Có Cần Phải Lo Lắng? - MarryBaby
-
Trẻ Sơ Sinh đánh Hơi Nhiều Là Bình Thường Hay Bất Thường?
-
Mẹ Phải Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Nhưng Không ị?
-
Những điều Bí ẩn Quanh Mùi Xì Hơi Của Trẻ Sơ Sinh | Genetica®
-
Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Bé "xì Hơi" Nhiều, Mừng ít Hơn Lo | NutiFood Việt Nam
-
Hệ Tiêu Hóa Trẻ Sơ Sinh “lên Tiếng”: Đánh Rắm, Xì Hơi Nhiều Là Do đâu?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị đầy Bụng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Trí | Huggies
-
Đầy Hơi ở Trẻ Nhỏ - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Vì Sao? Có Nguy Hiểm Không? Xem Ngay