Trẻ Sơ Sinh Có Vệt Máu Trong Mắt - Nỗi Lo Của Không ít Bậc Làm Cha ...
Có thể bạn quan tâm
1. Một số bệnh lý ở mắt trẻ sơ sinh dễ gặp
1.1. Các bệnh về có thể gặp ở trẻ sơ sinh
- Bệnh viêm kết mạc
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do virus, vi khuẩn. Bệnh dễ xảy ra là do tác nhân gây bệnh lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường để cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
- Bệnh tắc tuyến lệ
Triệu chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là: có nhiều gỉ mắt, mắt đỏ. Sở dĩ trẻ bị tắc tuyến lệ là do trong ống dẫn lệ có vật ngăn cản nên nước mắt không thể chảy ra ngoài được. Các dấu hiệu của bệnh thường rõ ràng sau khi trẻ sinh được một tháng. Đầu tiên, mẹ có thể thử vuốt dọc sống mũi của trẻ từ khóe mắt đến hai lỗ mũi đều đặn mỗi ngày xem có cải thiện không. Nếu không thấy khả quan, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và xử lý.
Tắc tuyến lệ là bệnh lý dễ gặp ở trẻ sơ sinh
- Đục thủy tinh thể
Bệnh chủ yếu do rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, di truyền hoặc bệnh lý toàn thân gây ra. Triệu chứng thường gặp ở trẻ là chiếu đèn vào sẽ nhìn thấy ánh trắng trong mắt, mắt trẻ có ánh hồng. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tổn thương ở mắt trẻ có thể được phục hồi.
- Mắt lác
Ban đầu, nhiều trẻ có hiện tượng gần giống với mắt lác do cơ mắt chưa phối hợp tốt với nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất. Nếu trên 1 tuổi mà hiện tượng này vẫn tồn tại thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, cần được thăm khám và điều trị sớm.
1.2. Những dấu hiệu bất thường ở mắt trẻ cha mẹ cần nhớ
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có đôi mắt khỏe mạnh, tuy nhiên, nếu có những hiện tượng sau đây thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt:
- Mắt bị đóng ghèn nhiều và đỏ: dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.
- Khả năng phối hợp cùng nhau của hai mắt kém: dấu hiệu cảnh báo cơ mắt bị rối loạn vận động.
- Con ngươi mắt trắng: dấu hiệu cảnh báo đục thủy tinh thể hoặc ung thư mắt.
- Nước mắt chảy nhiều hơn mức bình thường: dấu hiệu cảnh báo tắc tuyến lệ.
2. Vì sao trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt
2.1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt
Trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt thường là do xuất huyết dưới kết mạc. Trẻ sơ sinh, nhất là trẻ phải trải qua các chấn thương khi sinh nở do phải chịu áp lực mạnh và những thay đổi của quá trình chuyển dạ nên mạch máu trong mắt bị vỡ.
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt là do xuất huyết dưới kết mạc
Áp lực đầu tiên phải kể đến đó là các cơn gò tử cung trong lúc mẹ chuyển dạ tác động làm tăng áp suất trong lòng mạch máu đến mức cực đại khiến cho mạch máu ở mắt bị vỡ. Ngoài ra, việc dùng dụng cụ để hỗ trợ giúp việc đưa bé ra ngoài trở nên nhanh hơn, suy thai cũng có thể gây xuất huyết dưới kết mạc mắt.
2.2. Trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt có nguy hiểm không
Những trường hợp trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt do xuất huyết dưới kết mạc đơn thuần thường không gây ra đau đớn hay biến chứng nào khác cho trẻ. Nó sẽ xảy ra tạm thời và sẽ biến mất sau vài tuần đến vài tháng mà không cần can thiệp điều trị, cha mẹ chỉ cần theo dõi xem có biểu hiện bất thường nào khác ở trẻ hay không mà thôi. Trong thời gian chờ cho mắt trẻ hồi phục, trẻ có thể cảm thấy ngứa, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc nhỏ mắt phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt kèm theo nôn trớ cha mẹ nên đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa
Tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt có thể là triệu chứng của tổn thương xuất huyết nội sọ do chấn thương xảy ra khi mẹ chuyển dạ. Ở tình huống này thì nó thực sự nguy hại bởi nó làm tăng nguy cơ động kinh hay có di chứng khác do tế bào não bị tổn thương thiếu oxy. Những trẻ như vậy, ngoài việc có vệt máu trong mắt còn kèm theo các triệu chứng như: thường xuyên khóc to, ho nhiều, nôn trớ nhiều.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi thấy trẻ có vệt máu trong mắt và một số triệu chứng phát sinh như:
- Mắt đỏ, sưng nề mí mắt, có hiện tượng chảy mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Máu ở các vị trí khác ngoài lòng trắng và kết mạc.
- Thị lực có vấn đề.
- Có dấu hiệu đau mắt.
- Vệt máu ngày càng lan rộng.
Nếu trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt do xuất huyết dưới kết mạc, khi cho trẻ thăm khám bác sĩ sẽ quan sát mắt dưới kính phóng đại và nhận thấy hình ảnh các cục máu đông nằm ở dưới kết mạc và dính với lớp màng trắng của giác mạc. Khi đã có chẩn đoán, nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho trẻ. Tùy thuộc vào tình trạng của từng trẻ mà thời gian mắt trở lại bình thường cũng sẽ có sự khác nhau.
Rất nhiều bố mẹ lo lắng khi phát hiện trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt và băn khoăn nó có nguy hiểm hay không. Đây là tâm lý hết sức bình thường, nhưng bên cạnh sự lo lắng cha mẹ cũng nên theo sát diễn tiến bệnh của bé để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường, đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa kịp thời.
Hoặc cha mẹ cũng có thể đưa con đến thăm khám tại Chuyên khoa mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - một trong những điểm đến tin cậy của nhiều bậc làm cha mẹ bởi nơi đây hội tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành với những trang thiết bị hiện đại nhất, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong thăm khám, điều trị các vấn đề về mắt. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể liên hệ tổng đài của chúng tôi: 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của bệnh viện sẽ nỗ lực hết mình để giúp cha mẹ tìm ra giải pháp an toàn trong tình huống này.
Từ khóa » Sò Của Em
-
Thóp Trẻ Sơ Sinh Có Chức Năng Gì? | Vinmec
-
Thóp Phồng ở Trẻ Sơ Sinh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Thóp Trẻ Và 4 điều Mẹ Nên Biết
-
Thóp Trẻ Sơ Sinh Bị Lõm Sâu Hay đầy đặn đều đáng Lo! - MarryBaby
-
Thóp Sau Của Trẻ Sơ Sinh Nằm ở đâu, Có Vai Trò Gì?
-
Xương Sọ Của Trẻ Sơ Sinh Có Kết Cấu Ra Sao? - AloBacsi
-
Thóp Của Trẻ Sơ Sinh Và Những điều Mẹ Cần Biết - Arau Baby
-
Qua Khung Cửa Sổ - Chillies [Official Music Video] - YouTube
-
Chỉ Số Vòng đầu Của Trẻ - Trung Tâm Y Tế Huyện Hữu Lũng
-
Những điều ít Biết Về Sự Phát Triển Thị Giác Của Trẻ Sơ Sinh
-
Mẹ Biết Gì Về Sự Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi? - Hello Bacsi
-
Trẻ Sơ Sinh Méo đầu Phải Làm Sao? Nguyên Nhân, Cách Làm đầu Bé ...
-
Phân Của Trẻ Sơ Sinh | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Cho Người Lần đầu Làm Mẹ
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi Theo WHO, Việt ...
-
Hiểu Nhầm Tai Hại Của Mẹ Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh - Vietnamnet
-
Bảng Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh Mới Nhất Như Thế Nào? - AiHealth
-
Chỉ Số Cân Nặng Chiều Cao Của Trẻ 0 Tháng đến 5 Tuổi