Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình đỏ Mặt - Mẹ Chớ Coi Thường
Có thể bạn quan tâm
Gần đây có rất nhiều mẹ thường xuyên gửi câu hỏi đến mục Chuyên gia hỏi đáp trên website: sonno.vn với nội dung câu hỏi liên quan: Bé sơ sinh hay vặn mình, gồng mình đỏ mặt có sao không?
Thực chất thì hiện tượng bé trở sinh hay vặn mình, gồng mình đỏ mặt là một hiện tượng sinh lý bình thường đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên tùy ở các mức độ và thời gian lặp đi lặp lại của hiện tượng này bao lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên các mẹ chớ coi thường.
Mục lục
- 1. Lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình đỏ mặt
- 1.1. Do sinh lý của trẻ
- 1.2. Do thiếu chất, thiếu Canxi, vitamin D
- 1.3. Do gặp các vấn đề liên quan đến bệnh lý
- 2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ hay vặn mình, gồng mình khi ngủ
- 3. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình?
- 4. Bí Quyết dành riêng cho mẹ giúp bé hết vặn mình, gồng mình đỏ mặt
- 4.1. Cho trẻ bú đủ lượng sữa
- 4.2. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
- 4.3. Mẹ cần nhớ thỉnh thoảng tắm nắng cho trẻ
- 4.4. Giữ phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát
- 4.5. Đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo
Lý giải hiện tượng trẻ hay vặn mình, gồng mình đỏ mặt
Lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình đỏ mặt
Theo các Bác sĩ hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình đỏ mặt đây là một trong những hiện tượng bình thường theo sinh lý của trẻ trước 2 tháng tuổi. Sự xuất hiện những hiện tượng này có thể lý giải như sau:
Do sinh lý của trẻ
Nhiều trẻ chỉ vặn mình và đỏ mặt, số khác thì gồng mình đỏ mặt. Nếu do sinh lý tự nhiên thì các biểu hiện này kéo dài trong vòng từ 3 -5 phút và tự mất đi, ngoài ra các bé không có các biểu hiện như khóc, khó chịu, nôn ói và sức khỏe phát triển bình thường, chỉ số cân nặng vẫn tăng cao. Gặp hiện tượng này thì các mẹ không cần quá lo lắng.
Một số yếu tố do sinh lý của bé tác động từ bên ngoài vào gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, tiêu hóa, tổn thương da hay tóc, … ảnh hưởng cả đến giấc ngủ, sự tăng trưởng và thần kinh của trẻ thì mẹ hãy thật cẩn thận và theo sát khi trẻ có các biểu hiện vặn mình, gồng mình, đỏ mặt.
Do thiếu chất, thiếu Canxi, vitamin D
Canxi và vitamin D là hai chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ở giai đoạn đầu của bé. Thiếu hai chất có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều dấu hiệu như: trẻ còi xương, trẻ chậm lớn, trẻ quấy khóc đêm, khó ngủ hoặc ngủ hay giật mình.
Hiện tượng thiếu chất này thường gặp ở những trẻ sinh non, dinh dưỡng kém. Các trẻ ngoài những biểu hiện hay vặn mình, gồng mình đỏ mặt thì còn kèm thêm một số dấu hiệu như: hay khò khè khó thở, nôn ói, còi cọc và chậm lên cân thì đúng là do thiếu Canxi và vitamin D.
Nếu thiếu những chất này về lâu dài thì có thể ảnh hưởng khá nhiều đến sức đề kháng và sức khỏe của bé. Tốt nhất các mẹ nên đưa con đến gặp các Bác sĩ chuyên môn để tư vấn khám trực tiếp cho con.
Do gặp các vấn đề liên quan đến bệnh lý
Đối với các trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cũng rất dễ bị gặp các chứng liên quan đến hệ thần kinh như rối loạn hệ thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh… đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị giật mình, vặn mình, khóc đêm…
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bé thường hay vặn mình, gồng mình và đỏ mặt. Ngoài những nguyên nhân trên thì còn một số nguyên nhân khách quan khác như: do bé bị đói, do tã bỉm của bé bị ướt, hoặc do nôi ngủ chưa đủ ấm hoặc tiếng ồn ào dẫn đến bé ngủ không được sâu giấc, bé khó chịu và vặn mình quấy khóc.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ hay vặn mình, gồng mình khi ngủ
- Trẻ dễ bị kích thích, giật mình trong quá trình ngủ
- Trẻ ngủ không yên giấc hay bị rướn mình
- Trẻ bị đổ mồ hôi trộm
- Trẻ vặn mình, gồng mình khó ngủ
- Trẻ hay quấy khóc đêm
Khi trẻ có một trong những dấu hiệu trên thì các mẹ cần theo dõi thêm tình trạng trẻ có biếng ăn hoặc sút cân không? Nếu có thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra những nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.
Hiện tượng bé ngủ không sâu giấc, hay vặn mình đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, vài phút sẽ tự hết, sau vài tháng thì hết hẳn.Tuy nhiên khi thấy bé hay vặn mình kèm theo các triệu chứng khác như nôn ói, quấy khóc, mệt mỏi, chậm tăng cân thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Việc giấc ngủ không sâu có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, ngoài ra còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy khi bé ngủ không sâu giấc, hay vặn mình mẹ cần theo dõi cẩn thận, chớ nên coi thường.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình?
Để hạn chế tình trạng hay vặn mình ở trẻ, các mẹ nên kiểm tra các nguyên nhân sau:
- Môi trường ngủ: có thoáng mát không, có nhiều ánh sáng không, có nhiều tiếng động không. Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng cũng có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: thiếu canxi, kẽm, chất đạm, chất béo, chất sắt, magie, vitamin hoặc đơn giản là bé chưa bú no.
- Rối loạn giấc ngủ: hiện tượng này thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 2 đến 3 tháng tuổi.
- Trẻ có bị hiện tượng trào ngược dạ dày, các triệu chứng có thể kèm theo nôn trớ, hơi thở khò khè khi ngủ, trẻ hay cáu gắt, quấy khóc thường xuyên.
- Một số nguyên nhân khác: trẻ thức khuya cùng bố mẹ và ngủ ngày quá nhiều, dẫn tới các biểu hiện sợ hãi, giật mình, vặn mình khi ngủ. Một số trẻ do dựa hơi bố mẹ nhiều nên khi vắng một trong hai trẻ sẽ quấy khóc, ngủ chập chờn.
Xem thêm: Trẻ nhỏ hay giật mình, giấc ngủ không sâu mẹ nên làm gì?
Bí Quyết dành riêng cho mẹ giúp bé hết vặn mình, gồng mình đỏ mặt
Cho trẻ bú đủ lượng sữa
Nguồn dinh dưỡng bổ sung canxi tốt nhất và dồi dào cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Nuôi con bằng nguồn sữa của mẹ từ 6 tháng đến 1 năm là giải pháp tối ưu và được khuyến khích nhiều nhất từ các chuyên gia, bởi sữa mẹ có rất nhiểu kháng thể ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Khi mẹ cho trẻ bú đủ no lượng sữa cũng cần chú ý và nên cho trẻ dừng bú để tránh tình trạng nôn trớ có thể xảy ra lúc quá no. Bởi kích thước dạ dày của trẻ còn rất nhỏ và đang trong thời gian phát triển theo từng ngày, nên nhu cầu bú sữa mẹ cũng vì thế mà thay đổi vào từng thời điểm.
Trẻ nhỏ cũng tương tự như ở người lớn chúng ta, nếu bị đói cũng sẽ rất bứt rứt, khó chịu và nằm trằn trọc. Chính vì vậy mẹ nên cho trẻ bú đủ lượng sữa trước khi ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn. Sau khoảng 3 – 4 tiếng trẻ sẽ tỉnh dậy để ăn một lần.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Tùy vào từng độ tuổi của trẻ mà bố mẹ nên tìm cách để bổ sung lượng canxi cho con đúng cách, tránh để dư thừa lượng canxi có thể khiến con dễ mắc phải một số bệnh lý hoặc khiến con bị táo bón kéo dài.
- Đối với trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi): thì nguồn dung nạp canxi tốt nhất vẫn là lựa chọn từ nguồn sữa mẹ, cần bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như hải sản, sữa, rau củ quả tươi như rau dền, cải ngọt, hạnh nhân, bột yến mạch…
- Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên: là thời điểm các trẻ bắt đầu tập ăn dặm và mọc những chiếc răng đầu tiên, bố mẹ cần đảm bảo bổ sung cho trẻ đủ lượng canxi và nhóm dinh dưỡng cần thiết như chất đạm (thịt đỏ, cá, trứng gia cầm, sữa), chất béo thực vật (vừng, lạc, các loại đậu), chất xơ trong các loại rau…
Mẹ cần nhớ thỉnh thoảng tắm nắng cho trẻ
Tắm nắng là việc rất quan trọng nhằm cải thiện tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ, và giúp trẻ hấp thụ canxi đang bị thiếu hụt vào trong cơ thể và giúp bé sẽ mạnh khỏe hơn. Khoảng thời gian tắm nắng tốt nhất cho bé là từ 6h đến 9h giờ sáng (khi ánh nắng chiếu còn dịu mát) và sau 17h giờ chiều.
Tuy nhiên, nhiều mẹ có các quan niệm tắm nắng cho trẻ càng lâu thì càng tốt và cần phải cởi hết quần áo của trẻ ra. Các quan điểm này hoàn toàn không đúng, mà còn có thể gây ra các tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ đối với làn da nhạy cảm, thậm chí là cả đôi mắt của trẻ. Để hạn chế chỉ cần tránh ánh nắng chiếu vào mắt, bôi kem dưỡng da chống nắng an toàn cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ ăn dặm thiếu vitamin D bằng các thực phẩm như thịt cá (hồi, ngừ), lòng đỏ trứng, phô mai, đậu phụ, sữa chua… Việc trẻ thiếu hụt vitamin D không phải là vấn đề khiến bố mẹ quá lo lắng khi gặp phải, bởi đây chỉ là hiện tượng tự nhiên mà trẻ có thể gặp phải. Đối với một số trẻ khó dung nạp bằng thực phẩm ăn, có thể sẽ được chỉ định từ bác sĩ về việc uống các vitamin tổng hợp.
Giữ phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát
Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần tránh đặt giường của con ở vị trí có quá nhiều ánh sáng và tiếng ồn. Mẹ nên cho trẻ ngủ trong phòng thoáng mát, yên tĩnh và tránh xa các thiết bị điện tử thông minh để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Vậy nên, các mẹ cần nắm được thời gian ngủ tiêu chuẩn của trẻ có thể từ 16-18 tiếng mỗi ngày.
Bên cạnh việc chuẩn bị không gian ngủ cho trẻ tránh được tình trạng vặn mình liên tục khi ngủ, hay gồng mình đỏ mặt, mẹ cũng có thể thực hiện cách quấn bé bằng một chiếc chăn mỏng quanh người, để trẻ luôn có cảm giác an toàn khi ngủ.
Đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo
Để giúp bé được ngủ trọn vẹn với giấc ngủ của mình, ngoài chăn gối đệm sạch sẽ, các mẹ nên chọn các loại tã vừa vặn êm ái và có khả năng thấm hút tốt trước khi đi ngủ để loại bỏ các yếu tố xung quanh tác động đến giấc ngủ của bé.
Đồng thời, các mẹ cần kiểm tra tã của trẻ khi chuẩn bị ngủ vì nếu tã ướt trẻ sẽ rất bứt rứt, khó chịu, trằn trọc và ngủ không được ngon giấc, cần chọn cho trẻ những bộ quần áo ngủ thật thoải mái, rộng rãi để giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn mà không bị giật mình, vặn mình vào ban đêm.
Ngoài những cách trên mẹ có thể áp dụng giải pháp giúp bé hết vặn mình, gồng mình đỏ mặt bằng cách cho con sử dụng Sonno Bimbi giúp trẻ có giấc ngủ ngon sâu giấc một cách tự nhiên khi kết hợp 3 loại thảo dược châu Âu sau:
Sonno Bimbi là dòng sản phẩm duy nhất được chuẩn hóa tại Châu Âu, chăm sóc toàn diện cho trẻ giúp ngủ ngon giấc, hết quấy khóc, ngủ không sâu giấc, hay thức đêm, trẻ dễ bị căng thẳng, khó ngủ ở trẻ. Với 100% thành phần dạng dịch chiết xuất từ thảo dược từ thiên nhiên, không chứa đường Lactose, an toàn với cơ thể của trẻ và giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Thành phần của Siro Sonno Bimbi
- Tía tô đất: có tác dụng chống lại căng thẳng thần kinh, kích thích ngủ ngon và làm giảm rối loạn tiêu hóa, đã được sử dụng từ lâu trong dân gian. Đây được coi là “thảo dược quý” giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc tự nhiên, cải thiện tốt tình trạng trẻ quấy khóc đêm, hay vặn mình.
- Hoa đoạn lá bạc: được ví như một loại thần dược giúp trẻ giảm ho, ngủ ngon, giảm lo lắng và căng thẳng, … Dịch chiết hoa Đoạn lá bạc có chứa chủ yếu flanovoid, đặc biệt là hoạt chất quercetin và kaempferol giúp thư giãn hệ thần kinh và giúp giảm tình trạng quấy khóc đêm ở trẻ.
- Hoa lạc tiên tây: là thảo dược tự nhiên, có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giúp trẻ có giấc ngủ ngon tự nhiên nhất. Bởi dịch chiết từ hoa lạc tiên tây làm tăng axit gamma aminobutyric (GABA), làm giảm hoạt động của tế bào não. Điều này khiến trẻ cảm thấy được thư giãn và ngủ ngon hơn, giảm tình trạng hay giật mình, gào thét, quấy khóc đêm ở trẻ.
Việc sử dụng thảo dược điều trị trẻ hay vặn mình, quấy khóc đêm đang trở thành xu hướng được ưa chuộng từ Châu Âu tới Việt Nam bởi tính hiệu quả và an toàn của nó. Tuy nhiên, phụ huynh nên lựa chọn những loại thảo dược chuẩn hóa châu Âu và được kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn CGMP – Hoa Kỳ về hàm lượng hoạt chất, không dư lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tại Italia, các nhà nghiên cứu của hãng dược phẩm Pharmalife Research đã tận dụng bài thuốc y học cổ truyền phương Tây để đưa ra các chế phẩm siro nhỏ giọt chứa dịch chiết của 3 loại thảo dược trên chuyên biệt cho trẻ nhỏ hay quấy khóc đêm, hay vặn mình, ngủ không sâu giấc và được chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh.
Để được tư vấn thêm các thông tin liên quan đến cách chăm sóc trẻ nhỏ, bí quyết giúp bé ngủ ngon các mẹ vui lòng đặt câu hỏi cùng với Chuyên gia chúng tôi Tại Đây hoặc gọi đến Hotline: 1800.8070 để được các Bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé !
Từ khóa » Em Bé Vặn Mình Khó Ngủ
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Rướn Người, Giật Mình, Không Sâu Giấc
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Xử Lý | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
-
Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Gầm Gừ Có Nguy Hiểm Không? - BioAmicus
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc Hay Vặn Mình Và Những điều Cần ...
-
TOP 10+ Mẹo HAY Cho Mẹ Bỉm Chữa Vặn Mình, Hay Rướn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Bé Hay Vặn Mình Khó Ngủ - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Rướn Người, Giật Mình, Không Sâu Giấc Lý Do Vì ...
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Không Sâu Giấc, Dễ Quấy Khóc? Mẹo để Bé ...
-
Sai Lầm Cha Mẹ Hay Mắc Phải Khi "trị Bệnh" Vặn Mình ở Trẻ