Trẻ Sơ Sinh Nằm Nhiều Bị Bẹp đầu Có Chính Xác Không? - YouMed
Nội dung bài viết
- Trẻ sơ sinh nằm nhiều bị bẹp đầu có đúng không?
- Nguyên nhân nào gây ra hội chứng đầu phẳng?
- Hội chứng đầu phẳng có điều trị được không?
- Ngăn ngừa trẻ sơ sinh nằm nhiều bị bẹp đầu
Trẻ sơ sinh có thể bị bẹp đầu khi được vài tháng tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Vì hiện tượng này không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến não và hình dạng đầu thường sẽ tự cải thiện theo thời gian. Một trong những nguyên nhân được nhiều người nghĩ đến khi trẻ bị bẹp đầu đó là do nằm quá nhiều. Vậy trẻ sơ sinh nằm nhiều bị bẹp đầu có chính xác hay không? Mời bạn cùng bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm tìm câu trả lời cho thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.
Trẻ sơ sinh nằm nhiều bị bẹp đầu có đúng không?
Hội chứng đầu phẳng (chứng đầu bẹp) là khi đầu của trẻ phát triển không đối xứng do tác động lực kéo dài làm biến dạng hộp sọ. Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ sơ sinh được đặt ở tư thế nằm quá lâu. Có hai dạng đầu bẹp:1
- Phần phía sau đầu (vùng chẩm) bị dẹt ở một bên, khiến nó trông không đối xứng. Đồng thời tai cùng bên có thể bị lệch. Và đầu trông giống như một hình bình hành khi nhìn từ trên xuống. Đôi khi trán và mặt có thể hơi nhô ra phía trước một chút. Đây gọi là tật đầu méo (plagiocephaly).
- Phần phía sau đầu bị dẹt ở hai bên, tạo hình dạng đối xứng, khiến đầu tăng kích thước theo chiều ngang. Đây còn gọi là tật đầu phẳng (brachycephalic).
Những vấn đề này khá phổ biến, một thống kê cho thấy cứ 5 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng.1
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng đầu phẳng?
Hộp sọ của trẻ nhỏ vẫn còn tương đối mềm, và có thể thay đổi hình dạng nếu có áp lực tác động liên tục lên một phần cụ thể trên đầu của chúng. Vì vậy những nguyên nhân gây ra tật đầu bẹp thường gặp là:1 2
- Đặt trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang bên khi ngủ trong thời gian dài. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này không chỉ xảy ra khi trẻ ngủ trên giường, nôi mà còn xảy ra nếu đặt trẻ ngồi trên ghế ô tô dành cho trẻ sơ sinh, xe đẩy, võng và ghế xếp. Nhưng vì tư thế ngủ này có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nên nó luôn được các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo cho đến khi trẻ được 1 tuổi.
- Các vấn đề trong tử cung trước khi trẻ được sinh ra liên quan đến áp lực có thể đè lên hộp sọ em bé, như xương chậu của mẹ hoặc từ trẻ khác trong cặp song sinh.
- Trẻ sinh non có nhiều khả năng phát triển đầu dẹt hơn. Vì hộp sọ của chúng mềm hơn khi mới sinh ra. Trẻ có thể phải nằm ngửa trong thời gian dài mà không được xoay trở vì vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như những trẻ cần ở lại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) để theo dõi và chăm sóc liên tục.
- Cơ cổ bị căng khiến trẻ khó quay đầu. Tình trạng này được gọi là chứng vẹo cổ. Vì khó quay đầu nên trẻ sơ sinh có xu hướng giữ đầu ở vị trí cũ khi nằm.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn không?
Hội chứng đầu phẳng có điều trị được không?
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của con bạn. Đa số trẻ sơ sinh không cần điều trị. Tình trạng này có thể hết khi trẻ bắt đầu biết ngồi. Một số trẻ khác, điều trị có thể bao gồm:1 2
- Thay đổi tư thế ngủ của con bằng cách quay đầu bé sang bên đối diện.
- Để con bạn dành thời gian nằm sấp khi thức và có người giám sát.
- Đội mũ bảo hiểm cho trẻ bị hội chứng đầu phẳng. Áp lực nhẹ nhàng của mũ bảo hiểm giúp cải thiện hình dạng đầu. Các điều chỉnh sẽ được thực hiện khi đầu trẻ phát triển. Điều trị với mũ bảo hiểm thường là từ 3 đến 6 tháng. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi của em bé và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đầu. Mũ bảo hiểm phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và theo dõi kiểm tra trẻ định kì.
- Trẻ sơ sinh bị hội chứng đầu phẳng cũng có do nguyên nhân vẹo cổ. Vì vậy, vật lý trị liệu và kế hoạch tập thể dục tại nhà thường là một phần của quá trình điều trị. Các bài tập rất đơn giản nhưng phải được thực hiện một cách chính xác. Hội chứng đầu phẳng không ảnh hưởng đến sự phát triển não của em bé. Nhưng cứng cổ có thể làm chậm sự phát triển sớm. Do đó, việc điều trị càng sớm càng tốt rất quan trọng.
Xem thêm: Như thế nào là tư thế ngủ an toàn cho bé?
Ngăn ngừa trẻ sơ sinh nằm nhiều bị bẹp đầu
Dù cho có khả năng mắc hội chứng đầu phẳng. Cha mẹ hoặc người chăm sóc phải luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Tuy nhiên, hãy tránh nằm võng, ghế ô tô, ghế nhún hay các chỗ ngủ không an toàn khác. Đảm bảo rằng trẻ sơ sinh có thể cử động đầu một cách thoải mái khi ngủ. Cha mẹ có thể giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nằm nhiều bị bẹp đầu bằng những thực hành đơn giản như thay đổi tư thế ngủ, bế trẻ và dành nhiều “thời gian nằm sấp”.
Thời gian nằm sấp2
Thực hành “thời gian nằm sấp” (tummy time). Dành nhiều thời gian để trẻ nằm sấp khi trẻ thức trong ngày dưới sự giám sát cẩn trọng của người lớn. Thời gian cho trẻ nằm sấp giúp hộp sọ phát triển hình dạng bình thường.
Ngoài ra nó còn khuyến khích trẻ học hỏi và khám phá thế giới. Nằm sấp cũng giúp trẻ sơ sinh tăng cường cơ cổ và học cách chống đẩy trên cánh tay. Điều này giúp phát triển các cơ cần thiết để trẻ tập bò và ngồi vững sau này.
Thay đổi tư thế bế trẻ1
Hầu hết các bậc cha mẹ thuận tay phải. Do đó, họ thường bế trẻ sơ sinh trên tay trái và đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang trái. Ở tư thế này, trẻ sơ sinh phải quay người sang phải để nhìn ra ngoài. Vì thế, bạn có thể đổi vị trí bế trẻ hoặc đặt con bạn trong nôi để khuyến khích trẻ tích cực quay đầu sang hai bên.
Ngoài ra, hãy ôm con của bạn thường xuyên hơn. Hạn chế thời gian để trẻ nằm ngửa hoặc tựa đầu vào bề mặt phẳng (như trên ghế ô tô, xe đẩy, võng…). Ví dụ, nếu con bạn đã ngủ gật trên xe đẩy, hãy đưa con bạn ra khỏi xe khi bạn về nhà thay vì để con bạn ngủ trên xe. Thường xuyên bế trẻ để giảm áp lực lên đầu.
Thay đổi vị trí đầu của trẻ (từ trái sang phải, từ phải sang trái) khi trẻ nằm ngửa khi ngủ. Không sử dụng gối mền để cố định trẻ ở một tư thế. Giường ngủ rộng rãi và an toàn sẽ giúp trẻ dễ dàng xoay trở trong đêm. Thường xuyên thay đổi vị trí của đồ chơi trong nôi sẽ khuyến khích bé quay đầu về phía không bị bẹp.
Hội chứng đầu phẳng sẽ được cải thiện theo thời gian và sự phát triển tự nhiên. Khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu tự thay đổi vị trí trong khi ngủ; vì vậy đầu của chúng không còn ở cùng một vị trí. Khi có thể tự ngồi, tình trạng trẻ sơ sinh nằm nhiều bị bẹp đầu thường sẽ không tồi tệ hơn. Sau đó, qua nhiều tháng và nhiều năm, khi hộp sọ phát triển. Vấn đề này sẽ được cải thiện, ngay cả trong những trường hợp nghiêm trọng.
Từ khóa » Con Bẹp đầu
-
Chứng đầu Bẹp ở Trẻ Sơ Sinh - Lời Khuyên Cho Cha Mẹ
-
Mẹo Hay Cứu Vãn Tình Trạng Bẹp đầu ở Trẻ Sơ Sinh - MarryBaby
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Chứng đầu Bẹt ở Trẻ Em Và Cách Xử Trí - Báo Tuổi Trẻ
-
Mẹ Sẽ Không Còn Lo Con Bẹp đầu Chỉ Với 4 Mẹo Hay Sau đây - AFamily
-
Trẻ Bị Bẹp đầu: Hội Chứng đầu Phẳng Và Cách Phòng Ngừa Dễ Dàng
-
Cách Nắn đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Bẹp Sẽ Tròn Lại Ngay
-
TRẺ SƠ SINH BỊ BẸP ĐẦU:... - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
Hội Chứng đầu Phẳng ở Trẻ Em | Vinmec
-
#6+ Cách Xoa Nắn đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Méo đúng Cách - FaGoMom
-
[Trả Lời Từ Bác Sỹ] Trẻ Bị Méo đầu Lớn Lên Có Hết Không - FaGoMom
-
Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Bẹp đầu | Vinmec
-
Con Bẹp Đầu: Mẹ Hãy Thực Hiện Ngay 6 Bí Kíp Hiệu Quả Này