Trẻ Sơ Sinh Rướn Mình, Vặn Mình Khi Ngủ: Hết Ngay Chỉ Nhờ Cách Này!
Có thể bạn quan tâm
Trẻ thường xuyên vặn mình, rướn mình khi ngủ mẹ đừng chủ quan nhé! Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé dễ bị trớ, chậm lớn, mất ngủ, ảnh hưởng sự phát triển cân nặng, chiều cao cũng như khả năng nhận thức của trẻ sau này.
Mục lục
- Giải thích hiện tượng vặn mình khi ngủ ở trẻ
- Quan điểm dân gian
- Quan điểm hiện đại
- Vì sao bé vặn mình, rướn mình khi ngủ?
- Nguyên nhân sinh lý
- Nguyên nhân bệnh lý
- Khắc phục tình trạng rướn người, vặn mình ở trẻ
- Đảm bảo không gian ngủ thoải mái cho trẻ
- Cho trẻ bú một lượng sữa vừa đủ
- Kiểm tra tã của con trước khi ngủ
- Tắm nắng thường xuyên cho trẻ
- Fitobimbi Sonno hỗ trợ giúp bé ngủ ngon, hạn chế vặn mình
Giải thích hiện tượng vặn mình khi ngủ ở trẻ
Nói về tình trạng vặn mình khó ngủ ở trẻ, có rất nhiều quan điểm giải thích về hiện tượng này như sau:
Quan điểm dân gian
Theo dân gian, hiện tượng bé vặn mình khi ngủ là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, nó thể hiện cơ thể trẻ đang dần phát triển và thích nghi với môi trường ngoài. Cụ thể, khi còn nằm trong bụng mẹ, tử cung quá nhỏ và ôm trẻ chặt đến nỗi con không còn không gian cử động nhiều, đặc biệt là vào những tháng cuối của tháng kỳ. Vì vậy, khi ra ngoài, một phần là trẻ chưa quen với không gian rộng lớn nên thường vặn mình, khua tay, múa chân trong tháng đầu sau sinh.
Một lý giải khác cũng được nhiều bà mẹ rỉ tai nhau cho rằng do chưa vệ sinh sạch sẽ lớp lông măng ở lưng trẻ, từ đó khiến con ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến tình trạng vặn mình.
Như vậy theo quan điểm dân gian, hiện tượng trẻ vặn mình hết sức bình thường, thường gặp ở trẻ từ 5-6 tuần tuổi và tự hết khi trẻ trên 4 tháng tuổi. Do đó, cha mẹ có thể yên tâm, không cần quá lo lắng.
Quan điểm hiện đại
Ngược lại so với quan điểm dân gian, các chuyên gia Nhi lại cho rằng, vặn mình khi ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu vitamin, canxi hoặc mất cân bằng hệ thần kinh. Lý giải quan điểm này là do trong tháng đầu mới sinh, nhu cầu canxi của trẻ rất cao nhưng sau khi rời bụng mẹ, lượng canxi giảm đột ngột khiến trẻ bị thiếu hụt dẫn tới tình trạng vặn mình, rướn người và hay thức giấc giữa đêm.
Vì sao bé vặn mình, rướn mình khi ngủ?
Trẻ rướn mình, vặn mình kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ
Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình kéo dài kèm theo tình trạng giật mình, khó ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc thì mẹ cần chú ý hơn vì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ được chia thành hai nhóm: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cha mẹ cần có kiến thức để xác nhận con vặn mình là do nguyên nhân nào, nếu là bệnh lý thì cần điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân sinh lý
Một số nguyên nhân sinh lý thường gặp khiến trẻ hay vặn mình khi ngủ phải kể đến là:
- Nơi ngủ không thoải mái: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khiến con thường xuyên vặn mình. Cụ thể, đệm quá cứng, gối đầu cao, phòng ngủ quá sáng, có nhiều tiếng ồn, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh đều là những yếu tố làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.
- Trẻ đói bụng hoặc quá no: Vì trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên mỗi lần bú chỉ được ít sữa. Bởi vậy mẹ cần cho con trẻ bú nhiều lần trong một ngày, tuy nhiên lưu ý mỗi lần bú vừa đủ. Việc để con bú quá no khiến con dễ tức bụng, dẫn đến vặn mình gây ra tình trạng ọc sữa, nôn trớ về đêm. Hoặc trẻ bú không đủ làm con đói về đêm, vặn mình và gián đoạn giấc ngủ.
- Trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi muốn đi tiểu hoặc đại tiện, trẻ sẽ vặn mình và rặn hết sức. Do đó, nếu con vặn mình khi ngủ, mẹ nên cho con đi vệ sinh.
- Tã của trẻ bị ướt: Trẻ sơ sinh có thể đi tiểu 16-20 lần mỗi ngày. Số lần đi tiểu của trẻ sẽ tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào lượng sữa trẻ bú. Mẹ phải thường xuyên kiểm tra tã của trẻ vì tã có thể bị ướt do con đi tiểu nhiều. Dấu hiệu nhận biết là hiện tượng vặn mình khi ngủ kèm theo biểu cảm khó chịu trên khuôn mặt.
- Trẻ bị quấn khăn quá chặt: Khi ngủ, trẻ thường vận động chân tay một cách vô thức. Nếu mẹ quấn khăn quá chặt sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và có phản ứng chống lại bằng cách vặn mình, gồng mình,…
Nguyên nhân bệnh lý
Nếu như trẻ vặn mình nhưng vẫn ngủ tốt, tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh, chúng sẽ tự hết khi trẻ lớn dần. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vặn mình kèm thêm các biểu hiện khác như da mẩn đỏ, lười ăn, đổ mồ hôi trộm, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc về đêm,… thì mẹ nên cẩn thận vì rất có thể đây là biểu hiện cho thấy con đang mắc bệnh.
Một số nguyên nhân bệnh lý gây nên tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Trào ngược dạ dày: Bệnh lý này bắt nguồn từ việc cho con bú quá no trước khi ngủ khiến con bị khó tiêu, dẫn đến trào ngược dạ dày. Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng vặn mình, nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh lý về gan: Bệnh có thể làm tổn thương não bộ của trẻ và dẫn tới tình trạng co giật.
- Hạ canxi huyết: Trong những tháng đầu mới sinh, nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh là rất nhiều. Khi bị hạ canxi huyết. trẻ sẽ có những biểu hiện như dễ kích động, ngủ không ngon, hay vặn mình và quấy khóc về đêm.
- Bệnh lý thần kinh: Các bệnh lý về rối loạn thần kinh bẩm sinh hoặc dây thần kinh bị tổn thương cũng khiến con ngủ không ngon, hay giật mình, vặn mình khi ngủ.
Khắc phục tình trạng rướn người, vặn mình ở trẻ
Trẻ vặn mình khi ngủ là cảnh mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng trải qua. Dù nguyên nhân là do sinh lý hay bệnh lý thì cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Khi trẻ ngủ không ngon thì cơ thể sẽ không phát triển toàn diện. Đây chính là hậu quả lâu dài mà cha mẹ cần lo lắng hơn cả.
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Dưới đây là một số biện pháp khắc phục mẹ có thể áp dụng:
Đảm bảo không gian ngủ thoải mái cho trẻ
Không gian ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một giấc ngủ chất lượng cho trẻ sơ sinh. Một không gian ngủ thoải mái cần đảm bảo các yếu tố bao gồm:
- Đệm mềm mại êm ái
- Chăn ga sạch sẽ, thơm tho
- Nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh
- Không gian yên tĩnh
- Đèn ngủ không quá sáng
Cho trẻ bú một lượng sữa vừa đủ
Trẻ sơ sinh luôn có cữ bú đêm. Sau khoảng 3-4 tiếng trẻ sẽ tỉnh dậy để ăn 1 lần. Do đó trước khi đi ngủ mẹ chỉ cần cho con bú vừa đủ, không để bé quá no hoặc đói bụng, tránh tình trạng nôn trớ xảy ra khi trẻ no và bứt rứt khó chịu quấy khóc khi bị đói.
Kiểm tra tã của con trước khi ngủ
Tã có thể bị ẩm ướt do ướt do trẻ đi tiểu đêm hoặc chật khiến con khó chịu. Vì vậy, trước khi ngủ, mẹ hãy tra lại tã của trẻ để đảm bảo ta luôn được khô thoáng và rộng rãi.
Tắm nắng thường xuyên cho trẻ
Thường xuyên cho trẻ tắm nắng lúc sáng sớm để trẻ hấp thu vitamin D. Vitamin D có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa canxi, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ được canxi hơn. Thực tế cho thấy, rất nhiều bà mẹ Việt vẫn nuôi con theo qua niệm kiêng cữ xưa như tránh nắng, tránh gió khi trẻ còn trong tháng. Việc kiêng khem quá mức này ảnh hưởng lớn tới việc hấp thụ canxi ở trẻ nhỏ, dẫn tới trẻ trong tháng đều có hiện tượng vặn mình, rướn mình, khóc đỏ au mắt, tím tái vì thiếu canxi.
- Thời gian tắm nắng từ 10 – 15 phút. Mẹ cần cởi bớt quần áo trẻ để tắm, cởi từ từ, không nên cởi hết một lúc khiến cơ thể trẻ chưa quen có thể bị cảm nắng. Sau khi tắm nắng xong cần lấy khăn mềm lau sạch mồ hôi và cho trẻ ngồi trong nơi thoáng mát, mặc quần áo cotton rộng.
- Có thể tắm nắng liên tục như vậy tới khi trẻ lớn hơn.
Nguồn canxi thời điểm này được cung cấp từ sữa mẹ, vì vậy mẹ cần ăn uống đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu và uống thêm các thực phẩm bổ sung canxi. Ngoài ra, mẹ cũng cần tắm nắng để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng, các mẹ sau sinh không nên kiêng khem nhiều như chỉ ăn thịt nạc rang khô với mắm, muối, gừng, nghệ, ăn rau luộc thông thường… Nên thay đổi thực ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, có như vậy con trẻ mới có thể khỏe mạnh khi bú sữa từ mẹ.
Fitobimbi Sonno hỗ trợ giúp bé ngủ ngon, hạn chế vặn mình
Sonno Bimbi là siro được sản xuất tại Ý với thành thần là các loại thảo dược từ thiên nhiên như: dịch chiết hoa Lạc tiên tây, dịch chết hoa Đoạn lá bạc, dịch chiết và tinh dầu Tía tô đất. Tất cả những nguyên liệu này đều có tác dụng giúp bé ngủ ngon sâu giấc, giảm căng thẳng, từ đó con không còn xuất hiện tình trạng vặn mình khi ngủ nữa.
Sản phẩm được kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn của CGMP – Hoa Kỳ, không chứa đường Lactose, không dư kim loại nặng hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra với hương bị thơm ngon dễ uống, tạo cảm giác yêu thích cho trẻ. Để được tư vấn chi tiết, ba mẹ vui lòng gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800.8070 để được chuyên gia hỗ trợ.
Kết luận: Như vậy, trên đây là thông tin cần thiết mà mẹ cần biết về hiện tượng vặn mình ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường cho đến khi nó xuất hiện kèm các triệu chứng khác. Vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển toàn diện của trẻ nên mẹ cần chuẩn bị các biện pháp để kiểm soát tình trạng này.
Từ khóa » Em Bé Vặn Mình Khi Ngủ
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Xử Lý | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Gầm Gừ Có Nguy Hiểm Không? - BioAmicus
-
Bé Sinh được 2 Tuần Bị Vặn Mình Và Giật Mình Khi Ngủ
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Rướn Người, Giật Mình, Không Sâu Giấc Lý Do Vì ...
-
Sai Lầm Cha Mẹ Hay Mắc Phải Khi "trị Bệnh" Vặn Mình ở Trẻ
-
TOP 10+ Mẹo HAY Cho Mẹ Bỉm Chữa Vặn Mình, Hay Rướn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Thanh Vũ
-
Bé Ngủ Không Ngon, Hay Vặn Mình, Là Bệnh Gì? - Báo Người Lao động