Trẻ Sơ Sinh Tháng đầu Tăng Bao Nhiêu Kg? Cách Giúp Trẻ 1 Tháng Tuổi ...
Có thể bạn quan tâm
- 1. Đặc điểm nổi bật của bé 1 tháng tuổi
- 2. Trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg là chuẩn?
- 3. Các cách làm trẻ 1 tháng tuổi tăng cân
- 3.1. Quan tâm tới giấc ngủ của bé
- 3.2. Cho trẻ bú đúng cách
- 3.3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Một tháng sau khi sinh là khoảng thời gian mới mẻ, lạ lẫm cho cả mẹ và bé, đặc biệt là với những người làm mẹ lần đầu. Với bé, bé phải tập thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Còn mẹ thì phải chăm sóc bé, quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của bé.
Rất nhiều mẹ băn khoăn không biết trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg là tốt. Cùng theo dõi thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác.
1. Đặc điểm nổi bật của bé 1 tháng tuổi
Khi còn ở trong bụng mẹ, bào thai sẽ phát triển theo tư thế cuộn tròn. Vì thế, hầu hết những bé 1 tháng tuổi sau khi chào đời vẫn chưa thể duỗi thẳng cơ thể, các bộ phận tay, chân và cổ có hình dáng hơi cong. Trong quá trình phát triển của bé, cơ thể sẽ dần dần duỗi thẳng ra để trở về tư thế thẳng bình thường.
Theo bản năng, những bé 1 tháng tuổi bắt đầu biết bám và tìm đường đến bầu sữa mẹ. Ngoài ra, bé có một số khả năng khác như cầm nắm, bé có thể nắm lấy bất cứ cái gì được đặt trong lòng bàn tay mình. Bé cũng rất thích xòe rộng bàn tay.
Đọc thêm:
Cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ trong một ngày?
Chăm sóc con nhỏ, mẹ đã biết các giai đoạn phát triển của trẻ chưa?
Ở độ tuổi này, các mẹ có thể thấy trẻ có một số biểu hiện có vẻ bất thường nhưng thật sự là sinh lý của trẻ như giật mình, duỗi thẳng tay chân và sau đó nhanh chóng co tròn lại.
Về giấc ngủ, hầu hết thời gian trong ngày bé dành để ngủ. Giấc ngủ của bé rất quan trọng, giúp cơ thể bé tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, đặc biệt là não bộ. Trung bình mỗi ngày bé ngủ khoảng 15 đến 16 tiếng, chỉ khi bé đói hay khó chịu trong người bé mới thức giấc.
Về giác quan, các giác giác quan của bé như vị giác, thính giác, khứu giác, thị giác phát triển rõ rệt so với lúc trước còn trong bụng mẹ. Cụ thể, bé thích mở mắt nhìn những gì đang diễn ra, thích nghe tiếng mẹ, mũi có thể ngửi được mùi sữa mẹ và phân biệt được vị cay, đắng, chua,...
2. Trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg là chuẩn?
Bên cạnh việc để ý sự phát triển các kỹ năng của bé, cân nặng của bé ở thời điểm này cũng là chỉ số rất quan trọng mà các mẹ không thể bỏ qua. Rất nhiều mẹ thắc mắc, trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg là chuẩn, tốt cho sự phát triển của bé.
Theo các chuyên gia, mỗi bé có thể trạng khác nhau nên mức tăng cân là khác nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, trung bình các bé có thể tăng từ 1 – 1,2 kg. Ở giai đoạn phát triển tiếp theo, bé tăng cân chậm hơn, cụ thể từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 bé tăng 0,6 kg/tháng, từ tháng thứ 6 đến khi bé được 1 tuổi, bé tăng 0,4/kg. Sau khi tròn 1 tuổi, trẻ chỉ tăng khoảng 2 kg/năm. Nhìn chúng, bé càng lớn thì tốc độ tăng cân của bé càng chậm lại.
Các mẹ cũng cần lưu ý hiện tượng sụt cân xảy ra trong trong tuần đầu tiên khi vừa chào đời là hiện tượng sinh lý bình thường, không là vấn đề đáng lo ngại. Bước sang tuần 2 - 3, cân nặng của bé 1 tháng tuổi sẽ lại tăng đều và có sự phát triển bứt phá so với lúc bé mới sinh.
Vì vậy, nếu bé xuất hiện hiện tượng giảm cân đột ngột hoặc tăng cân chậm hơn so với bạn bè đồng lứa, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tốt nhất lànên quan sát và theo dõi cân nặng và so sánh với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để biết con có tăng cân đạt tiêu chuẩn không.
Theo WHO, việc tăng cân của trẻ sơ sinh được xem là bình thường thông qua các tiêu chí cụ thể sau:
- Cân nặng của bé thường giảm từ 5 -10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trở lại trong những tuần sau đó.
- Bé có thể tăng từ 1 - 1.2kg/tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm.
- Bên cạnh việc chú ý cân năng của con, các mẹ cần đặc biệt quan tâm chiều dài của trẻ cũng như chu vi đầu. Cụ thể, trong vòng 12 tháng đầu đời, chiều dài của trẻ có thể tăng 1.5 lần và chu vi vòng đầu tăng khoảng 11cm.
3. Các cách làm trẻ 1 tháng tuổi tăng cân
3.1. Quan tâm tới giấc ngủ của bé
Như đã nói, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khi bé ngủ chính là lúc cơ thể trẻ đang phát triển cả về chiều cao, cân nặng và não bộ. Vì vậy, ở giai đoạn này, bé cần ngủ rất nhiều, trung bình bé sẽ ngủ 15-16 giờ và có thể lên tới 20 giờ mỗi ngày.
Để bé phát triển tốt nhất, các bậc phụ huynh nên quan tâm, chăm sóc giấc ngủ cho bé, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để bé có giấc ngủ ngon và đầy đủ. Nếu bé ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cân nặng của trẻ.
3.2. Cho trẻ bú đúng cách
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển. Do đó, muốn trẻ tăng cân đúng chuẩn thì mẹ cần cho bé bú đúng cách để giúp bé bổ sung năng lượng cần thiết cho sự phát triển đầy đủ của cơ thể.
Cụ thể, các bác sĩ khuyến cáo các bé sơ sinh nên được cho bú mẹ mỗi 2-3 giờ/lần hoặc nhiều hơn tùy theo nhu cầu của mỗi bé. Khi bé lớn hơn, khoảng cách giữa các cữ bú có thể giãn cách hơn.
3.3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Như đã nói ở trên, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với bé nên mẹ phải có chế độ dinh dưỡng khoa học. Theo đó, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, các mẹ không nên kiêng khem quá nhiều. Mẹ nên uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm, ăn đủ các loại thực phẩm rau xanh, thịt cá, trứng, sữa để tăng dinh dưỡng vào sữa mẹ, giúp bé bú nguồn sữa đủ chất, từ đó tăng cân nhanh hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc của các bậc cha mẹ về trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg là chuẩn. Tuy nhiên, cần lưu ý với mỗi bé khác nhau, sự tăng cân là khác nhau. Bên cạnh việc quan tâm tới chỉ số cân nặng, các mẹ cũng cần quan tâm tới chu vi vòng đầu và chiều cao của con để đảm bảo con phát triển tốt nhất.
Những điều bố mẹ cần biết về giai đoạn “vàng” tăng trưởng để giúp trẻ tăng chiều caoTác giả: Ngọc Điệp Theo Doanh nghiệp tiếp thị Link bài gốc Link bài gốc Copy link
- Chia sẻ
- trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg
- trẻ sơ sinh
- giai đoạn phát triển
- chế độ dinh dưỡng
- chăm sóc bé
- Tổ chức Y tế Thế giới
Bạn thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe gì dưới đây ? Phát triển cơ thể Dành cho mẹ Dành cho bé Nuôi dạy con Đăng ký nhận tin
Vui lòng nhập Email của bạn
Hoàn thànhBài viết đọc nhiều
Phụ nữ sau sinh không nên ăn rau gì? Điểm danh các loại rau bà đẻ không nên ăn Gợi ý món ăn giúp bé tăng cân nhanh để mẹ bổ sung vào thực đơn cho bé Biểu hiện trẻ mọc răng và phụ huynh nên làm gì khi trẻ mọc răng? Ăn gì dễ sảy thai? Tìm hiểu những loại thực phẩm gây sảy thai cao ở bà bầu Thực hư chuyện cai sữa bằng lá dâu cho bé như thế nào? Nên cai sữa cho bé khi nào? Các cách cai sữa cho bé mẹ cần biếtBài viết cùng chủ đề Phát triển cơ thể
5 cách tăng cường miễn dịch cho trẻ trước khi quay trở lại trường học Khi nào trẻ sơ sinh có thể đi bơi? Tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ nên làm gì?Tiêm chủng
Nóng: Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em Tác dụng phụ của vaccine phòng cúm ở trẻ có thể gặp là gì? 8 trường hợp cần hoãn tiêm vaccine cho trẻ mà cha mẹ nên biếtChăm sóc da cho bé
Những lưu ý khi sử dụng kem chống muỗi cho trẻ Chọn kem chống nắng mùa hè cho trẻ đúng cách: SPF bao nhiêu là đủ? Những vấn đề về da ở trẻ thường gặp vào mùa đôngDinh dưỡng
9 thực phẩm tốt cho trí não của trẻ khi bước vào năm học mới 8 thực phẩm giàu chất xơ phổ biến trong mùa đông tốt cho trẻ bị táo bón Gợi ý món ăn nhẹ tăng miễn dịch cho trẻ cực dễ làmBệnh của bé
6 siêu thực phẩm giúp kiểm soát viêm tiểu phế quản ở trẻ em khi bệnh đang vào mùa 7 triệu chứng thể chất cảnh báo sức khỏe của trẻ đang có vấn đề cha mẹ không nên bỏ qua Làm thế nào để xác định xem con bạn có nguy cơ mắc bệnh máu khó đông hay không?Dành cho bé
6 siêu thực phẩm giúp kiểm soát viêm tiểu phế quản ở trẻ em khi bệnh đang vào mùa 5 cách tăng cường miễn dịch cho trẻ trước khi quay trở lại trường học 7 triệu chứng thể chất cảnh báo sức khỏe của trẻ đang có vấn đề cha mẹ không nên bỏ qua Hỏi bác sỹBS. Nguyễn Xuân KiênBác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108Ths-BS Nguyễn Đình VươngKhoa Ngoại Tổng hợpTư vấn và giải đáp những khúc mắc về bệnh Tiểu Đường từ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.Đọc nhiều nhất
Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thaiTừ khóa » Tốc độ Tăng Cân Của Bé Sơ Sinh
-
Trẻ Sơ Sinh Tăng Bao Nhiêu Kg Trong 1 Tháng đầu Tiên Là đủ? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Tăng Bao Nhiêu Kg Trong 1 Tháng đầu Tiên Là đủ? | Vinmec
-
Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh Bao Nhiêu Là đạt Chuẩn?
-
Tiêu Chuẩn Tăng Cân ở Trẻ Sơ Sinh – Chuẩn Nào Dành Cho Con?
-
Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Như Thế Nào Là đúng Chuẩn? Mebe1080
-
Mỗi Tháng Trẻ Sơ Sinh Tăng Bao Nhiêu Kg Là đủ? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Hướng Dẫn đánh Giá Tiêu Chuẩn Cân Nặng Trẻ Sơ Sinh Sau 1 Tháng
-
Bé 1 Tháng Tuổi Cân Nặng Bao Nhiêu Và Phương Pháp Cải Thiện
-
10 Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Nhanh Và đều Mẹ Nên áp Dụng
-
Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Như Thế Nào Là đúng Chuẩn? Mebe1080
-
Mỗi Tháng Bé Tăng Bao Nhiêu Cân Là Đủ Ở Các Độ Tuổi - Elipsport
-
Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
-
Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Quá Nhanh Có Nguy Hiểm? - VnExpress Sức Khỏe
-
Tốc độ Tăng Cân Của Trẻ Sơ Sinh Và Tình Trạng Chậm Tăng Cân ở Trẻ
-
"Giật Mình" Với 4 Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân - Hello Bacsi
-
Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân: Quá Nhanh Hay Quá Chậm đều Nguy Hiểm
-
Biểu đồ Chuẩn Chiều Cao Và Cân Nặng Cho Trẻ Sơ Sinh 0-12 Tháng
-
Phải Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Mẹ Có Biết: Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi Tăng Bao Nhiêu Cân Là Tốt Chưa?