Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Nhưng Không đi Ngoài Có Sao Không?
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài không chỉ khiến ba mẹ lo lắng mà còn gây khó chịu cho chính bé. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến ở các bé và có nhiều giải pháp bạn có thể cân nhắc để cải thiện.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Khi thấy bé ít hoặc không đi ngoài mà lại xì hơi nhiều, ba mẹ dễ lo lắng rằng hệ tiêu hóa của con đang không khỏe. Thế nhưng, các bé ở những độ tuổi khác nhau với các chế độ dinh dưỡng khác nhau sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau. Bạn cần nắm kỹ điều này để biết tần suất đi ngoài và xì hơi của con có bình thường không.
Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày?
Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh 1 ngày không đi ị có sao không hay trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài? Nếu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài có sao không? Ngược lại trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày thì có vấn đề gì không?
Trên thực tế thì trẻ vài tuần đến vài tháng tuổi thường đi ngoài ít hơn trẻ mới sinh vài ngày tuổi và vẫn có một số bé từ 2 tháng tuổi trở lên đi ngoài 1 lần/ngày hoặc nhiều hơn nên bố mẹ không cần quá lo lắng về tần suất đi ngoài của trẻ.
Ngoài độ tuổi, tần suất đi ngoài phụ thuộc một phần vào những gì bé ăn uống:
- Nếu bé chỉ bú sữa mẹ, con có thể không ngoài mỗi ngày vì cơ thể bé có thể sử dụng gần như tất cả các thành phần của sữa mẹ để lấy dinh dưỡng và đào thải rất ít. Sau khoảng 6 tuần đầu tiên, bé có thể không đi ngoài trong vài ngày đến 1 tuần.
- Những bé bú sữa ngoài có thể đi ngoài 4 lần mỗi ngày hoặc chỉ một lần trong vài ngày.
- Sau khi con bắt đầu ăn thức ăn rắn, tần suất đi ngoài của bé sẽ thay đổi hoàn toàn. Khi này, bạn sẽ có thể quan sát loại thức ăn nào khiến bé xì hơi nhiều mà không đi ngoài.
Nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và đi ngoài ít hơn tần suất kể trên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Hãy quan sát các biểu hiện của con để xác định nguyên nhân vấn đề.
Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?
Nhiều cha mẹ thường lo lắng không biết trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không hay trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và to có sao không?
Nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, đừng quá lo lắng vì điều này được xem là hoàn toàn bình thường. Đây là một phản xạ tự nhiên giúp đẩy khối hơi trong bụng ra ngoài, làm cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu tương tự như tình trạng trẻ ợ hơi.
Thực chất, tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều thường xảy ra do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu khi có thêm một yếu tố bên ngoài tác động không tốt lên hệ tiêu hóa. Nếu trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu trong thời gian dài, cả hệ tiêu hóa của bé nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, nếu bạn thấy trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn bình thường, hay thậm chí trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài, thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé có vấn đề. Lúc này, cha mẹ cần tìm cách xử lý phù hợp để giúp con nhanh thoát khỏi tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều
Đôi khi, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài có thể do bị táo bón, một chứng khá thường gặp ở trẻ em. Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ có thể khiến bé đánh hơi nhiều nhưng không đi ị và khi bé đi ngoài, phân sẽ cứng, khô, nhỏ.
Trường hợp bé sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ị, bạn hãy kiểm tra xem bé có các dấu hiệu và triệu chứng khác của táo bón hay không:
- Không muốn bú
- Phân cứng, nhỏ
- Khóc lóc hoặc khó chịu
- Phân khô và có màu sẫm
- Căng thẳng, gồng đến đỏ người mà không thể đi ngoài.
Thế nhưng, có thể trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài nhưng lại không phải do táo bón. Tùy vào chế độ dinh dưỡng của bé mà nguyên nhân bé xì hơi nhiều sẽ khác nhau:
Đối với trẻ sơ sinh xì hơi nhiều đang bú sữa
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bú sữa mẹ ít khi bị táo bón vì sữa mẹ có chứa nhiều phân tử đạm nhỏ, mềm, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Bé bú mẹ bị xì hơi nhiều thì nguyên nhân có thể là do chế độ ăn của mẹ có chứa các thực phẩm dễ gây đầy hơi như hành, tỏi, rau cải, đậu… khiến sữa mẹ bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng bé xì hơi nhiều. Thêm vào đó, mẹ cũng nên kiểm tra lại liệu mình đã cho bé bú đúng tư thế chưa. Nếu bé chỉ ngậm núm vú mà không ngậm hết quầng vú màu nâu quanh núm vú thì sẽ có xu hướng nuốt khí nhiều hơn bú sữa mẹ. Và điều này khiến trẻ nuốt nhiều khí vào bụng, từ đó cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng trẻ xì hơi nhiều.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể bị xì hơi nhiều nếu nuốt phải nhiều không khí khi bú. Đây là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non nớt. Trường hợp bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không có triệu chứng táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, ba mẹ không cần quá lo lắng.
Đối với trẻ đang ăn dặm với thức ăn đặc
Việc bắt đầu thử thức ăn đặc có thể khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và đi ngoài ít hơn. Đây là tình trạng thường thấy khi bé tập làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa. Bạn có thể cho trẻ bắt đầu ăn thức ăn mới một cách từ từ và riêng rẽ từng món một để có thể xác định các thức ăn gây xì hơi hoặc khiến trẻ đi ngoài khó khăn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn mới bắt đầu tập ăn thô, sữa vẫn là nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chính cho trẻ, do đó tốt nhất mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì việc cho bé bú mẹ hoặc dặm thêm công thức sữa có chứa đạm mềm, dễ tiêu cho bé. Ngoài ra, đạm mềm dễ tiêu trong sữa còn giúp bé hạn chế nguy cơ táo bón và hỗ trợ quá trình tập ăn dặm của bé diễn ra suôn sẻ hơn.
Giải pháp khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài
Đa số trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hay bị táo bón sẽ tự giảm nhẹ dần khi hệ tiêu hóa của con phát triển hơn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ba mẹ cần can thiệp bằng các cách sau:
1. Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều phải làm sao? Cho con đi khám
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài hay trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài phải làm sao? Nếu bé cưng nhà bạn có kèm với các triệu chứng sau thì bạn nên đưa bé đi thăm khám ngay:
- Sốt
- Nôn mửa
- Chướng bụng
- Khóc quá nhiều
- Không bú hay ăn
- Cong lưng như thể bé đang bị đau.
2. Điều trị tại nhà cho bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ị
Sau khi đưa trẻ đi khám, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên thử các biện pháp điều trị tại nhà cho con không. Một số cách có thể kể đến như:
- Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ hoặc của bé: Với các bé bú mẹ, mẹ cần xem lại chế độ ăn của bản thân. Nếu trong thực đơn mỗi ngày có quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, khiến bé xì hơi nhiều rau cải, đậu, hành, tỏi… thì cần hạn chế. Nếu bé đã ăn dặm, ăn thức ăn đặc, bạn có thể cho trẻ ăn thêm các thực phẩm nhiều chất xơ để giúp bé dễ đi ngoài hơn.
- Bù nước cho bé: Với các bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ sơ sinh xì hơi nhiều uống nước. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể cho bé uống các loại nước ép nhuận tràng như nước táo hay nước lê không. Việc cho trẻ trên 6 tháng uống nước cũng có thể giúp phân bé mềm hơn đấy.
- Cho bé tập thể dục: Khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, bé có thể cần vận động để đi ngoài dễ hơn. Bạn hãy di chuyển chân con theo chuyển động đạp xe đạp để hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Bạn cũng có thể thử bế bé trong tư thế đứng để trẻ có thể “bước đi” trong lòng bạn.
- Cho trẻ sơ sinh xì hơi nhiều massage và tắm nước ấm: Bạn có thể thử xoa bóp bụng và cơ thể con để giúp con thư giãn và mở các cơ đang bị căng ở bụng. Bạn cũng có thể thử tắm nước ấm cho con để giúp bé thư giãn.
- Dùng thuốc: Nếu bạn đã thay đổi cách cho ăn, chế độ ăn uống hoặc tập thể dục cho bé mà tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và táo bón vẫn không bớt, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc glycerin cho trẻ sơ sinh. Thuốc này có thể cải thiện tình trạng đi ngoài của bé, từ đó giúp bé thoải mái và ngủ ngoan hơn.
Cách phòng tránh tình trạng đầy hơi cho trẻ
Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài là hạn chế các yếu tố gây đầy bụng, khó tiêu cho bé:
- Nếu bé đang bú sữa mẹ, hãy đảm bảo trẻ bú đúng tư thế. Đầu của bé nên cao hơn phần dạ dày để bé dễ dàng ợ hơi khi lỡ hít không khí vào bụng.
- Lựa chọn công thức sữa dễ tiêu hóa và hấp thu với đạm mềm, nhỏ tự nhiên.
- Hỗ trợ bé ợ hơi bằng cách vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú.
- Mẹ cho con bú không nên ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ, khó tiêu.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là khác nhau tùy độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của bé. Bạn cần xác định được nguyên nhân này mới có thể giúp con yêu cải thiện tình trạng đúng cách.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Xì Hơi ở Trẻ Em
-
Trẻ Hay Xì Hơi Là Bình Thường Hay Bất Thường? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Bình Thường Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bé Xì Hơi Nhiều, Mẹ Có Cần Phải Lo Lắng? - MarryBaby
-
Trẻ Sơ Sinh đánh Hơi Nhiều Là Bình Thường Hay Bất Thường?
-
Những điều Bí ẩn Quanh Mùi Xì Hơi Của Trẻ Sơ Sinh | Genetica®
-
Bé "xì Hơi" Nhiều, Mừng ít Hơn Lo | NutiFood Việt Nam
-
Mẹ Phải Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Nhưng Không ị?
-
Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Đầy Hơi ở Trẻ Nhỏ - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Một Số điều Cần Biết Về đầy Hơi ở Trẻ Nhỏ
-
Hệ Tiêu Hóa Trẻ Sơ Sinh “lên Tiếng”: Đánh Rắm, Xì Hơi Nhiều Là Do đâu?
-
Nguyên Nhân Gây đầy Bụng, Khó Tiêu ở Trẻ Nhỏ
-
Bé đánh Hơi Nhiều Và Hay Són Phân - Bệnh Viện Từ Dũ
-
5 Cách Chữa đầy Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất - Vinamilk