Trẻ Sốt Không Ra Mồ Hôi Có Sao Không? Cách Hạ Nhiệt độ An Toàn
Có thể bạn quan tâm
Nếu trẻ sốt không ra mồ hôi khi bố mẹ đã tìm đủ mọi cách hạ sốt cho trẻ thì đây thực sự là một điều đáng lo lắng. Cùng đi tìm hiểu hiện tượng này cũng những giải pháp xử lý hiệu quả thông qua bài viết sau đây!
Nội dung bài viết
- 1/ Trẻ sốt không ra mồ hôi có sao không?
- 2/ Khi trẻ sốt xong ra nhiều mồ hôi có tốt không?
- 3/ Cần làm gì khi trẻ sốt không ra mồ hôi
1/ Trẻ sốt không ra mồ hôi có sao không?
Trẻ sốt không ra mồ hôi là hiện tượng khá nguy hiểm khi đây có thể được biết đến như biểu hiện của trẻ không thể hạ sốt được, ẩn chứa những vấn đề nghiêm trọng về bệnh lý của trẻ.
Theo khoa học, khi bị sốt thì thân nhiệt sẽ tăng lên so với bình thường (37,5 độ C) và sẽ chỉ hạ sốt khi toát ra nhiều mồ hôi, lúc này cơ thể mới dần dần khỏe trở lại. Chính vì lẽ đó mà sốt, người ta thường mặc đồ thoáng khí và ăn đồ ăn nóng để mồ hôi toát ra giúp cơ thể hạ sốt hiệu quả.
Tình trạng trẻ sốt không ra mồ hôi được xem như hiện tượng đáng lo lắng, đặc biệt khi đi kèm các triệu chứng như: ho, sổ mũi, tiểu nhiều lần, tiêu chảy … thì có thể trẻ đang gặp các bệnh lý nặng do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu, bố mẹ nên chú ý để có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, không nên tự ý chăm sóc trẻ tại nhà.
Ngoài ra, dấu hiệu trẻ bị sốt khi cơ thể nhiệt độ tăng cao nhưng không thể đổ mồ hôi có thể trẻ đang gặp các vấn đề về nội tiết. Điều này khiến tuyến mồ hôi của trẻ không thể hoạt động được bình thường, các cân bằng của cơ thể bị phá vỡ dẫn đến tình trạng không thể hạ sốt. Điều này có thể dễ dàng gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Không toát mồ hôi ở trẻ nhỏ sau khi hạ sốt là hiện tượng bất thường
Để được điều trị tình trạng sốt cao không ra mồ hôi cho bé, cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế và bệnh viện để có phương pháp điều trị chuẩn xác nhất, tránh gây những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2/ Khi trẻ sốt xong ra nhiều mồ hôi có tốt không?
Tình trạng trẻ sốt không ra mồ hôi là điều đáng lo ngại còn khi trẻ nóng đổ mồ hôi nhiều thì bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bởi đây là dấu hiệu trẻ đang hạ sốt.
Sốt là do phản ứng tự nhiên của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng nên có thể được coi như một đấu hiệu tốt thể hiện hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động hiệu quả. Đặc biệt khi trẻ bị sốt về chiều và đêm thường cao hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục, kéo dài thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để có những cách chăm sóc tốt nhất. Một trong số đó là việc giúp trẻ hạ sốt được thể hiện thông qua biểu hiện toát mồ hôi nhiều ở trẻ.
Sau khi đắp trán bằng khăn ấm hoặc uống thuốc hạ sốt trẻ toát mồ hôi thể hiện:
- Cơ thể đang chống lại tình trạng nhiễm trùng hiệu quả thể hiện qua việc đổ nhiều mồ hôi ở trẻ.
- Hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động tốt. Đối với những trường hợp trẻ sốt nhẹ, trẻ có thể tự hạ sốt mà không cần uống thuốc và cơ thể sẽ khỏe dần sau vài ngày.
- Nhiệt độ cơ thể của bé đang hạ dần thông qua tuyến nội tiết mồ hôi thoát nước ra bên ngoài.
- Bé đang được hạ sốt đúng cách.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ ra quá nhiều mồ hôi nhưng trẻ vẫn sốt thì đây có thể là dấu hiệu biểu hiện trẻ đang gặp một số bệnh lý nghiêm trọng, bố mẹ không nên bỏ qua. Có thể là trẻ đã hạ sốt nhưng vẫn mắc các bệnh như: viêm màng não, viêm phổi, sốt rét … kèm theo triệu chứng như: da bé tím tái, bé khò khè, thở khó nhọc, quấy khóc, bỏ ăn, hoặc ngủ li bì, mê sảng …
Trẻ toát mồ hôi sẽ khiến cơ thể hạ sốt hiệu quả
Tham khảo thêm bài viết: bé bị sốt không rõ nguyên nhân
3/ Cần làm gì khi trẻ sốt không ra mồ hôi
Khi trẻ sốt cao mà không ra mồ hôi, bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tình tham khảo một số cách hạ nhiệt độ cơ thể cho bé như sau:
– Đặt trẻ nằm ở nơi thoáng khí để nhiệt độ cơ thể dễ cân bằng hơn, tuy nhiên cần chú ý gió ở ngoài trời bởi có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh gây ra cảm cúm ở trẻ nhỏ.
– Cởi bớt quần áo cho trẻ, không nên quấn quá nhiều khăn, mặc nhiều quần áo bởi sẽ khiến mồ hôi không thể toát ra khiến trẻ sẽ sốt cao hơn.
Sử dụng khăn ấm để trườm chán cho bé để giúp cơ thể trẻ hạ sốt
Ngoài ra, bố mẹ không nên sử dụng miếng dán hạ nhiệt bởi sản phẩm này thường được dùng khi trẻ say nắng, nóng. Việc sử dụng miếng hạ nhiệt không đúng cách có thể khiến cơ thể trẻ bị lạnh, tím tái … nguy hiểm.
– Khi trẻ sốt không ra mồ hôi thì rất có thể trẻ đang không được uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng. Mẹ nên tham khảo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc hạ sốt cũng như liều lượng để giúp trẻ toát mồ hôi, giảm nhiệt độ cơ thể hiệu quả. Thông thường loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ nhỏ được sử dụng là Phanadol. Tuyệt đối không sử dụng Aspirin bởi sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm đến não của trẻ nhỏ.
– Bố mẹ cho trẻ uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp trẻ đi tiểu nhiều để thanh lọc và làm mát cơ thể hiệu quả. Còn đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể chia nhiều lần bú và cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng, sức đề kháng đồng thời giúp trẻ cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn khi đang sốt.
– Đối với trường hợp trẻ sốt ra mồ hôi có nên bật quạt thì chỉ nên bật với tốc độ nhẹ để làm thoáng mát nơi nghỉ ngơi của trẻ khỏi sự bức bí, ngột ngạt, mệt mỏi. Mẹ cũng không nên cho con nằm trong phòng điều hòa, tránh tình trạng nhiễm lạnh khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện khi trẻ sốt không ra mồ hôi để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả. Điều này không chỉ giúp trẻ có thể nhanh chóng hạ sốt mà còn giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ ngay từ nhỏ.
Bên cạnh đó, trong lúc trẻ khỏe mạnh, bố mẹ nên chú trọng việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho con tránh các tình trạng ốm sốt.
Một sản phẩm được khuyến khích nên sử dụng đó là siro Difesa được nhập khẩu 100% từ Italy với tác dụng duy trì và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ hiệu quả, đặc biệt an toàn với hương vị thơm ngon dễ uống.
Tham khảo chi tiết về sản phẩm Difesa – Siro tăng đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch
Difesa dạng siro hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ khỏi tình trạng mệt mỏi, ốm sốt
Tình trạng trẻ sốt không ra mồ hôi thực sự sẽ trở nên nguy hiểm nếu bố mẹ không biết xử lý đúng cách. Lời khuyên được đưa ra đó là bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên môn để xác định bệnh lý chính xác cũng như điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bố mẹ có thể gọi điện đến 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm:
– Mùa đông trẻ bị sốt có nên đắp chăn không? Mẹ cần phải làm gì
– Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh nhanh chóng thực hiện thế nào?
– Trẻ em sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm? Khi nào thì uống hạ sốt
– Trẻ bị sốt về chiều và đêm cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
– Trẻ ra mồ hôi đầu khi ngủ là do đâu? Những cách xử lý cần biết
– 5 kinh nghiệm hạ sốt cho trẻ nhanh chóng, an toàn ngay tại nhà
Dược Sĩ Trần Thị Quỳnh ChiDược sĩ Trần Thị Quỳnh Chi – giám đốc phụ trách chuyên môn của hãng Buona Italy với rất nhiều nhãn hàng dành cho nhi khoa hàng đầu Italy.
buonavn.com/duoc-si-tran-thi-quynh-chi/Từ khóa » Hạ Sốt Vã Mồ Hôi
-
Đổ Mồ Hôi Khi Bị Sốt: Có An Toàn Không? | Vinmec
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều Sau Khi Bị Sốt Về Chiều Là Dấu Hiệu Bệnh Lý Nào?
-
Trẻ Ra Nhiều Mồ Hôi Sau Sốt Có đáng Lo Không? - MarryBaby
-
Sốt đổ Mồ Hôi Và Những điều Bạn Cần Lưu Tâm - YouMed
-
ĐỔ MỒ HÔI KHI SỐT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? –
-
Lưu ý đặc Biệt Khi Dùng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ
-
Triệu Chứng Sốt ở Trẻ: Bạn đừng Xem Thường! - Hello Bacsi
-
Bỏ Túi Những Cách Hạ Sốt Hiệu Quả Và An Toàn Cho Trẻ Nhỏ
-
Trẻ Bị Sốt Ra Nhiều Mồ Hôi Do đâu? Cách Chăm Sóc Cho Trẻ Như Thế ...
-
Sau Khi Uống Thuốc Hạ Sốt Trẻ Toát Mồ Hôi?
-
Sốt - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Xông Hơi Tại Nhà Có Hạ Nhiệt Giảm Sốt Nhanh Chóng Không?
-
Nguyên Nhân Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Và Cách điều Trị | Hapacol
-
Đổ Mồ Hôi Trộm Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm