Trẻ Sốt Xong Bị Nổi Mẩn đỏ Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Sốt là một trong những “thử thách” mà trẻ thường gặp trong những năm đầu đời, đó là cách để cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, trẻ sốt xong bị nổi mẩn đỏ lại có thể tiềm ẩn những nguyên nhân đến từ nhiều bệnh lý khác. Hãy cùng tham khảo bài viết này để có thêm thông tin và chăm sóc bé phù hợp nhé.
Menu xem nhanh:
- 1. Bản chất của sốt
- 2. Nguyên nhân trẻ sốt xong bị nổi mẩn đỏ?
- 2.1 Bệnh ban đào
- 2.2 Bệnh tay chân miệng
- 2.3 Ban đỏ nhiễm khuẩn
- 2.4 Bệnh sởi
- 3. Trẻ bị nổi mẩn đỏ sau khi hết sốt cần điều trị như thế nào?
1. Bản chất của sốt
Như đã nói ở trên, sốt là cách bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Các cơn sốt thường kết thúc trong khoảng vài ngày. Ba mẹ nên cho bé đi khám nếu sốt liên tục trong 24 giờ, nhiệt độ từ 38,8 độ trở lên.
Tuy nhiên, có một số vấn đề đi kèm sốt, trong đó có thể kể tới đó là trẻ bị bị mẩn đỏ (phát ban). Vậy nguyên nhân là do đâu?
2. Nguyên nhân trẻ sốt xong bị nổi mẩn đỏ?
Nếu trẻ bị sốt, sau đó phát ban, thì những nguyên nhân điển hình có thể gây ra tình trạng này, có thể kể tới như:
2.1 Bệnh ban đào
Bệnh này gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Nó thường bắt đầu với một cơn sốt cao, dao động từ 38,8 đến 40,5 độ C. Sốt thường kéo dài khoảng 3-7 ngày.
Ngoài sốt, bệnh ban đào có thể gây ra các triệu chứng khác như:
– Chán ăn
– Tiêu chảy
– Ho
– Sổ mũi
Khi cơn sốt giảm xuống, trẻ em thường sẽ phát ban màu hồng và hơi nhô cao trên thân mình (bụng, lưng và ngực) trong vòng 12 hoặc 24 giờ sau khi hết sốt.
Trong vòng 24 giờ sau khi hết sốt, trẻ có thể đi học trở lại bình thường và không có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khác.
Bệnh ban đào không có phương pháp điều trị cụ thể nào. Đây là tình trạng khá phổ biến và nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao, có thể kèm co giật, ba mẹ cần đưa con đi viện ngay để thăm khám bác sĩ và điều trị kịp thời.
2.2 Bệnh tay chân miệng
Trẻ bị nổi mẩn đỏ sau khi hết sốt cũng có thể là do bệnh tay chân miệng gây nên. Đây là một bệnh do vi rút phổ biến mà trẻ em thường mắc phải. Nó thường bắt đầu bằng sốt, đau họng và chán ăn. Sau đó, một vài ngày sau khi bắt đầu sốt, các vết loét xuất hiện quanh miệng, sau miệng.
Các vết loét ở miệng thường khiến trẻ rất đau và khó chịu, khóc nhiều và bỏ bú, bỏ ăn. Ngoài vết loét xuất hiện trong miệng, trẻ còn bị mẩn đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Trong trường hợp nặng hơn, nhiều trẻ còn nổi ban đỏ ở tay chân, mông và vùng sinh dục.
Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh tay chân miệng và thường nó sẽ hết trong vòng dưới một tuần. Các phương pháp điều trị cho bé có thể bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc xịt miệng để giảm đau do vết loét. Hãy đưa bé đi khám khi có các dấu hiệu bệnh tay chân miệng.
2.3 Ban đỏ nhiễm khuẩn
Bệnh còn có 1 tên gọi khác là “bệnh thứ 5” – fifth disease. Ban đỏ nhiễm khuẩn là 1 bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ em và không nghiêm trọng.
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn ban đầu có các triệu chứng giống như cảm lạnh và sốt nhẹ. Khoảng 7 đến 10 ngày sau, trên má bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Vết ban này hơi nổi lên và được mô tả như hoa văn của sơn mài. Nó có thể lây lan đến toàn thân và các chi, cũng như các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Đối với hầu hết trẻ em, “bệnh thứ năm” sẽ phát triển và tự khỏi mà không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, bệnh có thể là mối lo ngại đối với những phụ nữ mang thai bị bệnh, họ có thể truyền bệnh cho thai nhi trong bụng, hoặc những trẻ em bị thiếu máu gặp tình trạng bệnh này. Do đó, những trường hợp này cần thăm khám bác sĩ, nhất là khi triệu chứng ngày càng tồi tệ hơn.
2.4 Bệnh sởi
Cũng tương tự như các bệnh nêu trên, sởi sẽ bắt đầu bằng sốt, khi dấu hiệu sốt giảm dần, da bé sẽ nổi mẩn đỏ. Ban đầu, nốt mẩn đỏ se xuất hiện ở tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng, và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất, nó cũng biến mất theo thứ tự đã xuất hiện trên da của bé. Đặc điểm của phát ban do sởi đó là những vết mẩn đỏ có dạng sẩn, tức là gồ lên mặt da. Khi sởi biến mất, những vết mẩn đỏ này sẽ tạo thành vết thâm.
Ngoài sốt và phát ban, sởi còn có các triệu chứng khác như:
– Chảy nước mũi
– Ho
– Đỏ mắt
Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm phổi và viêm não do virus. Vì vậy, cha mẹ cần nhận định được các triệu chứng và cho con đi khám, điều trị sớm.
3. Trẻ bị nổi mẩn đỏ sau khi hết sốt cần điều trị như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, sốt kèm theo phát ban có thể được điều trị tại nhà.
– Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, ba mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con theo tư vấn của bác sĩ.
– Khuyến khích con uống nhiều nước, sữa hoặc chất điện giải
Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có các triệu chứng sau đây, bạn cần cho con đi khám bác sĩ bởi rất có thể bé gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn cần điều trị kịp thời:
– Đau họng
– Sốt trên 38,8 ° C trong 24 giờ trở lên, đặc biệt khi trẻ sốt trên 40 độ cần đi viện ngay
Tóm lại trẻ sốt xong bị nổi mẩn đỏ là hiện tượng khá thường gặp, và thường nguyên nhân là do virus. Bệnh có thể tự khỏi mà không phải điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ cần theo dõi bé chặt chẽ, đo nhiệt độ thường xuyên và theo dõi các triệu chứng của bé. Nếu trẻ có thêm các triệu chứng khác thường thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Từ khóa » Nó Cũng Nổi
-
Ta Nói Nó Dui | Huy Nam X Hoàng Yến Chibi | Official MV - YouTube
-
ĐAU ĐỂ TRƯỞNG THÀNH - ONLYC | HƯƠNG LY COVER - YouTube
-
Nổi Lo Này Là Không Sai, Và Nó Cũng... - Xã Tân Phú Trung - Facebook
-
3 Cách Xử Lý Khi Bị Nổi Mề đay Vào Buổi Tối Có Thể Bạn Chưa Biết!
-
Chữa Nổi Mề đay Hiệu Quả Tại Nhà - Tại Sao Không?
-
Hay Cáu Gắt Do đâu? 8 Nguyên Nhân Khiến Bạn Hay Nổi Nóng Cáu Gắt
-
Dân Ca Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bản Hát Lại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Không Nổi Tiếng Cũng đâu Có Sao! - ANBOOKS
-
Đáp án Game Đố Vui Dân Gian 850 Câu
-
Đến Cả Bạn Thân Minas Cũng Không Chịu đựng Nổi, Công Khai Lên ...
-
Nó Với Ai Cũng Nổi Bật | Parejas Lindas, Actrices, Actores - Pinterest
-
Phân Biệt Các Loại Men Nở, Bột Nở, Muối Nở Và Những Lưu ý Khi Sử ...