Trẻ Thấp Lùn Và Cách Tăng Chiều Cao Hiệu Quả - YouMed

Nội dung bài viết

  • Tổng quan về chứng thấp lùn
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ thấp lùn
  • Chẩn đoán hội chứng thấp lùn ở trẻ
  • Điều trị chứng thấp lùn

Trẻ thấp lùn không phải là hội chứng hiếm. Song ta cũng không được chủ quan với hội chứng này và dĩ nhiên, cách tăng chiều cao cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là điều mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu tìm hiểu những thông tin này qua bài viết sau nhé.

Tổng quan về chứng thấp lùn

Để có thể tìm ra cách tăng chiều cao hiệu quả phù hợp, bạn cần phải hiểu và chẩn đoán được chứng thấp lùn.

Thấp lùn là một bệnh lý khiến các cơ xương phát triển ngắn hơn bình thường. Người mắc chứng thấp lùn có chiều cao thấp hơn nhiều so với mức trung bình ở những người cùng trang lứa. Thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ chứng thấp lùn ở cả trẻ em lẫn người lớn.

Trẻ thấp lùn có chiều cao thấp hơn các bạn cùng trang lứa
Trẻ thấp lùn có chiều cao thấp hơn các bạn cùng trang lứa

Dựa vào nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết, chứng thấp lùn được phân loại thành: lùn không cân xứng và lùn cân xứng.

Lùn không cân xứng

Kỳ thực, đây là triệu chứng phổ biến nhất của hầu hết những người mắc bệnh thấp lùn. Họ có một cơ thể không cân đối, có sự chênh lệch nhất định giữa phần thân và các chi.

Nếu thân bình thường, các chi sẽ ngắn hơn và ngược lại, các chi dài (thực chất là vẫn ngắn so với mức bình thường), phần thân sẽ ngắn.

Tuy nhiên, không cần quá lo lắng về việc ảnh hưởng đến trí tuệ của triệu chứng này, nghiên cứu đã chỉ ra, hầu hết những người lùn không cân xứng đều có trí tuệ bình thường.

Có 2 nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh lý lùn không cân xứng là loạn sản sụn và loạn sản đầu xương và đốt sống di truyền.

Lùn cân xứng

Người mắc triệu chứng này có các cơ quan trên cơ thể hài hòa với nhau và dĩ nhiên, ngắn, nhỏ hơn mức bình thường. Đôi lúc một vài cơ quan chưa được phát triển hoàn thiện

Nguyên nhân chính của tình trạng này thiếu hụt hormone tăng trưởng (GH). Bạn không nghe lầm đâu. Cầu thủ số 1 thế giới Lionel Messi mắc hội chứng này và được chữa trị kịp thời.

Hormone tăng trưởng được tuyến yên sản xuất. Nếu trẻ thiếu hormone này, các cơ quan và xương sẽ không thể phát triển đầy đủ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thấp lùn

Trẻ thấp lùn thường có những biểu hiện trong quá trình phát triển như sau:

  • Kích thước cơ thể tương đối bình thường.
  • Tay và chân ngắn, không cân đối.
  • Kích thước ngón tay ngắn.
  • Cử động của khuỷu tay bị hạn chế.
  • Đầu to quá mức.
  • Trán nhô ra hoặc hỗng tràng và xương mũi có vẻ phẳng.
  • Chân vòng kiềng.
  • Hở hàm ếch.
  • Ngực rộng.
  • Giảm khả năng vận động ở khớp khuỷu tay.
  • Dị dạng hông, xương chậu, bàn chân bị xoắn vặn.
  • Gặp vấn đề về thị lực và thính lực.
  • Viêm khớp và khó khăn trong việc vận động khớp.
  • Trẻ có chiều cao thấp hơn bách phân vị thứ 3 trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ.
  • Tốc độ phát triển chậm hơn so với lứa tuổi.
  • Dậy thì chậm hơn, hoặc thậm chí là không dậy thì trong độ tuổi vị thành niên.

Chẩn đoán hội chứng thấp lùn ở trẻ

Trên thực tế, chứng thấp lùn là một bệnh lý dễ đoán và điều trị. Phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám nếu nhận thấy con mình có chiều cao thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa hoặc xuất hiện những dấu hiệu trên.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ có những cách sau để chẩn đoán trẻ thấp lùn.

Hỏi về tiền sử gia đình

Để xác định nguyên nhân trẻ thấp lùn có phải do di truyền hay không, các bác sĩ sẽ hỏi về chiều cao của các thành viên trong gia đình. Nếu cha mẹ thấp lùn, cách tăng chiều cao cho trẻ sẽ được thực hiện một cách đặc biệt để đạt được hiệu quả tối đa.

Đo đạc chiều cao, cân nặng

Việc đo cân nặng, chiều cao và chu vi đầu sẽ được thực hiện để bác sĩ xác định sự tăng trưởng của trẻ. Đồng thời xem xét tốc độ phát triển này có bất thường so với các bạn cùng trang lứa hay không.

Bác sĩ sẽ đo chiều cao để xác định trẻ thấp lùn
Bác sĩ sẽ đo chiều cao để xác định trẻ thấp lùn

Phụ huynh cũng nên cung cấp cho bác sĩ thông tin về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ để bác sĩ có thể đánh giá toàn diện nhất. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất cho việc xây dựng cách tăng chiều cao cho trẻ.

Thực hiện các xét nghiệm

Trong quá trình thăm khám, trẻ đôi khi sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang để xem sự phát triển của xương.
  • Chụp MRI để xem sự phát triển của tuyến yên và vùng dưới đồi.
  • Xét nghiệm nội tiết tố.
  • Xét nghiệm di truyền trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc hội chứng Turner.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng có thể được yêu cầu chẩn đoán sớm nếu bác sĩ siêu âm thấy thai nhi có bất thường. Chẳng hạn như kích thước các chi ngắn, không tương xứng với cơ thể. Những xét nghiệm sớm phát hiện tình trạng thấp lùn cũng là một trong những cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả ngay từ trong bụng mẹ.

Điều trị chứng thấp lùn

Thông thường, việc điều trị trẻ thấp lùn sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Cách này sẽ giúp cải thiện chiều cao hiệu quả.

Có rất nhiều cách để tăng chiều cao cho trẻ, trong đó, bác sĩ có thể chỉ định bơm hormone tăng trưởng như Lionel Messi từng làm cũng là một trong những cách phổ biến đối với các trường hợp thấp lùn do thiếu hormone. Cách thức này sẽ được kéo dài cho đến khi trẻ đạt chiều cao tối đa.

Một phương pháp điều trị phổ biến thường được sử dụng là phẫu thuật. Phương pháp này giúp định hình lại xương khớp, tăng kích thước cơ thể.

Thay đổi thói quen sống tích cực

Trên thực tế, phụ huynh có thể tạo cho trẻ thói quen lành mạnh – một cách tăng chiều cao tự nhiên và hiệu quả. Dưới đây là các cách giúp trẻ có thể tăng chiều cao tối đa trong giai đoạn phát triển:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong quá trình tăng trưởng của trẻ, phụ huynh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để con phát triển toàn diện. Dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến cách tăng chiều cao ở trẻ. Các bữa ăn nên đa dạng món, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít bất cứ chất nào.

Bên cạnh 3 bữa chính, ba mẹ có thể thêm các bữa phụ để bổ sung năng lượng cho trẻ hoạt động cả ngày. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp cho bé.

Xây dựng thói quen, sinh hoạt lành mạnh

Một trong những cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ, là chú ý  thói quen sinh hoạt hằng ngày:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Ngồi học đúng tư thế.
  • Không “nghiện” game, TV, điện thoại thông minh.

Tư thế, cả khi ngồi nằm hay đứng đều ảnh hưởng lớn đến việc tăng chiều cao của trẻ. Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ giữ vững tư thế thẳng lưng, trong mọi tình huống. Chính những thói quen này sẽ định hình cột sống và sự phát triển của xương trong tương lai.

Rèn luyện thể chất giúp tăng chiều cao

Việc tập luyện thể dục thường xuyên không chỉ hỗ trợ chiều cao của trẻ mà còn giúp tăng sức đề kháng. Phụ huynh nên khuyến khích và đồng hành cùng con tham gia các bộ môn như: bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội,…

trẻ thấp lùn chơi thể thao
Chơi thể giao là một trong những cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ thấp lùn

Bơi lội

Đây được xem là môn thể thao hỗ trợ tăng chiều cao tốt nhất cho trẻ. Bơi lội giúp trẻ tăng sức rướn cho cơ thể, một trong những cách tăng chiều cao tốt nhất. Ngoài ra, bơi lội đòi hỏi sự vận hành toàn cơ thể trong nước nên sẽ đốt rất nhiều năng lượng dư thừa và chất béo, giúp cơ thể thon gọn và săn chắc.

Bóng rổ và bóng chuyền

Bên cạnh bơi lội, bóng rổ và bóng chuyền cũng là môn thể thao đòi hỏi sức rướn, hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả.

Tóm lại, trẻ thấp lùn luôn là một trong những nỗi lo của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, phụ huynh không cần quá lo lắng khi đã nắm rõ các cách tăng chiều cao cho trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh để trẻ được phát triển toàn diện.

Từ khóa » Con Bị Lùn Phải Làm Sao