Trẻ Thừa Cân, Béo Phì Gia Tăng Mức đáng Báo động
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch
- Thực phẩm “năng lượng rỗng” đang làm gia tăng trẻ béo phì
53% cha mẹ không biết con mình béo phì
Từ đầu năm 2021 đến nay, con gái chị Phạm Mai Hương đang học trung học cơ sở ở quận Tây Hồ tăng cân nhanh chóng. “Con đặc biệt tăng cân nhanh khi nghỉ học ở nhà, nhất là hơn 2 tháng qua khi Hà Nội giãn cách xã hội, chỉ quanh quẩn trong nhà, bố mẹ không kiểm soát được khẩu phần ăn của con nên chỉ vài tháng mà con tăng tới 5kg. Tôi thật sự lo lắng khi chỉ số cân nặng của con đã vượt gần 10kg so với tiêu chuẩn”, chị Hương lo lắng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nguyên nhân trẻ thừa cân, béo phì ở trẻ là do ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh và tập thể dục không đầy đủ. Trên thực tế có nhiều bậc phụ huynh lại không biết con mình đang bị thừa cân mà điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp, để đến khi nhận thức rõ tình trạng của con thì trẻ đã bị thừa cân, béo phì. Việc giảm chế độ ăn, điều chỉnh giảm cân sẽ rất khó khăn.
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. Cũng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường. Nhiều bậc cha mẹ vì không chú ý, hoặc chủ quan cho rằng con chỉ nhỉnh cân hơn các bạn một chút nên đã không điều chỉnh, can thiệp kịp thời, dẫn đến khi nhận ra con béo phì thì rất vất vả trong việc điều chỉnh, chạy chữa.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, thừa cân, béo phì ở trẻ dẫn đến rất nhiều hệ lụy, như trẻ bị ảnh hưởng đến hệ nội tiết – chuyển hóa, dẫn đến hạ đường huyết, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, dễ gặp chứng ngừng thở khi ngủ và hội chứng giảm thông khí. Ngoài ra, thừa cân, béo phì ở trẻ còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật; tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… khi trưởng thành. Các chuyên gia cũng cảnh báo, tình trạng thừa cân, béo phì nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời sẽ để lại những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Trẻ béo phì nguy hiểm trong đại dịch
Theo Bộ Y tế, nhiều nghiên cứu mới đây đã xác định béo phì là một yếu tố nguy cơ tiến triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh. Trong đợt dịch thứ 4, hàng nghìn trẻ em ở Việt Nam đã mắc COVID-19 với biến thể Delta đã khiến nhiều trẻ em có bệnh nền và béo phì phải nhập viện, bệnh diễn biến nặng, nguy kịch. Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận điều trị rất nhiều trẻ em mắc COVID-19, trong đó có các bệnh nhi béo phì. Điển hình là bệnh nhi 15 tuổi, nặng 135kg, trú tại quận 8. Cậu bé nhanh chóng bị khó thở, suy hô hấp, tăng đông rồi rơi vào nguy kịch rất nhanh sau khi có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh nhi phải thở máy không xâm lấn, dùng kháng sinh, thuốc chống huyết khối, dinh dưỡng cân bằng. Sau 10 ngày điều trị hồi sức tích cực, cậu bé mới rút được ống thở.
Gần đây nhất, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận bệnh nhi 14 tuổi, cân nặng 100kg vào nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái. Bệnh nhi bị sốt cao liên tục, suy hô hấp nặng và thở nhanh, phổi tổn thương cả 2 bên, 2 lần xét nghiệm âm tính, được các bác sĩ nhanh chóng cho thở oxy mask. Đến lần xét nghiệm thứ 3, bệnh nhi đã có kết quả dương tính. Tuy nhiên, cháu bé không đáp ứng với thở oxy, tổn thương phổi diễn tiến nhanh, tổn thương gan, tổn thương các cơ quan do phản ứng viêm rất mạnh.
Theo PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cơ địa của cháu bé dư cân, béo phì là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khiến điều trị gặp nhiều khó khăn. Cháu bé đã được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức với thở máy, thuốc kháng viêm liều cao, kháng đông, kháng sinh phổ rộng. Sau 5 ngày cháu đã cải thiện, tỉnh và dần bình phục.
Số trẻ nguy kịch trong đợt dịch thứ 4 không ngừng gia tăng theo số ca bệnh. Tại Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, trung bình có khoảng 200 bệnh nhi là F0 điều trị, không ít trong số đó là bệnh nhi bị béo phì, diễn biến nặng rất nhanh, khi vào bệnh viện đã tổn thương phổi 2 bên nặng, cần thở máy không xâm nhập. Theo BS Quang, bệnh COVID-19 ở trẻ em đa số là nhẹ hoặc không triệu chứng, tuy nhiên đối với các bé trên 10 tuổi có các yếu tố nguy cơ cao như thừa cân, béo phì hoặc bệnh lý nền nặng thì thường diễn tiến nhanh với suy hô hấp do tổn thương phổi nặng.
Để nhận thức rõ hơn về tác hại của thừa cân, béo phì ở trẻ, Bộ Y tế đã phát động chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam với chủ đề “Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI – Đồng hành dinh dưỡng cùng con trong mùa dịch”. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, chương trình mong muốn mọi người có đánh giá đầy đủ về thực trạng và những nguy cơ tiềm tàng của thừa cân, béo phì ở trẻ em. Đồng thời mong muốn các chuyên gia đưa ra những khuyến nghị, giải pháp dinh dưỡng khoa học, phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2040 trên cơ sở tham vấn ý kiến của nhiều đơn vị chuyên môn, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước. Chiến lược tổng thể nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam, gồm 6 mục tiêu cụ thể với 29 chỉ tiêu. Trong đó, một trong số các mục tiêu quan trọng đó là khống chế thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, dự phòng các bệnh mạn tính không lây và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành.
Thiết nghĩ, để thực hiện đồng bộ các giải pháp Chiến lược, ngoài sự nỗ lực của chính quyền, cơ quan chức năng, cần huy động sự tham gia, hưởng ứng của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cùng chung tay hướng tới mục tiêu nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, nhóm giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là các bậc cha mẹ để có nhận thức đúng và đủ về dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng.
- Báo động thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam
- Gần 42% học sinh tiểu học thành thị bị thừa cân, béo phì
Từ khóa » Cậu Bé Béo Phì ở Trung Quốc
-
Cậu Bé Trung Quốc Nặng 90kg Khi Mới 6 Tuổi - Vietnamnet
-
Trẻ Béo Phì Trung Quốc Rơi Nước Mắt, Gồng Mình Giảm Cân
-
Cậu Bé 167kg Gây Xôn Xao Dư Luận Từng Kiên Trì Giảm Béo để đến ...
-
Ngày Càng Nhiều Trẻ Em Trung Quốc Bị Béo Phì | Sức Khỏe
-
Tăng 18kg Trong 3 Tháng, Cậu Bé Phấn đấu được "béo Phì" Chỉ để ...
-
Cậu Bé Béo Phì Bị đốt để Giảm Cân - Fast News
-
Đoạt Huy Chương Vàng Lịch Sử, 'cậu Bé Béo Phì' được Thưởng 8 Tỷ Và ...
-
Cậu Bé 11 Tuổi Bị Xơ Gan Nặng, Chính Thói Quen Này Của Bố Mẹ Là ...
-
Cậu Bé ăn đến… Sắp Chết! - Báo Người Lao động
-
Cậu Bé Béo Phì Bị đốt để Giảm Cân - Ngôi Sao
-
Cậu Bé Rồng
-
Trẻ Béo Phì - Eva
-
Những đứa Trẻ Béo Nhất Thế Giới. Đứa Trẻ Béo Nhất Thế Giới Giảm Cân ...