[Trẻ Thừa Cân Béo Phì] - Nguyên Nhân Và Giải Pháp - FaGoMom
Có thể bạn quan tâm
Trẻ thừa cân béo phì - Khi cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ, vấn đề ăn uống thuộc vào dạng quá mức so với nhu cầu hiện tại. Trong đó, đối với trẻ ít vận động về thể thực sẽ làm tăng tình trạng bị béo phì ở trẻ, dẫn tới nguy cơ: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ,… Vậy nguyên nhân và giải pháp nào giúp bé loại bỏ tình trạng bị thừa cân béo phì? Cùng các chuyên gia của FaGoMom đi tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thừa cân béo phì là gì?
Các chuyên gia đã từng nghiên cứu ra tình trạng bị béo phì chính là do bị tích tụ mỡ bất thường, ở mức độ quá mức làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Hiện nay, tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ đang là một trong những vấn đề thách thức trên toàn cầu. Tại Việt Nam, vào năm 1996 trẻ bị thừa cân béo phì tại 2 thành phố lớn: Hà Nội và Tp.HCM chỉ có 12%. Nhưng sau 13 năm vào (tức năm 2009), tỷ lệ này đã tăng lên tới 43%. Theo kết quả được điều tra vào năm 2014 – 2015 tại Viện dinh dưỡng Việt nam cho biết: tại TP.HCM lên trên 50%, tại Hà Nội tầm 41%.
Thông qua các số liệu ở trên, đã cho biết tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ ngày càng tăng dần, đặc biệt với các thành phố lớn thì tình trang béo phì càng tăng cao.
Tìm hiểu về tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ như thế nào
Nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em
Ở trên bạn đã hiểu về tình trạng thừa cân béo phì như thế nào rồi? Hãy cùng FaGoMom tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này ở trẻ trong phần dưới đây:
Nguyên nhân gây ra từ tình trạng nguyên phát:
Ảnh hưởng từ tình trạng bị mất cân bằng năng lượng, với điều này cũng có có thể ảnh hưởng từ việc tăng lượng thu nhiều hơn. Trong khi đó, cơ thể lại giảm lượng tiêu hao trong một thời gian dài, sẽ làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể. Đặc biệt với phần bụng, mông, đùi và vai.
Với những dạng béo phì đơn thuần, chúng thường hay gặp so với các trẻ háu ăn, lại hay ăn các loại thức ăn nhanh. Trong đó, có nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, nước ngọt, và đặc biệt ít hoạt động.
Nguyên nhân từ tình trạng Thứ phát:
Không chỉ với tình trạng béo phì nguyên phát ở trên, trẻ thừa cân béo phì cũng bị ảnh hưởng từ nguyên nhân thứ phát. Cụ thể của các nguyên nhân này dưới đây:
- Do bị mắc bệnh giáp trạng: biểu hiện của tình trạng này là béo toàn thân, da bị khô, lùn và thường hay bị thiểu năng trí tuệ.
- Bị mắc cường năng tuyến thượng thận (tức u nam hóa vỏ thượng thận): Với tình trạng này dẫn tới trẻ bị béo bụng, da đỏ và thường có vết rạn, bị nhiều trứng cá, và mắc bệnh huyết áp cao.
- Bị thiểu năng sinh dục: Với tình trạng này thường gặp trong các hội trứng như: Prade-Willi 9beos bụng, thiểu năng trí tuệ, lùn, hay tinh hoàn bị ẩn); bệnh Laurence Moon Biedl (với biểu hiện, béo toàn thân đều, thừa ngón, đái nhạt, và có tật ở mắt).
- Các bệnh liên quan tới não: Thường hay gặp các tổn thương ở dưới đồi, sau khi bị di chứng về viêm não. Với những trường hợp béo phì thường hay bị thiểu năng trí tuệ hoặc có những triệu chứng về thần kinh.
- Ảnh hưởng từ việc dùng thuốc: Mỗi khi trẻ uống Corticoid kéo dài trong việc điều trị bệnh hen, hội chứng thận hư, bệnh xương khớp. Hoặc vô tình uống các loại thuốc đông ý được trộn lẫn với corticoid trong việc điều trị bệnh chàm, bệnh hen và dị ứng.
Để điều trị béo phì nên thực hiện ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh các hệ quả xấu về sau
Những biến chứng nguy hiểm của thừa cân béo phì ở trẻ em
Tình trạng trẻ bị thừa cân béo phì không chỉ ảnh hưởng tới các hậu quả nghiêm trọng, mà còn ảnh hưởng tới ngoại hình cho trẻ. Trong đó, bao gồm các tình trạng như dưới đây:
Các bệnh lý về tim mạch:
Với những trẻ bị mắc bệnh béo phì thường có nguy cơ về bệnh tim mạch ở độ tuổi trường thành. Trọng đó như: bệnh xơ vữa động mạnh, bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…
- Đối với bệnh tăng huyết áp: Tại Mỹ và Châu Âu, chiếm tầm 50% trẻ mắc bệnh béo phì tăng huyết áp. Còn tại Việt Nam, theo các chuyên gia đã nghiên cứu cho thấy, với trẻ bị béo phì sẽ chiếm tỷ lệ huyết áp tăng 5 – 10%.
- Rối loạn cholesterol: Biểu hiện điển hình là tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và triglycerid nhưng lại giảm nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt).
- Xơ vữa động mạch: Do xuất hiện sớm ở trẻ béo phì do sự phát triển sớm của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch và tồn tại ngay cả khi đã giảm cân ở tuổi trưởng thành.
Các dữ kiện ngày càng cho thấy mối liên quan giữa béo phì ở trẻ em và bệnh tim mạch cũng như các biến chứng tim mạch cấp tính ở người lớn. Quá trình “bình thường” của quá trình xơ vữa động mạch đã bị thay đổi và “thúc đẩy” sự hình thành mảng xơ vữa sớm hơn, nghĩa là bình thường khoảng 50 tuổi các mảng xơ vữa bắt đầu xuất hiện trong động mạch, nhưng những trẻ bị rối loạn lipid máu từ nhỏ sẽ sớm bị xơ vữa hơn bình thường, từ khoảng 10 tuổi.
Tiến trình thúc đẩy xơ vữa động mạch ở trẻ em bị béo phì
- Bệnh lý nội tiết - chuyển hóa:
Bao gồm đề kháng insulin, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, hội chứng đa nang buồng trứng, dậy thì sớm; cụ thể:
- Đề kháng insulin, đái tháo đường type 2: Có rất nhiều phụ huynh lầm tưởng bệnh đái tháo đường týp 2 chỉ xảy ra ở người lớn nhưng tình trạng đề kháng insulin, tiền đái tháo đường rất phổ biến ở thanh thiếu niên bị béo phì và là một yếu tố dự báo quan trọng của bệnh đái tháo đường type 2 khi trưởng thành.
- Hội chứng chuyển hóa: Đây là một thuật ngữ mô tả tập hợp các yếu tố nguy cơ chuyển hóa trên cùng một người bệnh, bao gồm béo phì trung tâm (béo bụng), tăng đường huyết, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. Hiện tượng hội chứng chuyển hoá làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh như:gan nhiễm mỡ không do rượu, buồng trứng đa nang, bệnh tim mạch, đái tháo đường, một số loại ung thư.
- Cường Androgen: Cường Androgen thường xảy ra ở bé gái vị thành niên bị béo phì có nguy cơ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Có thể nói hội chứng buồng trứng đa nang gồm các bất thường về kinh nguyệt, mụn trứng cá, rậm lông, gai đen da và viêm da tiết bã, nguy cơ giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ trưởng thành.
- Dậy thì sớm: Hiện tượng thừa cân béo phì ở trẻ em có liên quan đến dậy thì sớm ở trẻ nữ.
Bệnh thừa cân béo phì do nhiều nguyên nhân
- Bệnh lý hô hấp:
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Như chúng ta đã biết: Tỷ lệ mắc chứng ngưng thở khi ngủ tăng rõ rệt ở trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì.
- Hội chứng giảm thông khí do béo phì: Những rối loạn này hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng và cần chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Bệnh lý tiêu hóa:
- Gan nhiễm mỡ (không do rượu): Trong thực tế, tỷ lệ bị gan nhiễm mỡ lên đến 34% ở trẻ em bị béo phì.
- Sỏi đường mật: Một nghiên cứu ở Mỹ đã báo cáo nguy cơ sỏi mật ở những bé gái bị béo phì nặng cao gấp 7 lần so với các bé gái có cân nặng bình thường.
- Bệnh lý cơ xương:
Bệnh lý cơ xương bao gồm: Chân vòng kiềng (bệnh Blount), trượt đầu trên xương đùi. Đồng thời, trẻ em béo phì có tỷ lệ gãy xương tăng cao, đau khớp thần kinh, đau cơ xương khớp (ví dụ: lưng, chân, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân), khả năng di chuyển bị giảm, và dị tật chi dưới.
- Do bất thường về da: Gai da đen, rạn da…
Gai đen da: Đó là một bất thường da phổ biến ở những người bị béo phì và có thể liên quan đến đề kháng insulin, là biểu hiện của nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Béo phì ở trẻ em có thể gây ra tình trạng gai đen da
- Tăng áp lực nội sọ vô căn
Tăng áp lực nội sọ vô căn hay còn gọi là hội chứng “giả u não”, nguy cơ xuất hiện ở những trẻ bị béo phì, chúng có những biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, đau mắt, có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng hoặc mù lòa. Vì thế, yếu tố giảm cân rất quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân béo phì và tăng áp lực nội sọ vô căn.
- Các ảnh hưởng về tâm lý:
Tình trạng béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả tâm lý xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bởi vì, trẻ thừa cân và béo phì dễ bị phân biệt đối xử bởi các bạn đồng trang lứa. Đồng thời, thừa cân béo phì có thể khiến trẻ bị chứng rối loạn ăn uống sau này, khiến trẻ ăn uống không lành mạnh.
Cách nhận biết trẻ thừa cân béo phì
Béo phì ở trẻ em: Làm sao để nhận biết?
Đối với những trẻ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm thì phải nghĩ ngay tới tình trạng béo phì ở trẻ. Như thế, chúng ta có hai cách để xác định trẻ thừa cân hay béo phì: Quan sát trẻ thấy thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề khó coi….) và dùng cân đo để xác định trẻ thừa cân hay béo phì.
Đối với những trẻ có chiều cao đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25% thì trẻ đó đã bị thừa cân và có nguy cơ béo phì. Còn ngược lại, nếu trẻ có số cân nặng vượt mức bình thường 50% thì chắc chắn trẻ đó đã bị bệnh béo phì.
Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường phát hiện thấy trẻ có thân hình tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù,... đây chính là đặc điểm của trẻ thừa cân nhưng suy dinh dưỡng thể phù. Điều dễ nhận thấy nhất trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là phù ở mí mắt, mặt và hai chân. Trong trường hợp này nếu không được phát hiện và xử trí, trẻ sẽ tiếp tục diễn tiến nặng hơn với phù toàn thân kèm theo tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn... Phù làm cho trẻ trông có vẻ mập ra, sổ sữa và có thể tăng cân.
Ngoài những biểu hiện phù, trẻ còn có rối loạn sắc tố da như: Có vết loang lổ trên da, có những chấm hoặc nốt rải rác hoặc tập trung thành từng mảng màu đỏ, nâu, đen, da khô, bong vảy, dễ bị hăm đỏ, lở loét..
Có thể tùy vào mức độ, thời gian và thời điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng,tóc… đều có thể bị ảnh hưởng. Chính vì thế nên đây là bệnh được xem là nguy hiểm do điều trị khó và tỷ lệ tử vong cao.
Tình trạng thừa cân béo phì có thể gây nguy hiểm cho trẻ
Làm sao để trẻ đạt và duy trì được cân nặng khỏe mạnh?
+ Giúp trẻ trở nên năng động thông qua các hoạt động vui chơi cùng nhau. Đồng thời để có cân nặng phù hợp, trẻ em cần 60 phút hoạt động thể lực mỗi ngày. Vì thế, cha mẹ hãy dành thời gian chơi đùa với con bạn hằng ngày. Nó sẽ giúp cả bạn và trẻ đều cảm thấy vui vẻ.
+ Cha mẹ là những người làm cho bữa ăn gia đình trở thành một khoảng thời gian đặc biệt bên nhau. Vì thế, việc cả gia đình thường xuyên cùng ngồi ăn sẽ tạo những khác biệt lớn đối với sức khỏe của cả nhà cũng như đối với hạnh phúc gia đình và các vấn đề tài chính. Do đó, các bạn hãy dành thời gian nấu ăn tại nhà thì rẻ hơn rất nhiều so với đi ăn ở ngoài và cũng dễ dàng để chuẩn bị hơn bạn nghĩ.
+ Đặc biệt, hãy chỉ dành thức ăn nhanh cho những dịp đặc biệt. Những thức ăn nhanh chứa rất nhiều năng lượng, chất béo và đường. Mặc dù bạn đi ăn ngoài hay ăn tại nhà, thì hãy theo dõi số lượng và lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa ít béo và hoa quả cho bữa ăn của trẻ.
+ Trong mọi bữa ăn hãy phối hợp các loại hoa quả và rau xanh cùng nhau, ăn đa dạng thực phẩm hằng ngày. Hãy cho trẻ ăn những loại quả và rau tươi ngon và mọng nước. Khi cho trẻ ăn các loại nước hoa quả tươi, lạnh/không lạnh, đóng chai và 100% từ hoa quả là những sản phẩm tốt góp phần đem lại một sức khỏe tốt.
+ Mẹ cần lưu ý: Cho trẻ uống sữa trong các bữa ăn chính và uống nước lọc trong các bữa ăn vặt. Cho trẻ sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo có thể giúp trẻ em duy trì cân nặng phù hợp, cơ thể khỏe mạnh và giảm huyết áp. Nước lọc luôn luôn là một sản phẩm không chứa năng lượng và vô cùng tươi mát.
+ Cha mẹ nên chú ý: không để tivi hay các trò chơi điện tử trong phòng ngủ. Những đứa trẻ ngủ đủ giấc thường duy trì cân nặng phù hợp tốt hơn những trẻ khác.
Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học là cách giúp trẻ duy trì cân nặng ổn định
Nguyên tắc điều trị thừa cân, béo phì ở trẻ
Để điều trị cho trẻ thừa cân béo phì, như trên các bạn đã tìm hiểu kỹ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngày và các nguy hiểm chúng mang lại. Trong quá trình điều trị cho trẻ, các mẹ cần hiểu về một số nguyên tắc phổ biến dưới đây:
- Phụ huynh cần tránh mua, trữ thực phẩm không lành mạnh trong nhà, như: khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt và nhiều loại thực phẩm ăn nhẹ khác. Nhưng thỉnh thoảng có thể cho trẻ ăn những thực phẩm này, nhưng không quá thường xuyên.
- Hãy nhắc nhở và giúp trẻ được ngủ đủ giấc là điều rất cần thiết. Bởi vì, một số nghiên cứu cho thấy trẻ không ngủ đủ có nhiều khả năng tăng cân quá nhiều. Nhìn chung, trẻ từ 3 đến 5 tuổi nên ngủ từ 10 đến 13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa). Đối với những trẻ lớn hơn nên ngủ từ 9 đến 12 giờ mỗi đêm và thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 giờ.
- Để khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, thì việc cần là đối với ba mẹ hãy duy trì giờ đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày - ngay cả những ngày không đi học. Trước khi đi ngủ, cố gắng không để trẻ xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử ngay trước khi đi ngủ.
- Nên khuyến khích trẻ ăn uống đúng giờ, không nhịn ăn, đặc biệt không bỏ ăn sáng.
- Đồng thời, cả gia đình cũng nên ăn uống lành mạnh và năng động hơn, cùng nhau tập thể dục, ngay cả những người có cân nặng bình thường.
- Hãy khuyến khích trẻ rằng mục tiêu là để khỏe mạnh thì ăn uống lành mạnh và năng hoạt động.
- Nếu thấy trẻ có biểu hiện buồn, lo lắng, hoặc rắc rối nào đó vì vấn đề cân nặng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám, kiểm tra và tư vấn dinh dưỡng.
Nguyên tắc trong điều trị giảm cân cho trẻ
6+ chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân béo phì
Nếu bạn muốn trẻ béo phì giảm cân, điều đầu tiên cần chú ý đến việc thay đổi khẩu phần ăn của trẻ. Nhưng việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của trẻ.
Không nên cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, thay vào đó có thể hấp, luộc, bên cạnh đó cho trẻ ăn ít gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, xúc xích, kem...Ngoài ra, để đảm bảo trẻ vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng nhưng ít đường và chất béo hơn như khoai lang, ngô. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
Cơ thể của trẻ trong quá trình thay đổi này, sữa rất cần thiết vì sữa cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, các vitamin và khoáng chất khác rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Vì thế, hãy hạn chế các loại sữa béo vì đó là một trong những thủ phạm gây ra chứng béo phì.
- Hãy tăng cường các bữa ăn chính cho trẻ cùng gia đình, và hạn chế các bữa ăn vặt để trẻ quen dần với điều này. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình để trẻ cảm thấy vui vẻ không nhớ về các món ăn vặt.
- Ngoài ra, nước lọc, nước ép trái cây rất tốt cho trẻ. Nhưng bạn chỉ nên cho trẻ dùng nước ép trái cây một cách vừa phải vì nếu uống nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như đây là loại thức uống tăng lượng đường trong cơ thể của trẻ.
- Các luôn khuyến cáo cha mẹ hạn chế không cho trẻ uống nước ngọt có ga, và không ăn tối trước khi đi ngủ; hạn chế cho trẻ đi ăn nhà hàng, thực phẩm đóng gói sẵn; gia đình không nên dự trữ đồ ăn vặt trong nhà.
Cần bổ sung cho trẻ các sản phẩm sữa không chứa chất béo
Như vậy, trẻ thừa cân béo phì gây ra rất nhiều hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, dậy thì sớm. Cho nên mỗi cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, chú ý để kiểm soát dinh dưỡng cho con em mình tốt hơn.
Xem thêm: [Trẻ chậm biết đi] - Nguyên nhân và giải pháp
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00
Chủ nhật : 8:00 - 11:30
Kết nối với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw
Từ khóa » Các Bé Gái Béo Phì
-
Nguy Cơ Dậy Thì Sớm ở Bé Gái Béo Phì - Hànộimới
-
Trẻ Béo Phì Có Nguy Cơ Dậy Thì Sớm | Vinmec
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Béo Phì ở Trẻ Em | Vinmec
-
Bé Gái Béo Phì - Cách Khắc Phục Và Lưu ý Khi Kiểm Soát Cân Nặng
-
Lý Do Nào Trẻ Béo Phì Có Nguy Cơ Dậy Thì Sớm
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Thừa Cân Béo Phì? - CarePlus
-
Trẻ Béo Phì: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Phòng Tránh
-
Chế độ ăn Cho Trẻ 10 Tuổi Béo Phì: Ba Mẹ Tham Khảo - Monkey
-
Cân Nặng Của Trẻ Béo Phì - Dấu Hiệu Bé Sơ Sinh Bị Thừa Cân - Monkey
-
Béo Phì ở Trẻ Em Và Những Biến Chứng Nguy Hiểm
-
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO TRẺ BÉO PHÌ
-
BÉO PHÌ Ở TRẺ EM TRONG THỜI ĐẠI DỊCH - Nutifood Sweden
-
8 Cách Giảm Cân Cho Trẻ Béo Phì Hữu ích Với Cả Gia đình - Hello Bacsi