Trẻ Thường Xuyên Dụi Mắt, Chảy Nước Mắt: Coi Chừng Quặm Mi Bẩm ...
Có thể bạn quan tâm
Trẻ thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt: Coi chừng quặm mi bẩm sinh
Bệnh nhi nữ 5 tuổi được gia đình đưa đến khám tại Trung tâm Mắt – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng với tình trạng hai mắt cộm vướng chảy nước mắt, trẻ thường xuyên kích thích dụi mắt. Qua khám lâm sàng, bác sĩ phát hiện hai mắt trẻ bị quặm mi dưới góc trong bẩm sinh, lông mi quẹt vào giác mạc gây tổn thương biểu mô giác mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ phát triển ngày càng nặng, có thể gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực. Bệnh nhi được chỉ định thực hiện phẫu thuật điều trị quặm và ghi nhận kết quả tốt.
Ths.BS Hoàng Thị Hải Hà- Phụ trách Trung tâm Mắt cùng ekip thực hiện ca phẫu thuậtQuặm mi bẩm sinh là gì?
Quặm mi bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra. Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Quặm bẩm sinh thường gặp ở mi dưới, góc trong, thường bị ở cả 2 mắt với cùng một mức độ hoặc hai mức độ khác nhau. Trẻ em Châu Á thường bị nhiều hơn trẻ em Châu Âu do có sự khác biệt về cấu tạo khuôn mặt (trẻ em Châu Á thường có gốc mũi bẹt).
Biểu hiện khi trẻ quặm mi bẩm sinh
– Hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt.
– Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt.
– Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc.
– Nếu quặm không được điều trị, lông mi làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh có nhiều giả thuyết liên quan đến ba yếu tố chính ở mi dưới: cơ vòng cung mi, sụn mi và các cơ mở ở mi dưới. Quặm bẩm sinh là do sự phì đại bó cơ vòng cung mi ở bờ mi và hiện tượng quá hoạt của các thớ cơ vòng cung mi; sự bám lạc chỗ của cân các cơ mở mi dưới vào phần dưới sụn mi dưới.
Phương pháp điều trị
Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hàng lông mi chưa đủ cứng để gây ra những tổn hại giác mạc do đó có thể chữa lông mi quặm bẩm sinh bằng cách cho trẻ tra thuốc và hướng dẫn cho phụ huynh của trẻ cách vuốt bờ mi để làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi không gây cọ vào giác mạc tránh tổn thương giác mạc. Nếu bệnh không cải thiện thì có thể chữa lông mi quặm bẩm sinh bằng cách phẫu thuật khi trẻ lớn hơn.
Phẫu thuật chữa lông mi quặm bẩm sinh cần được thực hiện tại các bệnh viện chuyên về nhãn khoa. Tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng với thời gian phẫu thuật ngắn, không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cùng đội ngũ gây mê dày dặn kinh nghiệm, thực hiện gây mê bằng mask thanh quản giúp dễ dàng kiểm soát đường thở, giảm nhu cầu thuốc mê, bệnh nhân không bị kích thích, việc rút mask ra khỏi miệng rất dễ dàng, không làm bệnh nhân hoảng sợ sau phẫu thuật nhất là với trẻ em. Qua đây bác sĩ cũng khuyến cáo, khi có các triệu chứng bất thường như trẻ xuyên dụi mắt, chảy nước mắt nhiều cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa mắt để được khám và điều trị kịp thời.
Leave a reply- Thu Dung Nguyễn
- HOT,
- Tin tức
Từ khóa » Dụi Nước Mắt
-
Mắt Bị Cộm: Các Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Tác Hại Của Dụi Mắt | Vinmec
-
Tại Sao Mắt Bị Cộm Và Cách Khắc Phục
-
Chảy Nước Mắt - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cộm Mắt – Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí
-
Tác Hại Của Dụi Mắt Mà Bạn Không Thể Ngờ Tới
-
Cộm Mắt, Biểu Hiện Của Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mắt Bị Cộm Xốn, đừng Dụi Mắt Nếu Không Muốn Gây Tổn Thương Giác ...
-
Chảy Nước Mắt: Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Phương Pháp Làm Dịu Chứng đau Mắt đỏ Bị Cộm Ngay Tại Nhà
-
Tư Vấn Nhãn Khoa: Chảy Nước Mắt, Dụi Mắt Khi Xem Ti Vi | VOV.VN
-
Làm Gì Khi Bị Hóa Chất, Dị Vật Bắn Vào Mắt - Tin Tức Sự Kiện
-
XỬ TRÍ MỘT SỐ TAI NẠN MẮT Ở NHÀ - Bệnh Viện Đà Nẵng