Trẻ Tiêm Mũi Cúm Có Sốt Không? Cách Chăm Sóc Bé Sau Chích Ngừa ...
Có thể bạn quan tâm
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị cúm tấn công và gây biến chứng nguy hiểm, bố mẹ cần chủ động cho trẻ chủng ngừa vắc xin cúm đúng lịch hàng năm để duy trì hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất. Vậy trẻ tiêm mũi cúm có sốt không? Cách hạ sốt và chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin cúm như thế nào?
Những điều cần biết về vắc xin cúm
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus cúm (influenza virus) gây ra. Tác nhân gây bệnh cúm chủ yếu là các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1, cúm B và cúm C.
“Ai cũng có nguy cơ mắc cúm, trẻ em và người cao tuổi – những đối tượng có sức đề kháng kém thì nguy cơ cao hơn nhiều. Dù là bệnh lành tính, nhưng cúm rất dễ biến chứng nặng thành viêm phổi, suy hô hấp. Ở người có sẵn vấn đề về đường hô hấp, khi mắc cúm các triệu chứng của bệnh mãn tính càng diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là gây tử vong. Đừng bao giờ nghĩ một cơn cúm xoàng sẽ không nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan với cúm mùa.” ThS Nguyễn Diệu Thúy, Trợ lý Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC nhấn mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Hoa Kỳ) khuyến cáo, chiến lược hiệu quả nhất để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và biến chứng của cúm là chủng ngừa vắc xin cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Các loại vắc xin cúm được sử dụng hiện nay đều đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả miễn dịch cao.
Sau khi chủng ngừa cúm, vắc xin kích hoạt phản ứng miễn dịch thích nghi của cơ thể, từ đó tạo miễn dịch đặc hiệu qua quá trình đáp ứng miễn dịch, thông qua các tế bào T hỗ trợ (T – helper) để tạo ra tế bào ghi nhớ (memory cells – đại thực bào, tế bào NK) và sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên (virus gây bệnh) khi tiếp xúc lặp lại với một kháng nguyên tương tự (1). Thông thường, mất khoảng 10-14 ngày sau tiêm, cơ thể mới sản sinh ra kháng thể, vì vậy, trẻ em và người lớn nên ghi nhớ lịch chủng ngừa trước mùa đỉnh dịch.
Tiêm phòng cúm đầy đủ là phương pháp hữu hiệu để phòng virus cúm và các biến chứng nguy hiểm:
- Đối với cá nhân: Vắc xin tạo ra sự bảo vệ đặc hiệu khỏi sự xâm nhập của virus cúm cho trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch yếu,… Phụ nữ mang thai chủng ngừa cúm mang lại lợi ích gấp đôi, bảo vệ kép cho cả mẹ và thai nhi. Mặt khác, phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm, các kháng thể từ mẹ sẽ được truyền sang thai nhi và em bé khỏi bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa vắc xin cúm lần đầu tiên từ 6 tháng tuổi.
- Đối với cộng đồng: Nếu tỷ lệ tiêm chủng cúm cộng đồng tăng cao, có thể bảo vệ trẻ dưới 6 tháng chưa đủ tuổi tiêm vắc xin.
- Ý nghĩa xã hội: Vắc xin cúm giúp tránh tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế, giảm chi phí điều trị cúm và tránh tình trạng giảm năng lực sản xuất của nền kinh tế, bên cạnh những gánh nặng khủng khiếp do Covid-19 gây ra.
Virus cúm liên tục biến đổi mới theo chu kỳ hàng năm, đồng thời, theo thời gian mức độ kháng thể trong cơ thể của người được chủng ngừa sẽ giảm. Vắc xin cúm năm trước không thể bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi chủng virus cúm năm nay. Vì vậy, tiêm phòng cúm hằng năm là vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với trẻ em và người lớn.
Tiêm mũi cúm có bị sốt không?
Trẻ tiêm mũi cúm CÓ thể bị sốt! Đối với bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin cúm, sau khi được chủng ngừa trẻ có thể gặp tình trạng sốt nhẹ hoặc cao, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Sốt là phản ứng tự vệ khi có sự xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, tác nhân lạ vào cơ thể, và đặc trưng bởi sự gia tăng thân nhiệt, kèm theo quấy khóc. Sốt sau tiêm cúm là phản ứng rất bình thường cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin, vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng vì việc trẻ bị sốt.
Sức đề kháng của trẻ vốn non yếu, sau khi tiêm vắc xin cúm khoảng một vài giờ hoặc 1 ngày, trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt. Bởi vì vắc xin là một chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi vắc xin được đưa vào cơ thể được xem là một yếu tố lạ xâm nhập. Một số triệu chứng trẻ thường gặp sau khi tiêm vắc xin như: sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, vật vã, quấy khóc, đôi khi trẻ sẽ bỏ ăn, bỏ bú hoặc không ngủ vì nhức đầu.
Tiêm phòng cúm không bị sốt thì vắc xin có tác dụng không?
Bé tiêm phòng cúm không bị sốt thì vẫn CÓ tác dụng phòng bệnh! Sau khi tiêm vắc xin cúm, tùy theo thể trạng của trẻ mà hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ thù” (virus, vi khuẩn gây bệnh) và xuất hiện các phản ứng phụ khác nhau. Vắc xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian để tạo đủ kháng thể ở mỗi người sẽ khác nhau. Có trẻ có thể sốt, có trẻ không, nhưng mục đích cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc xin.
Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang chiến đấu mạnh mẽ với “kẻ thù”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà chỉ chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn. Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ “ghi nhớ” hình dáng của các chủng virus cúm vào danh sách tiêu diệt, nếu tương lai mầm bệnh có xâm nhập, thì hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tiêu diệt trước khi virus có cơ hội gây bệnh. Như vậy, dù trẻ sốt hay không sốt sau khi chủng ngừa cúm cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau.
Vắc xin cúm có thể gây sốt co giật ở trẻ không?
Trẻ có thể bị sốt sau khi chủng ngừa vắc xin cúm, nhưng rất hiếm xảy ra phản ứng sốt co giật sau khi tiêm vắc xin. Cần lưu ý, nếu trẻ mắc cúm cũng có thể gây sốt cao và co giật do sốt. Tiêm chủng vắc xin cúm giúp bảo vệ trẻ chống chọi lại sự tấn công của virus và các biến chứng có liên quan tới cúm.
Theo dữ liệu từ một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin cúm thì nguy cơ co giật do sốt có tăng lên không, kết quả cho thấy:
- Không tìm thấy mối liên quan giữa vắc xin cúm với co giật do sốt trong một nghiên cứu trên 45.000 trẻ sau khi tiêm cúm ở độ tuổi từ 6 tháng – 23 tháng từ năm 1991 – 2003.
- Không tìm thấy mối liên hệ giữa vắc xin cúm mùa và vắc xin cúm H1N1 (năm 2009) với co giật do sốt ở trẻ em trong một nghiên cứu thực hiện ở mùa cúm 2009 – 2010.
- Một số nghiên cứu phát hiện thấy sự gia tăng nhỏ nguy cơ xuất hiện co giật do sốt ở trẻ sau khi tiêm vắc xin cúm. Ở những nghiên cứu này, nguy cơ xuất hiện sốt co giật tăng lên ở trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi, đặc biệt khi vắc xin cúm đường tiêm được sử dụng đồng thời cùng với vắc xin phế cầu khuẩn (pneumococcal conjugate vaccine – PCV13) (năm 2012), và vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào (diphtheria, tetanus, acellular pertussis – DTaP) (năm 2016) (2).
Tất cả các kết quả nghiên cứu đã được CDC Hoa Kỳ tổng hợp, nghiên cứu, xem xét. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, CDC Hoa Kỳ kết luận lợi ích của việc chủng ngừa vắc xin cúm cho trẻ lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ sốt co giật, từ đó quyết định không thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong khuyến cáo về sử dụng vắc xin ở trẻ em và khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ tiêm đúng lịch.
Trẻ thường sốt bao lâu sau tiêm phòng cúm?
Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi chủng ngừa cúm. Đa số trẻ thường xuất hiện tình trạng sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C) hoặc sốt cao (trên 39 độ C), kèm quấy khóc sau khi tiêm. Thông thường, cơn sốt sẽ tự khỏi trong khoảng 24-48 giờ, và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
Trong số ít trường hợp hy hữu, nếu trẻ xuất hiện tình trạng nguy hiểm như: Sốt cao kéo dài; khó đáp ứng thuốc hạ sốt; kích thích, quấy khóc kéo dài; li bì, hôn mê; co giật; nôn trớ, bú kém, bỏ bú;… phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời.
Cách hạ sốt và chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin cúm
Sốt, sưng đỏ, đau tại chỗ tiêm là những phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, không nên lo lắng, thường xuyên theo dõi thân nhiệt, nhanh chóng hạ sốt cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau như:
- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái, lau người hoặc chườm khăn bằng nước ấm hoặc mát và vắt khô lên trán trẻ.
- Nếu nhiệt độ trẻ trên 39 độ C, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen,… Sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, do vậy có thể cho trẻ dùng oresol, cháo muối nấu loãng để bù lượng nước mất và điện giải. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bố mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
- Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu cho trẻ: sữa, cháo, súp,…, ăn nhiều trái cây hoặc uống nhiều sinh tố trái cây…
Trong một vài trường hợp, nếu bố mẹ đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của trẻ không hề giảm, kèm theo các biểu hiện như quấy khóc dai dẳng, co giật, bố mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến những cơ sở y tế để được chăm sóc khẩn cấp.
Một số tác dụng phụ của vaccine cúm
Giống như tất cả các vắc xin khác, vắc xin cúm có thể gây ra một số phản ứng phụ ở người tiêm chủng, mặc dù không phải ai cũng mắc phải. Nghiên cứu chỉ ra, các tác dụng phụ thường gặp ở trẻ sau khi tiêm vắc xin cúm ở mức độ nhẹ và trung bình gồm: Sốt, đau nhức, mẩn đỏ hoặc sưng tấy nơi tiêm, nhức đầu (mức độ nhẹ), buồn nôn, đau cơ và mệt mỏi. Các triệu chứng này thường tự khỏi sau 1-2 ngày và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vắc xin. Thông thường các phản ứng sau tiêm đều ở mức độ nhẹ, rất hiếm có trường hợp ở mức độ nặng (hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ).
Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm dưới đây đây cần đưa trẻ/người tiêm chủng đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
- Sốt trên 39 độ C kéo dài;
- Co giật hay mệt lả, lừ đừ, không có phản ứng khi được gọi;
- Tím tái, khó thở, thở rít, rút lõm lồng ngực khi thở;
- Trẻ quấy khóc dữ dội, khóc thét kéo dài;
- Trẻ ăn/bé kém cùng các phản ứng thường gặp: sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban,… kéo dài trên 1 ngày.
Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường rất hiếm gặp và không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. An toàn tiêm chủng không đơn thuần là chất lượng vắc xin, sự tuân thủ quy trình của nhân viên y tế mà còn bao gồm cả sự theo dõi, chăm sóc của gia đình sau khi tiêm chủng cho trẻ/ người đi tiêm.
Trên đây là những thông tin về tiêm mũi cúm có sốt không? Trẻ bị sốt sau khi chủng ngừa là điều hoàn toàn bình thường, bố mẹ nên bình tĩnh và lưu ý theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ. Để chủ động phòng bệnh cúm cho cả gia đình, hãy tiêm vắc xin cúm. Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng vắc xin cúm và các loại vắc xin quan trọng khác, Quý khách hành liên hệ Hotline: 028 7102 6595 hoặc inbox fanpage trungtamtiemchungvnvc.
Từ khóa » Bởi Vì Ai Cũng Có Những Ngày Trẻ
-
Lời Bài Hát Đi Theo Bóng Mặt Trời Đen, Giang Nguyễn - Thủ Thuật
-
Đen Vâu - Lời Bài Hát "Đi Theo Bóng Mặt Trời" | Lyrics At
-
Lời Bài Hát Đi Theo Bóng Mặt Trời - TimMaSoKaraoke.Com
-
Đen - Đi Theo Bóng Mặt Trời Ft Giang Nguyễn || Underground
-
Đen - Đi Theo Bóng Mặt Trời Ft. Giang Nguyễn (M/V) - YouTube
-
Đen Vâu - "Chỉ Là Ai Cũng Có Những Ngày Trẻ, Rồi Thì Cùng... | Facebook
-
More Content - Facebook
-
Lời Bài Hát Đi Theo Bóng Mặt Trời- Loi Bai Hat Di Theo Bong Mat Troi
-
Trịnh Công Sơn - Vietnamese Typography
-
Top 20 Bản Nhạc Hoa Lời Việt Hay Nhất - Nhạc Bất Hủ
-
Rụng Dâu Là Gì Và Những Lưu ý Trong Ngày Rụng Dâu
-
Văn Cao – Wikipedia Tiếng Việt
-
10 Bài Học Từ Những Câu Rap Hay Của Đen Vâu đậm Chất “Đời“
-
Chúng Ta Của Sau Này, Những Thứ đã Bỏ Lỡ Sẽ Mãi Chẳng Bao Giờ ...