Trẻ Tranh Giành đồ Chơi Của Nhau, Ba Mẹ Nên Làm Gì ?

Trẻ tranh giành đồ chơi của nhau là việc ba mẹ nào cũng đã thấy. Khi con đang hào hứng với một món đồ chơi thì đứa con của hàng xóm chạy ra giật lấy và đòi chơi. Ngay lúc này con có biểu hiện tức giận, ngay lập tức giằng đồ chơi lại hoặc khóc lóc um xùm mách mẹ. Tuy nhiên là một người lớn, ngay tại thời điểm này, cha mẹ lại thốt lên một câu đau lòng " Con phải chia sẻ đồ chơi với bạn chứ. Sao con ích kỷ thế" hoặc " Sao con lại lấy đồ chơi của bạn, trả ngay đồ chơi cho bạn".

Thực tế chỉ ra rằng nếu ba mẹ làm như vậy chỉ ảnh hưởng xấu đến cả đứa trẻ bị dành đồ chơi và cả đứa trẻ dành đồ chơi.

Vậy trong trường hợp trẻ giành đồ chơi của nhau ba mẹ nên làm gì?

Đối với đứa trẻ bị giành đồ chơi

Con không thể cảm nhận được hạnh phúc của sự sẻ chia

Trẻ tranh giành đồ chơi của nhau là chuyện bình thường. Là ba mẹ con, chúng ta luôn phải dạy con biết được ý nghĩa của sự chia sẻ. Đấy cũng là mong muốn của cha mẹ khi muốn con nhường đồ chơi cho bạn. Nhưng ba mẹ lại ít quan sát biểu hiện của con khi chia sẻ đồ cho bạn. Con chỉ thực hiện các "mệnh lệnh" của người lớn và sự "ép buộc chia sẻ". 

Nhưng sự sẻ chia phải mang lại niềm vui cho con, như vậy con mới cảm nhận được ý nghĩa. Còn không tất cả chỉ là ép buộc và phản tác dụng. 

Tại sao trẻ em luôn thích lấy đồ chơi của bạn khác? | Báo dân sinh

Hình thành một nhân cách yếu

Theo thời gian, đặc biệt là trẻ hướng nội, hành động ép buộc chia sẻ đồ chơi sẽ gây hại cho con hơn nữa. Con sẽ không ý thức được việc bảo vệ đồ của mình hoặc nghĩ ba mẹ không thương mình. Lâu dần sẽ sinh ra tổn thương và trầm cảm.

Đối với đứa trẻ lấy đồ chơi của bạn

Khiến con để lại ấn tượng tiêu cực với bạn

Đứa trẻ giành đồ chơi của bạn nếu được người lớn "gián tiếp" bênh vực, ủng hộ, chúng sẽ càng trở nên hung hăng và không biết sợ người khác. Bởi vì chúng cho rằng chỉ cần ba mẹ chúng ủng hộ thì chuyện gì ba mẹ cũng sẽ đỡ hộ chúng. Những đứa trẻ như thế này thường khó tìm được một người bản thân thực sự. 

Làm trẻ trở thành "cái rốn của vũ trụ"

Những đứa trẻ giật đồ chơi của bạn mà được đồng ý sẽ nghĩ rằng cả thế giới phải chiều theo ý mình và hành động của mình là đúng, từ đó mà có xu hướng trở thành "cái rốn của vũ trụ"

cac con gianh do choi, day la cach giai quyet cuc hay cua ba me 2 con - 2

Khi hai đứa trẻ tranh giành đồ chơi của nhau, ba hoặc mẹ hoặc người lớn nên:

Giúp trả lại đồ chơi cho đứa trẻ bị lấy 

Động thái trả lại đồ chơi cho đứa trẻ bị giật này nhằm mục đích cho hai đứa trẻ hiểu được ai là chủ nhân của món đồ chơi đó sẽ có quyền quyết định cuối cùng.

Tất cả mọi thứ đều phải trả lại cho chủ sở hữu ban đầu. Đây là ranh giới tối thiếu cho các mối quan hệ sau này

Dạy trẻ cách "từ chối" và "bảo vệ" khi trẻ tranh giành đồ chơi của nhau

Hãy để trẻ hiểu rằng những thứ gì thuộc về con thì con có toàn quyền sử dụng những thứ đó mà không cho người khác vay hoặc mượn hoặc lấy một cách vô lý. Hãy dạy con mạnh dạn nói "không"

Dạy trẻ tôn trọng người khác

Cha mẹ hãy nói chuyện cho trẻ hiểu cảm giác của đứa trẻ bị giật đồ chơi khi món đồ đó bị cướp và nỗi buồn của người sở hữu nó. Hãy kiên nhẫn giải thích với trẻ. Khi trẻ hiểu ra chúng sẽ không muốn làm bạn buồn

Bé giành đồ chơi với anh chị em trong nhà: Người lớn nên và không nên làm gì?

Với những mâu thuẫn nhỏ trước hết ba mẹ nên quan sát bé để bé tự học cách giải quyết vấn đề của mình. 

Khi tranh cãi lớn, ba mẹ nên lắng nghe cả hai và hướng dẫn trẻ cách chia sẻ đồ chơi cho nhau hoặc cùng nhau chơi như thế nào để hai bé không cảm thấy ấm ức.

Bên cạnh đó, người lớn nên giải quyết một cách công tâm nhất để trẻ không cảm thấy thiên vị và ấm ức. Hãy mỉm cười nhẹ nhàng và hỏi con những câu hỏi thông minh như " Món đồ chơi này là của ai? Tại sao hai đứa lại giành đồ chơi của nhau? Con cảm thấy thế nào...? Hãy cố gắng kiềm chế các cảm xúc nóng giận, cáu gắt, bực bội ở con hoặc hướng bé tập trung đến các vấn đề khác.

Đặc biệt ba mẹ nên tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Trước khi trẻ hiểu vấn đề đang xảy ra thì không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào đứa trẻ. Làm vậy chúng chỉ thêm khó chịu và chống đối không chịu hiểu

Có 3 bước để giải quyết tình trạng trẻ tranh giành đồ chơi của nhau ba mẹ cần phải "nằm lòng"

Bước 1: Không can thiệp ngay

Khi trẻ xảy ra tranh chấp, người lớn thường gấp gáp can thiệp để giảm thiểu tối đa mức độ tranh chấp của trẻ. Tuy nhiên bạn nên để tranh chấp đó xảy ra một chút bởi vì đây là cơ hội mà trẻ học cách xử lý tình uống. Chúng ta chỉ can thiệp khi mâu thuẫn đó lớn dần, không còn là một trận cãi vã bình thường nữa.

Bước 2: Để trẻ bình tĩnh

Khi nóng giận thì đến người lớn còn mất bình tĩnh được nữa là trẻ con. Thay vì cố gắng phân giải ngay tại chỗ thì ba mẹ nên tách trẻ ra đứng riêng biệt. Hãy cố gắng trấn an trẻ bằng cách nói " Con bình tĩnh và kể cho ba nghe nghe các con đã xảy ra chuyện gì". Nhấn mạnh cho trẻ hiểu trẻ cần là trẻ cần phải bình tĩnh. 

Quan trọng nhất trong việc hòa giải là sự bình tĩnh. 

Bước 3: Cùng trẻ giải quyết để tránh tình trạng trẻ tranh giành đồ chơi của nhau

Hãy để các con nói chuyện với nhau mặt đối mặt, phân tích mặt tích cực khi các con chơi cùng nhau, rằng vì món đồ chơi mà các con xích mích thì không đáng, tình bạn của các con mới là thứ quý giá hơn và chúng ta nên học cách sẻ chia

Ba mẹ cần lưu ý: 

  • Không được bênh vực cho bên nào
  • Tôn trọng cảm xúc của con, không có đứa trẻ hư chúng chỉ đang làm theo cảm xúc của chúng, việc của người lớn là thông cảm và chỉ dẫn cho chúng làm đúng
  • Hãy khen trẻ con khi trẻ đã đồng ý giải hòa 

 Qua đây ba mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ tranh giành đồ chơi của nhau chưa nào. Ba mẹ hãy làm người hòa giải tốt nhất nha

Ba mẹ có thể tham khảo thêm cách dạy con tại đây

 

Từ khóa » Con Giành đồ Chơi