Tre Trúc Xuân Lai - Đảng Cộng Sản Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Từ xa xưa, người làng Xuân Lai đã có cuộc sống gắn bó mật thiết với cây tre, cây trúc. Trước đây, sản phẩm làm từ tre trúc của làng chủ yếu là thúng, rổ, rá, chõng tre, cán cuốc, sào, cần câu. Ngày nay, các sản phẩm tre Xuân Lai được sản xuất với quy mô lớn, đa dạng với nhiều sản phẩm cao cấp như: bàn ghế, trường kỷ, bàn làm việc, tranh nghệ thuật, đèn lồng, bình phong… các sản phẩm đều mang lại cảm giác thân thiện, bình dị nhưng không kém phần sang trọng.
Làng Xuân Lai gồm 3 thôn với 826 hộ dân thì gần 50% hộ dân làm tre trúc với 10 cơ sở sản xuất lớn. Nghề truyền thống đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở Xuân Lai giảm còn 0,62%, số hộ kinh tế khá, giàu đạt trên 40%.
Bằng sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của mình, những người thợ Xuân Lai đã biến những cây tre, cây trúc thành những sản phẩm giàu tính nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu sử dụng, và trở thành một mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân đổi đời, làm giàu ngay trên quê hương mình một cách bền vững.
Làng Xuân Lai - nơi gắn với nghề làm đồ tre từ lâu đời.
Vật liệu được người dân nhập về từ nhiều địa phương như Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái ...
Lựa chọn tre là công việc đầu tiên, cây tre tốt phải đạt các tiêu chuẩn có gióng đều, thẳng, không sâu, mấu nhỏ. Tùy loại sản phẩm mà người thợ chọn loại tre, cỡ cây to nhỏ, nhưng dù thế nào tre cũng phải ở độ cây trưởng thành, để đảm bảo độ bền, tránh mối mọt.
Tre được ngâm dưới bùn ao trong 4 tháng, sau đó vớt lên, làm sạch lớp vỏ ngoài và đưa vào lò hun khói.
Chiếc lò đặc biệt này chỉ có khói và không có lửa, người thợ dùng rơm trộn đất sét bít kín lò để hun khói. Tre được hun từ 4 - 10 ngày đêm tùy theo yêu cầu sản phẩm. Qua công đoạn này tre được sấy khô trở lên rất nhẹ, bền, chắc có thể chịu được mốc, mối mọt và giữ được màu trong nhiều năm.
Tre ra lò có màu nâu hoặc màu đen bóng. Nét độc đáo trong việc tạo màu tre là không dùng tới bất kể loại hóa chất nào, việc tạo màu là một kinh nghiệm “bí truyền” được chắt lọc qua quá trình lao động, sáng tạo của nhiều thế hệ người thợ Xuân Lai.
Sau tạo màu là công đoạn uốn tre, cái tài tình của người thợ là chỉ sau vài thao tác uốn gạt với nhiệt và nước, cây tre cong đã trở lên thẳng tắp.
Người thợ tiến hành đục các điểm để gắn kết các chi tiết sản phẩm. Việc ứng dụng máy móc vào sản xuất giúp sản phẩm tre Xuân Lai cải thiện chất lượng và tăng năng suất lao động.
Các xưởng gia công sản phẩm ở Xuân Lai luôn tất bật, thu hút đơn hàng của khách hàng trong và ngoài nước.
Hiện sản phẩm tre Xuân Lai được các thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng sử dụng.
Sự mộc mạc, giản dị, đầy đủ tính nghệ thuật và thẩm mỹ trên các sản phẩm tre hun khói Xuân Lai.
Các sản phẩm tre trúc Xuân Lai chắp cánh đến khắp mọi miền đất nước. Cây tre đã mang lại cho Xuân Lai một nghề truyền thống và đóng góp vào nền văn hóa Việt những giá trị nghệ thuật không phai mờ.
Từ khóa » Tranh Tre Trúc Xuân Lai
-
Tre Trúc Xuân Lai - Home | Facebook
-
Khám Phá Làng Nghề Tre Trúc Xuân Lai - Bắc Ninh - Thư Viện Gỗ
-
Tranh Tre - Nội Thất Tre Trúc Xuân Lai
-
Thổi Hồn Việt Vào Tranh Tre Xuân Lai - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Tham Quan Làng Tranh Tre Hun Khói Xuân Lai – Bắc Ninh
-
Mây Tre Đan Xuân Lai | Nét Xưa Còn Mãi
-
Làng Nghề Tre Trúc Xuân Lai - Mây Tre đan, Nội Thất Tre Xuất Khẩu
-
Làng Nghề Tre Trúc Xuân Lai - Bắc Ninh
-
Bàn Ghế Tre Xuân Lai - Nghệ Nhân Nguyễn Văn Thành
-
Bộ Bàn Ghế Tre Trúc 04 - Xuân Lai Garden
-
Độc đáo Làng Tranh Tre Hun Khói Xuân Lai – Bắc Ninh
-
Xuân Lai - Ngôi Làng Thổi Hồn Cho Tre Việt - UBND Tỉnh Bắc Ninh