Trên Thế Giới Có Bao Nhiêu Lục địa - Hàng Hiệu

Sau khi VnReview.vn đăng tin các nhà khoa học đã tìm ra lục địa thứ 8 Zealandia, một số bạn đọc đã phản hồi rằng lục địa mới chỉ là thứ 7. Tại sao lại như vậy?

Nội dung chính Show
  • Dưới đây là danh sách 7 châu lục được liệt kê theo kích thước, từ lớn nhất đến nhỏ nhất.
  • Sự hình thành của các châu lục trên thế giới
  • Định nghĩa và phân loại
  • Có bao nhiêu mảng lục địa?
  • 5 châu lục là gì?
  • 5 đại dương trên thế giới là gì?
  • Cháu gì lớn nhất?

Theo Tạp chí National Geographic, một lục địa là một vùng đất lớn với nhiều đặc điểm cụ thể. Mỗi lục địa là độc nhất nhưng chúng đều được phân biệt bởi hai đặc trưng: là vùng địa lý ổn định, cổ đại và các khu vực hoạt động địa chất trẻ. Hầu hết lục địa có đồng bằng rộng hoặc cao nguyên. Tất cả các lục địa, trừ Nam Cực, là có "hình nêm" – phía bắc rộng hơn phía nam.

Theo quy ước có 7 lục địa: Á, Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu, Úc và Nam Cực. Một số nhà địa lý lại liệt kê chỉ có 6 lục địa, do kết hợp Âu-Á thành một lục địa Âu Á. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhà trường dạy cho học sinh rằng chỉ có 5 lục địa gồm: Á Âu, Úc, Phi, Nam Cực và Mỹ.

Tuy nhiên, đối với một số nhà địa lý, "lục địa" không chỉ là một thuật ngữ thuộc về địa lý thuần tuý; nó còn chứa đựng cả nhiều ý nghĩa văn hoá, chính trị. Chẳng hạn, châu Âu và châu Á về cơ bản là cùng nằm trên một vùng đất rộng; nhưng hai khu vực này rất đa dạng về văn hoá.

Những đảo nằm gần một lục địa nhìn chung được cân nhắc là một phần của lục địa đó, theo ý nghĩa địa lý. Chẳng hạn, Greenland là một phần thuộc địa chính trị của châu Âu nhưng địa lý thuộc Bắc Mỹ. Tuy nhiên, có một số đảo và nhóm đảo không được xem là một phần của bất kỳ lục địa nào xét về địa lý. Chẳng hạn như New Zealand, Hawaii, và French Polynesia.

Châu đại dương là tên gọi chung cho các vùng đất của Thái Bình Dương, gồm Melanesia, Micronesia và Polynesia. Châu đại dương, trừ Úc, là cách gọi thuận tiện cho những vùng đất này. Nó không phải là phần nào của bất kỳ châu lục nào. Bản thân Châu đại dương cũng không phải là một lục địa.

Ngày nay, chúng ta có 7 châu lục trên Trái đất được bao quanh bởi 5 đại dương. Là nhà của hơn 7,5 tỷ người và hơn 1,5 triệu loài khác nhau gồm: động vật, côn trùng và thực vật trải rộng trên 7 châu lục.

Một châu lục lớn hơn một hòn đảo và thường được tạo thành từ nhiều quốc gia và mở rộng ra hàng triệu kilomet vuông. 7 châu lục của thế giới là Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương (Châu Úc).

Một số người xem Bắc Mỹ và Nam Mỹ chỉ là 1 châu lục gọi là “Châu Mỹ”. Châu Âu và Châu Á đôi khi cũng được kết hợp lại và gọi chung là “lục địa Á-Âu”. Nói chung, số lượng châu lục được xác định theo quy ước chứ không theo bất kỳ tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào.

Dưới đây là danh sách 7 châu lục được liệt kê theo kích thước, từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

CHÂU Á (43.820.000 km2) bao gồm 50 quốc gia, và nó là lục địa lớn nhất và đông dân nhất, 60% trong tổng số dân của Trái đất sống ở đây. Các nước Châu Á

CHÂU PHI (30.370.000 km2) bao gồm 54 quốc gia. Đây là châu lục nóng nhất và nhà của sa mạc lớn nhất thế giới, Sahara, chiếm 25% tổng diện tích của châu Phi. Các nước Châu Phi

BẮC MỸ (24.490.000 km2) bao gồm 23 quốc gia dẫn đầu bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nước Bắc Mỹ

NAM MỸ (17.840.000 km2) bao gồm 12 quốc gia. Được bao phủ bởi những khu rừng lớn, rừng nhiệt đới Amazon chiếm đến 30% tổng diện Nam Mỹ. Các nước Nam Mỹ

NAM CỰC (13.720.000 km2) là lục địa lạnh nhất trên thế giới, hoàn toàn bao phủ trong băng. Không có dân cư trú ở đây, ngoại trừ các nhà khoa học sinh sống trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực.

CHÂU ÂU (10.180.000 km2) bao gồm 51 quốc gia. Là lục địa phát triển nhất về kinh tế với Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất trên thế giới. Các nước Châu Âu

CHÂU ÚC (9.008.500 km2) bao gồm 14 quốc gia. Đây là châu lục ít dân cư nhất trừ Nam Cực, chỉ có 0,3% trong tổng dân số Trái đất sống ở đây. Các nước Châu Úc

Sự hình thành của các châu lục trên thế giới

175 triệu năm trước, 7 châu lục đều được kết nối thành một siêu lục địa bao quanh bởi một đại dương rất lớn. Siêu lục địa này được gọi là Pangaea. Nó từ từ bắt đầu vỡ ra thành nhiều mảnh khác nhau và theo thời gian chúng bắt đầu trôi dạt vào các vị trí chúng ta nhìn thấy như ngày nay.

Có một sự thật thú vị là các châu lục không đứng yên. Chúng luôn luôn di chuyển và theo thời gian sẽ di chuyển và trôi dạt tạo thành những lục địa hoàn toàn mới. Vài trăm triệu năm tới khi nhìn lại sẽ rất khác .

Định nghĩa và phân loại

Đại lục và lục địa là thuật ngữ sử dụng trong địa lý tự nhiên. Đại lục dùng để chỉ một mảng đất liền rộng lớn, trong khi đó lục địa dùng để chỉ một mảng đất liền không xác định rõ quy mô diện tích.

Châu lục hay châu là một thuật ngữ được sử dụng trong địa chính trị. Dùng để chỉ một tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều đất nước mà bao gồm phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh (nếu có).

Có bao nhiêu mảng lục địa?

Bề mặt Trái Đất bao gồm 15 mảng lớn và 38 mảng nhỏ, tổng cộng là 52 mảng kiến tạo.

5 châu lục là gì?

'Nghĩa đen' của cụm từ này ám chỉ 'ngũ lục' - tức là 5 châu lục trên thế giới, bao gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương; và “Tứ hải” - tức 4 đại dương bao quanh Trái đất, gồm: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

5 đại dương trên thế giới là gì?

Sự phân chia thành 5 đại dương là điều thường được công nhận: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương; hai đại dương cuối đôi khi được hợp nhất trong ba đại dương đầu tiên.

Cháu gì lớn nhất?

Châu Á phần lớn nằm ở Bắc bán cầu, là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới. Thiên nhiên của châu Á rất đa dạng. Diện tích châu lục này bao phủ 8,7% tổng diện tích Trái Đất (hoặc chiếm 29,4% tổng diện tích lục địa).

Từ khóa » Thế Giới Có Mấy Lục địa