Trên Thế Giới Hiện Nay Có Tất Cả Bao Nhiêu Châu Lục?

Để nói về số lượng các châu lục cũng như đại dương trên Trái Đất, người ta thường có câu nói 5 châu 4 bể. Tuy nhiên trong những tài liệu khác nhau thì số lượng châu lục và đại dương trên thế giới cũng hoàn toàn không giống nhau. Có tài liệu ghi 6 châu 4 bể và cũng có tài liệu ghi 7 châu 5 bể. Vậy thực sự trên thế giới hiện nay có bao nhiêu châu lục?

Trên thế giới hiện nay có tất cả bao nhiêu châu lục?

Mục lục

  • Thế nào được gọi là một châu lục?
  • Có tất cả bao nhiêu châu lục trên Trái Đất?
    • 1. Bắc Mỹ
    • 2. Nam Mỹ
    • 3. Châu Á
    • 4. Châu Âu
    • 5. Châu Phi
    • 6. Châu Nam Cực
    • 7. Châu Đại Dương

Thế nào được gọi là một châu lục?

Để biết được chính xác có bao nhiêu châu lục trên Trái Đất, bạn cần biết thế nào được gọi là một châu lục? Châu lục là một vùng đất rộng lớn, bao gồm lục địa cùng với các đảo, quần đảo ở xung quanh và mang ý nghĩa về kinh tế, chính trị, lịch sử. Trong đó lục địa là khu vực chủ chốt của châu lục. Bên cạnh đó, một vùng đất được công nhận là lục địa khi có những đặc điểm sau:

- Có địa hình nhô cao hơn hẳn so với bề mặt nước biển.

- Có ít nhất 3 loại đá được tạo bởi núi lửa, tác động của nhiệt độ cùng áp suất và quá trình xâm thực. Các loại đá đó lần lượt là đá lửa, đá biến chất và trầm tích.

- Có thành phần vỏ Trái Đất dày hơn vùng biển xung quanh.

- Có diện tích vùng đủ lớn và tách biệt để được công nhận là lục địa hoàn chỉnh. Nếu không có điều kiện này thì vùng đất đó chỉ được gọi là vi lục địa hoặc một phần của lục địa.

Thế nào được gọi là một lục địa?

Có tất cả bao nhiêu châu lục trên Trái Đất?

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng Trái Đất có 6 châu lục. Tuy nhiên đây chỉ là cách phân chia cũ. Còn theo cách phân chia của Mỹ và các tổ chức địa lý quốc tế hay theo quy ước được Liên Hiệp Quốc công nhận hiện nay, Trái Đất có tất cả là 7 châu lục và 5 đại dương. Danh sách 7 lục địa này bao gồm: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Nam Cực, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á, Châu Đại Dương và 5 đại dương bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và cuối cùng là Nam Băng Dương.

1. Bắc Mỹ

Lục địa này rộng 24.490.000 km2, nằm trong vòng đai khí hậu ôn hòa và có rất nhiều hồ băng hà. Người dân sống tại Bắc Mỹ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Nền kinh tế của Bắc Mỹ cũng rất phát triển, nổi bật với hai quốc gia đó là Hoa Kỳ và Canada.

2. Nam Mỹ

Nam Mỹ rộng 17.840.000 km2, nằm trong vòng đai khí hậu nhiệt đới, có nhiều hệ thống sông ngòi tỏa rộng. Ngôn ngữ chính mà người dân nơi đây sử dụng là tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. So với Bắc Mỹ, kinh tế của Nam Mỹ kém phát triển hơn nhưng cũng có một số quốc gia nổi bật như Mexico, Brazin, Argentina, Chile, Venezuela.

Bắc Mỹ và Nam Mỹ trước đây thường được gọi chung là châu Mỹ. Hai lục địa này được chia cắt bởi eo đất panama rộng không đến 50km.

3. Châu Á

Đây là châu lục có diện tích lớn cũng như dân số đông nhất. Do lãnh thổ rộng đến 43.820.000 km2 và kéo dài từ vùng cực Bắc đến cận xích đạo nên châu Á có rất nhiều kiểu khí hậu như xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Tại Châu Á, Nhật Bản là cường quốc công nghiệp đồng thời cũng là trung tâm kinh tế lớn thứ 3 của thế giới. Ngoài ra, châu lục này cũng có nhiều nước đang phát triển như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ.

Thế nào được gọi là một lục địa?

4. Châu Âu

Trước đây châu Âu cùng châu Á được gọi chung là lục địa Á - Âu nhưng sau đó tách ra thành hai châu lục riêng biệt. Châu Âu có diện tích rộng 10.180.000 km2. Nằm ở giữa vĩ tuyến 360B - 710B với 3 mặt giáp biển và đại dương nên châu lục này có nhiều vịnh cũng như bán đảo. Tuy có diện tích nhỏ nhưng dân cư tại châu Âu khá đông hơn nữa nền kinh tế của châu lục này cũng phát triển rất mạnh mẽ.

5. Châu Phi

Châu Phi có diện tích rộng 30.370.000 km2. Địa hình chủ yếu tại châu Phi là những hoang mạc lớn, lan sát ra biển nên khí hậu quanh năm tương đối nóng. Nền kinh tế của châu lục này vẫn chưa phát triển nên đời sống con người tại đây rất nghèo khổ.

6. Châu Nam Cực

Sở dĩ có tên gọi châu Nam Cực vì châu lục này nằm ở phía cực Nam của Trái Đất. Có diện tích rất rộng - gần 13.720.000 km2 nhưng với khí hậu lạnh giá quanh năm nên lục địa này hầu như không có dân cư trú mà chỉ có các nhà khoa học sinh sống trong các trạm nghiên cứu.

7. Châu Đại Dương

Châu đại dương còn được gọi là châu Úc. Với diện tích chỉ rộng 8.525.989 km2 nhưng châu lục này lại có đến 40 triệu dân cư trú. Khí hậu của châu Đại Dương cũng rất đa dạng từ nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Đặc biệt nền kinh tế tại châu lục này còn có những bước phát triển vượt bậc hơn hẳn những quốc gia như: Đức, Anh, Canada,…thuộc châu Âu khi xét trên thu nhập GDP bình quân đầu người.

Chắc hẳn với những thông tin trên, bạn đã biết hiện nay có bao nhiêu châu lục trên thế giới đồng thời có thêm nhiều kiến thức về các lục địa này. Cùng với những tác động của tự nhiên, các châu lục sẽ không ngừng dịch chuyển. Chính vì vậy có thể trong tương lai số châu lục trên thế giới có thể sẽ ít đi hoặc nhiều thêm.

Tham khảo thêm:

icon 24hthongtin Châu lục nào rộng lớn nhất trên thế giới?

icon 24hthongtin Châu lục nào có diện tích nhỏ nhất trên thế giới?

icon 24hthongtin Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện nay?

Từ khóa » Thế Giới Có 6 Lục địa