Trị Chân đau Nhức, Tê Mỏi Với Dâm Bụt
Có thể bạn quan tâm
Dâm bụt (miền Nam gọi là bông bụp), xuyên can bì, là loại cây nhỡ, cao từ 1 - 2m, lá đơn, mọc cách, phiến lá khía răng cưa. Hoa to, màu đỏ hồng, cũng có loại màu trắng hồng, màu vàng, hoa thường mọc ở nách lá hay đầu cành. Cây mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng làm cây cảnh, hàng rào và làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần,… Thường dùng chữa kiết lỵ, mụn nhọt, rong kinh, kinh nguyệt không đều, bạch đới, khó ngủ, hồi hộp...Dâm bụt là vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Một số đơn thuốc thường dùng
Khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Hoa dâm bụt phơi khô, mỗi lần dùng một nhúm 15 - 20g, hãm uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá dâm bụt 15g, hoa nhài 12g. Sắc uống vào buổi chiều, dùng trong 7 - 10 ngày.
Chữa mụn nhọt đang mưng mủ: Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc dùng lá và hoa một nắm, rửa sạch, giã với một ít muối hạt, đắp lên chỗ nhọt đang sưng mưng mủ sẽ đỡ đau nhức, đỡ sưng nóng và chóng vỡ mủ.
Chân đau nhức, tê mỏi: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 30g phơi khô, thái nhỏ, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hằng ngày.
Chữa rong kinh: Rễ dâm bụt 40g, lá huyết dụ 30g, sắc uống ngày 1 thang. 7 ngày là một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị di tinh: Hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g. Sắc uống ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.
Chữa kiết lỵ (biểu hiện bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá): Hái 10 bông hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa cà phê đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn.
Hoặc: Hoa dâm bụt 10g, lá mơ lông 8g, trứng gà một quả. Thái nhỏ hoa dâm bụt và lá mơ lông cho vào bát, đập trứng vào hấp cách thủy hoặc hấp cơm cũng được, ăn hết một lần, dùng 3 - 5 ngày có hiệu quả tốt.
Trị khí hư (bạch đới): Vỏ dâm bụt 40 - 50g thái nhỏ, sao vàng, sắc uống liên tục trong 1 tuần, nghỉ 10 ngày, nếu bệnh chưa hết thì lại uống tiếp.
Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 - 5 ngày kỳ kinh 7 ngày.
Từ khóa » Hoa Dăm Bụp Có Tác Dụng Gì
-
Hoa Dâm Bụt - Lợi ích Sức Khỏe Từ Thảo Dược Thiên Nhiên
-
11 Lợi ích Bất Ngờ Của Trà Hoa Dâm Bụt
-
Uống Trà Hoa Dâm Bụt Có Lợi ích Gì? | Vinmec
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Hoa Dâm Bụt ít Người Biết
-
Những Lợi ích Tuyệt Vời Của Lá Dâm Bụt Mà ít Ai Biết - Bách Hóa XANH
-
Hoa Dâm Bụt Chữa Bệnh Gì? Hình ảnh, Công Dụng, Cách Dùng Hoa ...
-
Liều Dùng Bông Bụt Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh
-
Trà Hoa Dâm Bụt: Liều Thuốc Thần Kỳ Cho Người Cao Huyết áp
-
Cây HOA DÂM BỤT- Tác Dụng Chữa Bệnh Và Cách Dùng điều Trị ...
-
Tác Dụng điều Trị Bệnh Của Cây Dâm Bụt
-
Hoa Dâm Bụt - Tác Dụng Và ý Nghĩa Trong Cuộc Sống
-
11 Lợi ích Làm đẹp Của Cây Dâm Bụt - ADIVA.COM.VN
-
Dâm Bụt: Vị Thuốc Từ Loài Cây Cảnh Phổ Biến Tại Châu Á
-
Lá Dâm Bụt Và Tác Dụng Của Lá Dâm Bụt Cùng Cách Dùng Trị Bệnh Là Gì?