Trì Chú Dược Sư 108 Biến - Cộng đồng Làng Ta

Bài viết chia sẻ cách trì Chú Dược Sư quán đảnh chơn ngôn theo phương pháp của Thầy Hoàng Quý Sơn.

1. Công dụng

Những ai khó khăn, nghèo khổ, vợ chồng hay gây gổ, bệnh tật, bị kiện tụng, tính tình tranh đấu hơn thua, nghiệp quả nhiều…nên trì chú này càng nhiều càng tốt. Vì Chú này giúp chúng ta có công đức, giúp diệt trừ tất cả các khổ của chúng sinh hay bạt trừ tất cả các nghiệp chướng.

Những người hay bị sa vào ác đạo nếu chí thành hành trì Kinh hay Chú này thì sẽ được dẫn dắt quay về chánh Đạo, hết thảy thanh tịnh, không bị đọa lạc vào đường ác.

Tâm chí thành: Nhất quyết tin, nhất quyết làm thì nhất quyết 100% sẽ đạt như ý nguyện. Chuyên trì 1-3 năm thì sẽ cầu được ước thấy.

2. Trì chú

Tối thiểu 108 lần mỗi ngày, nếu có thể sáng 108 lần, tối 108 lần.

3. Hành trì Chú Dược Sư

3.1. Tịnh Pháp giới và lập Ba Đàn

  • Tịnh Pháp giới Chân ngôn: Úm! Phạ Nhật ra đà đà đổ một (7-21 lần)
  • Thanh Tịnh Chân ngôn: Úm lam xóa ha. (7-21 lần)
  • Phóng Diệm Khẩu Ba Đàn Chân ngôn: Úm! Hạ Hùm. (7-21 lần)

3.2. Nguyện hương

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Thề trọn đời giữ Đạo

Theo Tự tánh làm lành

Cùng Pháp giới Chúng sinh

Đồng tròn thành Phật Đạo.

Nếu không trì tụng trước bàn thờ, không đốt nhang thì có thể miễn phần này. Đọc phần dưới đây:

Nguyện Hương:

Hương Giới, Hương Huệ và Định Hương

Giải thoát, giải thoát Thấy Biết Hương

Nam mô sáng trong mây đài Thấy Pháp Giới

Cúng dường Vô Thượng Phật mười phương.

3.3. Bài tán Phật

Ta Bà cảnh giới thật mong manh

Vì để giúp đời, nói Pháp kinh

Bảy Phật Dược Sư diệt tội chướng

Mười hai nguyện lớn cứu quần sanh

Ba ngàn hóa Phật đồng gia hộ

Tám vị Bồ Tát chứng lòng thành

Giải kết tiêu tai tăng phúc thọ

Phúc duyên lợi lạc, sống an lành.

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật! (3 lần)

3.4. Chú Dược Sư 108 lần

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHÂN NGÔN:

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly, bác lặc bà, hắc ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án! Bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã tam một yết đế tóa ha.

(Đọc từ Nam mô Bạc già…đến…tóa ha 108 lần).

Giải kết giải kết giải oan kết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần, phát tâm thành kính

Quỳ trước Phật đài cầu xin giải oan nghiệt

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật!

Tiêu tai tăng thọ Dược Sư Phật!

Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật!

Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật!

(Đọc 3 lần từ Giải kết…đến …. Dược Sư Phật).

Ngoài ra, trường hợp thời gian bức bách không thể tập trung để đọc chú được thì có thể niệm danh hiệu Dược Sư cũng có đồng tác dụng: Nam mô Dược Sư Phật! (1080 lần hay nhiều hơn càng tốt).

3.5. Hồi hướng

Nguyện đem công đức này

Tiêu trừ nghiệp xưa nay

Tăng trưởng các phúc huệ

Viên thành căn thánh thiện

Bao nhiêu nghiệp tham dục

Bao nhiêu nghiệp sân si

Cùng nghiệp thân khẩu ý

Đều diệt sạch không còn

Quyến thuộc đồng An lạc

Oan gia về Niết Bàn

Cùng Pháp giới chúng sinh

Đồng trọn thành Phật Đạo.

Tu theo Pháp môn Dược Sư thì niệm Dược Sư Phật ngày vài ngàn đến vài chục ngàn lần không thể thiếu. Hành trì như thế sau 3 năm sẽ cầu được ước thấy.

4. Cách thắt chỉ ngũ sắc

Nếu có việc gì không còn cách cứu giải thì có thể dùng chỉ ngũ sắc đọc tên 12 vị Đại Tướng Dược Xoa và thắt 12 gút. Nhưng trước đó phải trì chú Dược Sư 108 biến trong vòng 7 ngày, sau mới đọc tên và thắt gút. Sau đó mỗi ngày cứ đọc chú Dược Sư hay niệm Nam Mô Dược Sư Phật thì sẽ được như ý nguyện.

Mười Hai Đại Tướng Dược Xoa Giúp Phật tuyên dương chỉ ngũ sắc gút tên kia. Tùy nguyện được viên thành phước thọ mãi khang minh:

Cung Tỳ La Đại Tướng

Phạt Chiết La Đại Tướng

Mê Súy La Đại Tướng

An Để La Đại Tướng

Át Nể La Đại Tướng

San Để La Đại Tướng

Nhơn Đạt La Đại Tướng

Ba Di La Đại Tướng

Ma Hổ La Đại Tướng

Chơn Đạt La Đại Tướng

Chiêu Hổ La Đại Tướng

Tỳ Yết La Đại Tướng

Nguyện cầu cho tất cả ai đọc được bài này sẽ được nhiều lợi ích và một thời đồng trọn thành Phật Đạo!

Đọc thêm về ý nghĩa và cách thắt chỉ ngũ sắc TẠI ĐÂY.

Từ khóa » Niệm Phật Dược Sư Hoàng Quý Sơn