Trĩ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Là Gì?

Bệnh trĩ là một căn bệnh vô cùng phổ biến, tuy nhiên rất nhiều người bệnh lại âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói” này. Vậy, bệnh trĩ là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh như thế nào? Mời quý vị và các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ (tên gọi dân gian: lòi dom) là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

trĩ là bệnh gì, trĩ là gì, trĩ nội, trĩ ngoại

Ảnh minh họa: Trĩ là bệnh gì?

Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính sau:

Trĩ nội (Internal hemorrhoids)

Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn (vị trí sâu trong ống hậu môn). Do búi trĩ nằm khuất nếu không thể quan sát bằng mắt thường. Hơn nữa trĩ nội thường không gây đau do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

Trĩ ngoại (External hemorrhoids)

Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược (nằm ở bờ của hậu môn) bị giãn phình và tạo thành búi trĩ. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại thường gây khó chịu, vướng víu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ – trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ thường gây đau nhức, khó chịu, chảy máu khi đại tiện,… Tuy nhiên bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh lý này bắt buộc phải kết hợp với sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật xâm lấn và điều chỉnh lối sống.

Phân độ bệnh trĩ

Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

• Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

• Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

• Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

• Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

trĩ là bệnh gì, trĩ là gì, trĩ nội, trĩ ngoại

Ảnh minh họa: Phân độ bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:

Rặn khi đi vệ sinh

Ngồi lâu trên bồn cầu

Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính

Béo phì

Mang thai

Giao hợp qua đường hậu môn

Chế độ ăn ít chất xơ

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Theo quan niệm cổ điển, trĩ là tình trạng bị giãn tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng. Dưới đây là 4 triệu chứng bệnh trĩ thường gặp nhất:

Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị trĩ cũng gặp triệu chứng này. Nhiều người bị bệnh trĩ mà không có triệu chứng này.

Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.

Điều trị bệnh trĩ để hậu môn khỏe mạnh

Ảnh minh họa: Điều trị bệnh trĩ để hậu môn khỏe mạnh

Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

Các triệu chứng của bệnh trĩ này đều xuất hiện vào giai đoạn sớm của bệnh trĩ nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn. Khi phát hiện ra các triệu chứng trên, bệnh nhân không nên chủ quan mà phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.

► Xem thêm video: Hiểu hơn về căn bệnh khó nói - bệnh trĩ qua những lời khuyên bổ ích từ GS.TS Đào Văn Long

Phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Ảnh minh họa: Phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên sâu về tiêu hóa. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiên tiến, hiện đại, chính xác được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng, lựa chọn.

Phòng khám đã trang bị đầy đủ các loại dây soi từ tiêu chuẩn đến cao cấp ở cả 2 cơ sở, đáp ứng nhu cầu người bệnh cũng như phù hợp kinh phí với mọi người dân. Đáng chú ý nhất là dây soi 7000 phóng đại của hãng Fujifilm, là dòng dây soi cao cấp nhất trên thị trường hiện nay giúp các bác sĩ có thể quan sát các búi trĩ một cách rõ ràng nhất, để thực hiện thủ thuật thắt trĩ một cách chính xác nhất.

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đều là các chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trong cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,…sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi thăm khám và điều trị tại đây.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại