Trĩ Ngoại Nhẹ: Nhận Biết Sớm để điều Trị Dễ Dàng Hơn | TCI Hospital

Trĩ ngoại nhẹ là giai đoạn đầu của trĩ ngoại. Lúc này, các triệu chứng và dấu hiệu bệnh chưa được thể hiện rõ ràng, gây khó khăn trong việc nhận biết bệnh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu đầy đủ các thông tin về trĩ ở giai đoạn này là rất cần thiết và quan trọng để phát hiện bệnh sớm hỗ trợ điều trị dễ dàng hơn.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Trĩ ngoại nhẹ là gì?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh
    • 2.1. Tổn thương thực thể
    • 2.2. Nhận biết trĩ ngoại nhẹ từ triệu chứng cơ năng
  • 3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ
    • 3.1. Thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa
    • 3.2. Tăng cường chất xơ khi bị trĩ ngoại nhẹ
    • 3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

1. Trĩ ngoại nhẹ là gì?

Trĩ ngoại là tình trạng hình thành búi trĩ dưới lớp da bên ngoài hậu môn, gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Trĩ ngoại nhẹ là giai đoạn đầu của trĩ ngoại với các biểu hiện cơ bản là khó chịu, ngứa ngáy, gây đau rát ở vùng hậu môn.

Thực tế, bệnh trĩ ở giai đoạn này chỉ gây bất tiện cho người bệnh, còn hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe. Và nếu người bệnh phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, thoát trĩ nhanh chóng hơn.

Trĩ ngoại nhẹ là gì?

Trĩ ngoại là loại bệnh lý khá phổ biến gây ra những thương tổn tại khu vực hậu môn và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Nếu để ý thì sẽ không quá khó để người bệnh có thể tự nhận thấy mình đang bị trĩ nhẹ. Bởi khi bị trĩ nhẹ sẽ thường xuất hiện các dấu hiệu và các triệu chứng điển hình sau:

2.1. Tổn thương thực thể

Nhận biết các tổn thương là dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy bạn đang bị trĩ, nhất là với trĩ ngoại nhẹ thì lại càng dễ dàng phát hiện bệnh hơn.

– Ở giai đoạn đầu của trĩ ngoại, người bệnh có thể nhận thấy các tổn thương thực thể một cách dễ dàng. Bởi lúc này, búi trĩ bắt đầu phát triển và lòi nhẹ ra khỏi ống hậu môn nên có thể sờ hoặc nhìn thấy bằng mắt nến để ý kỹ trong những lần đi đại tiện.

– Đối với trĩ nội giai đoạn đầu thì các tổn thương thực thể này sẽ khó nhận biết hơn do búi trĩ nhỏ và nằm sâu bên trong ống hậu môn. Vì thế, nếu không có các dấu hiệu bệnh trĩ khác thì rất khó để phát hiện bệnh.

2.2. Nhận biết trĩ ngoại nhẹ từ triệu chứng cơ năng

So với tổn thương thực thể thì các triệu chứng cơ năng biểu hiện rõ rệt và dễ nhận biết hơn, bao gồm:

– Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu quanh vùng hậu môn, nhất là khi phải ngồi quá lâu. Cùng với đó, có thể xuất hiện cả dịch nhầy ở hậu môn khiến vùng này luôn ở trạng thái ẩm ướt.

– Luôn có cảm giác đau rát trong và sau mỗi khi đi đại tiện. Đặc biệt, với bệnh trĩ ngoại còn có thể lẫn máu tươi trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh.

Nhận biết trĩ ngoại nhẹ

Trĩ ngoại ở giai đoạn đầu thường được nhận biết khá sớm và dễ dàng hơn so với trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ

Theo các bác sĩ, bệnh trĩ nhẹ nói chung và trĩ ngoại nhẹ nói riêng đều ít gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng không vì thế mà người bệnh chủ quan. Bởi nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ chuyển sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày.

Không chỉ vậy, khi phát hiện sớm bệnh thì việc điều trị cũng trở nên dễ dàng và thoát trĩ nhanh chóng hơn. Vì thế, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của trĩ ngoại, người bệnh có thể áp dụng ngay các cách sau để cải thiện tình trạng bệnh.

3.1. Thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa

Trĩ ở vị trí nhạy cảm nên nhiều người bệnh có tâm lý ngại ngùng, không muốn đi khám. Tuy nhiên trĩ cũng như bất cứ bệnh lý nào, càng điều trị sớm thì càng đơn giản. Nên chủ động thăm khám ngay khi có biểu hiện của bệnh trĩ ngoại nhẹ là việc làm đúng đắn. Đừng nên chần chừ cho đến khi trĩ trở nặng hơn vừa gây đau đớn lại khiến điều trị trở nên phức tạp.

Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường trĩ ngoại nhẹ, ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc. Có thể kết hợp các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài để phát huy tác dụng tốt nhất trong việc chống viêm, giảm đau và giảm các triệu chứng khó chịu, ngứa rát.

Thăm khám bác sĩ khi bị trĩ ngoại nhẹ

Người bệnh không nên vì tâm lý tự ti mà giấu bệnh, thăm khám bác sĩ ngay để có phương án điều trị phù hợp.

3.2. Tăng cường chất xơ khi bị trĩ ngoại nhẹ

Bệnh trĩ và táo bón có liên hệ mật thiết với nhau. Táo bón là nguyên nhân chính gây ra trĩ và khiến trình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Và trĩ có thể khiến người bệnh bị táo bón. Tăng cường chất xơ là cách giải quyết táo bón hiệu quả cũng như cải thiện trĩ rất tốt.

Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả mọng, các loại hạt ngũ cốc,…. Cùng với đó, cũng cần uống thật nhiều nước để đảm bảo cơ thể được cấp nước đầy đủ, điều này rất có lợi cho quá trình tiêu hóa và đi ngoài.

3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thực hiện lối sống lành mạnh bằng việc tránh xa rượu bia, thức uống có chất kích thích và đồ ăn cay, nóng. Cùng với đó, người bệnh trĩ không nên ngồi một chỗ quá lâu mà thay vào đó, phải thường xuyên vận động và tập thể dục điều độ để tăng cường sức khỏe.

Đặc biệt, phải luôn vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện. Thay đổi tư thế ngồi lúc đại tiện bằng cách kê thêm một chiếc ghế dưới chân để giải áp lực của trọng lượng cơ thể lên hậu môn. Đây là những cách đơn giản giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh trĩ nhẹ hiệu quả nên áp dụng.

Nói chung, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của trĩ ngoại nhẹ, tốt nhất, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh cụ thể. Việc điều trị được thực hiện sớm thì việc thoát trĩ cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Từ khóa » Các Triệu Chứng Của Bệnh Trĩ Ngoại