Trị Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai Như Thế Nào - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn

Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng phổ biến ở chị em phụ nữ nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày mà ngứa vùng kín khi mang thai còn gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nếu không có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Vậy nguyên nhân vùng kín bị ngứa là do đâu và có những cách trị ngứa vùng kín nào hiệu quả hãy cùng tham khảo ngay qua bài viết dưới đây.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai

Khoảng 90% phụ nữ ở Việt Nam đang trong độ tuổi sinh đẻ có triệu chứng ngứa vùng kín đặc biệt là vào thời điểm mang thai. Ngứa ngáy, khó chịu có thể đi cùng những triệu chứng khác như khí hư ra nhiều có mùi hôi, màu khí hư đổi sang màu vàng, xanh, trắng đục như bã đậu.

Trị ngứa vùng kín khi mang thai như thế nào
Trị ngứa vùng kín khi mang thai như thế nào

Ngứa ngáy vùng kín khi mang thai không chỉ khiến thai phụ khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày mà còn có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi gây nên các bệnh về da và hô hấp ở trẻ sơ sinh, tăng khả năng sinh non, chuyển dạ sớm. Ngứa vùng kín khi mang thai sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất phát từ các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai hay sùi mào gà,...

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Bị ngứa 2 mép âm đạo phải làm sao
  • Bị ngứa vùng kín kèm mùi hôi khắm
  • Cách chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp

Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai

- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vùng kín là nơi rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công do đó việc vệ sinh thiếu khoa học như sử dụng xà bông, sữa tắm để vệ sinh vùng kín, rửa vùng kín không sạch hoặc thụt rửa âm đạo quá sâu đều là những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm, cô bé có mùi hôi khó chịu.

- Viêm nang lông do bị dị ứng với các thành phần bột giặt, dung dịch vệ sinh hoặc do mặc đồ lót chật, không thông thoáng, mồ hôi ra nhiều có thể là nguyên nhân bị ngứa vùng kín khi mang thai.

- Sự phát triển của thai nhi và tăng trưởng của tử cung cũng là nguyên nhân khiến cô bé bị giãn da, bị khô và ngứa ngáy.

- Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi nồng độ các hormone, từ đó gây ảnh hưởng đến độ pH vùng âm đạo, nấm và vi khuẩn gây hại phát triển làm cho vùng kín có mùi và gây ngứa ngáy.

- Viêm âm đạo do nấm Candida hoặc vi khuẩn đều là các tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên. Khi bị viêm âm đạo mẹ bầu bị ngứa nhiều, bứt rứt muốn gãi, khí hư ra nhiều có mùi hôi, đi tiểu có cảm giác nóng rát trong dòng tiểu, khí hư màu trắng như bã đậu xuất hiện trên quần lót.

- Bệnh lậu, giang mai hay mụn rộp sinh dục tấn công phụ nữ khi mang thai cũng gây ra biểu hiện ngứa ngáy vùng kín kèm theo các mụn thịt, mụn bọc.

- Bị ngứa vùng kín khi mang thai nhưng chỉ xuất hiện ở vùng lông mu kèm theo các vết chấm đỏ trên da, ngứa tập trung về đêm có thể do nguyên nhân rận mu.

- Phụ nữ mắc bệnh trĩ cũng có khả năng cao bị ngứa ngáy vùng kín do tình trạng viêm ngứa lây từ hậu môn sang các vùng lân cận.

Cách trị ngứa vùng kín khi mang thai

Trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có khả năng trị viêm nhiễm phụ khoa rất tốt đặc biệt là viêm âm đạo do nấm Candida nhờ vào khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Loại lá này xuất phát từ nguyên liệu tự nhiên rất an toàn cho các mẹ bầu do đó được nhiều chị em sử dụng và đánh giá hiệu quả cao. Bên cạnh đó lá trà xanh còn có thành phần nhiều vitamin và dưỡng chất chống oxy hóa giúp cho vùng kín hồng hào, săn chắc hơn.

Cách dùng trà xanh chữa ngứa vùng kín khi mang thai:

Bước 1: Dùng 1 lượng lá chè tươi đem rửa sạch sau đó ngâm cùng nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất. Chị em cũng có thể thay thế việc ngâm muối bằng cách trần qua nước sôi 1 lượt.

Bước 2: Vò lá trà xanh sau đó cho vào nồi nước đun sôi lên.

Bước 3: Chờ nước sôi bỏ thêm 1 chút muối trắng, đun thêm 1 lúc để các tinh chất trong lá trà xanh được đẩy ra ngoài.

Bước 4: Tắt bếp sau đó pha thêm nước lạnh để dung dịch về hơi ấm, sử dụng để vệ sinh vùng kín.

Mỗi tuần chị em nên thực hiện 2 - 3 lần sẽ giảm ngứa nhanh chóng, giảm mùi hôi và mụn nhọt vùng kín. Khi rửa nước lá trà xanh lưu ý rửa từ trước ra sau, rửa âm đạo trước đến hai vùng mép và cuối cùng mới đến hậu môn. Tuyệt đối không ngâm vùng kín trong nước lá trà xanh có thể làm vi khuẩn lây lan rộng hơn.

Hiện nay trên thị trường các loại lá trà xanh có nhiều loại và chất lượng. Với vùng da nhạy cảm của cô bé chị em nên chọn mua tại các cơ sở uy tín không dùng chất bảo quản hay thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng lá trầu không

Tương tự như lá trà xanh thì trầu không cũng giúp giảm mụn, giảm ngứa và đánh bay mùi hôi vùng kín hiệu quả, an toàn cho thai phụ. Tinh chất trong lá trầu không có tác dụng ức chế hoạt động của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây hại, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Không chỉ vậy khi mang thai vùng kín của nữ giới thường ướt hơn, tiết nhiều dịch và cũng tiết nhiều mồ hôi hơn thông thường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Việc dùng lá trầu không giúp làm khô thoáng vùng kín, ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

Cách dùng lá trầu giảm ngứa vùng kín khi mang thai:

Bước 1: Lấy lá trầu không đã chuẩn bị rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Đem đun lá trầu cùng với nước đến khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Bước 3: Pha nước thành hỗn hợp hơi ấm và sử dụng rửa vùng kín.

Duy trì 2 - 3 lần/1 tuần áp dụng cách này sẽ đem lại hiệu quả đáng kể. Lưu ý nên chọn lá trầu bánh tẻ sẽ cho lượng tinh chất nhiều nhất và chị em nên rửa thật sạch, chọn nguồn nguyên liệu an toàn trước khi sử dụng.

Trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng nha đam

Nha đam được chị em review là cách chữa ngứa vùng kín đơn giản, hiệu quả tốt. Chị em chỉ cần chọn 1  cành nha đam bánh tẻ sau đó rửa sạch và chờ ráo nước. Loại bỏ phần vỏ phía ngoài chỉ lấy phần ruột phía trong. Nha đam có thể xay nhuyễn hoặc để lát mỏng dùng để đắp vào vùng kín đều cho hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng, làm dịu cảm giác đau rát.

Lưu ý khi sử dụng nha đam để trị ngứa:

- Không dùng phần vỏ xanh phía ngoài, phải loại bỏ toàn bộ vỏ.

- Giữa vỏ nha đam và phần thịt có nhựa nha đam, chị em cần lưu ý gọt bỏ vỏ sâu hơn 1 chút để loại bỏ nhựa, tránh gây ngứa.

- Nha đam là cách chữa ngứa vùng kín khá an toàn tuy nhiên với 1 số chị em vẫn có thể có phản ứng kích ứng gây ngứa. Trước khi dùng cách này chị em có thể dùng nha đam bôi lên vùng da tay để thử trước nhé.

- Sau khi dùng nha đam đắp vùng kín chị em phải rửa sạch lại và dùng khăn bông sạch lau khô vùng kín.

Trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng muối trắng

Nước muối pha loãng là cách trị ngứa vùng kín đơn giản, dễ làm và chi phí rất rẻ, luôn có sẵn trong nhà bếp mỗi gia đình. Muối trắng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm không chỉ sử dụng khi đã nhiễm bệnh lý viêm nhiễm mà thông thường chị em cũng có thể áp dụng để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa.

Cách pha nước muối trị ngứa:

Bước 1: Chuẩn bị muối trắng và nước ấm.

Bước 2: Pha muối và nước theo tỷ lệ 1:10 ( 1 muối : 10 nước).

Bước 3: Sử dụng nước muối để vệ sinh vùng kín 2 - 3 lần 1 tuần, thực hiện rửa từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn.

Ưu điểm của các mẹo dân gian:

  • Chi phí rẻ, các nguồn nguyên liệu sẵn có hoặc rất dễ mua.
  • Hầu hết đều có an toàn cao, không gây kích ứng với mẹ bầu.
  • Kiên trì thực hiện sẽ cho hiệu quả tốt giảm ngứa, giảm mùi hôi.

Nhược điểm:

  • Tác dụng giảm ngứa từ từ, hiệu quả với từng người là khác nhau.
  • Chỉ sử dụng khi tình trạng bệnh nhẹ, mới xuất hiện.
  • Không điều trị tận gốc bệnh.

Trị ngứa vùng kín khi mang thai bằng thuốc tây y

Khi tình trạng ngứa ngáy không thuyên giảm mặc dù chị em đã thử áp dụng các mẹo dân gian thì chị em nên sớm đến các cơ sở y tế. Việc thăm khám, sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị dễ dàng hơn, không mất nhiều thời gian và giảm khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Thuốc tây y là một trong những biện pháp trị ngứa an toàn, hiệu quả tốt cho các chị em trong thời kỳ mang thai.

Các bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, bệnh lậu, giang mai hay viêm âm đạo đều có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bệnh do virus gây ra như mụn rộp sinh dục hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên sử dụng các loại thuốc sẽ giúp chị em giảm tình trạng ngứa nhanh chóng, cơ thể thoải mái hơn.

Tùy theo nguyên nhân gây ngứa vùng kín và tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp để chị em sử dụng. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cách chăm sóc và có biện pháp hỗ trợ kịp thời khi sinh để đảm bảo trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng hoặc lây nhiễm các mầm bệnh từ mẹ qua quá trình sinh nở.

Lưu ý tuyệt đối chị em không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc kháng sinh để trị ngứa sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Sau khi sinh xong tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và thời gian thực hiện phù hợp. Chẳng hạn như điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp oxygen, điều trị bệnh lậu bằng kỹ thuật DHA, điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ALA - PDT,...

Phòng ngừa tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai

Với những tác hại mà ngứa vùng kín mang lại, chị em khi mang thai hoặc trước khi mang thai nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, vệ sinh từ trước ra sau và không thụt rửa sâu phía trong âm đạo. Trước và sau khi quan hệ trong thai kỳ chị em cũng cần vệ sinh thật kỹ vùng kín.

- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như xà bông hoặc dung dịch vệ sinh không phù hợp. Sau khi vệ sinh vùng kín phải dùng khăn khô để lau sạch lại.

- Chọn quần lót rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi tốt.

- Quan hệ tình dục an toàn trong thai kỳ.

- Khi quan hệ trong thời điểm có thai cần lưu ý sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm nấm và vi khuẩn.

- Trước khi mang thai hoặc thời điểm đầu mới mang thai, chị em nên tiến hành khám sàng lọc các bệnh xã hội và bệnh lây qua đường tình dục cũng như các bệnh lý phụ khoa.

Khuyến cáo của chuyên gia: Ngứa vùng kín khi mang thai là dấu hiệu mà các chị em không nên chủ quan. Nếu có biểu hiện ngứa vùng kín kèm theo các dấu hiệu khí hư ra nhiều, bị đổi màu, khứ hư có mùi hôi tanh hoặc xuất hiện mụn vùng kín chị em nên đến ngay các cơ sở y tế sản phụ khoa để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

  • Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm không
  • Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý gì

Từ khóa » Gần Ngày Sinh Bị đau Vùng Kín