Trị Nhiễm Sán Lợn Ra Sao? - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Một học sinh tiểu học ở Bắc Ninh xét nghiệm sán tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư ngày 17-3 - Ảnh: THÚY ANH
Phát hiện bệnh sán lợn bằng cách nào và trị bệnh ra sao, làm sao phòng được căn bệnh này?
Có thể điều trị trong 2 tuần
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Huỳnh Hồng Quang, phó viện trưởng Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn, cho biết hiện nay có 51/63 tỉnh, thành cả nước lưu hành bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn. Bắc Ninh, một điểm nóng trong những ngày qua, không phải là ngoại lệ.
Theo ông Nguyễn Văn Kính - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, các loại thuốc hiện nay có thể diệt sán lợn trưởng thành trong 1 ngày và diệt hết ấu trùng sán trong vòng 2 tuần.
Với các trường hợp đã dương tính với ấu trùng sán, bà Tô Mai Hoa, giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh, cho biết sẽ cấp thuốc điều trị cho các cháu theo phác đồ của Bộ Y tế.
"Bệnh sán dây lợn liên quan đến thói quen ăn uống. Do đó cách phòng ngừa tốt nhất là vệ sinh sạch sẽ tay chân miệng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Tuyệt đối không sử dụng phân người (tươi) để bón, tưới cho hoa màu, từ đó phát tán trứng sán.
Phải kiểm tra kỹ các nguồn thịt, nếu có các nang sán không nên sử dụng.
Đặc biệt có biện pháp tiếp xúc an toàn với các động vật có vú như heo, trâu, bò, chó, mèo, cừu, dê… Bởi đây đều là những vật chủ trung gian có thể là nguồn lây bệnh" - TS Huỳnh Hồng Quang cho biết.
Lưu ý các triệu chứng nhiễm sán
Theo TS Quang, các nguồn lây bệnh sán dây lợn rất đa dạng, có thể kể đến như nguồn nước bị ô nhiễm, nguồn rau, thịt, nguồn đất...
Thời gian ủ bệnh đối với sán dây (nang sán) là từ 8 - 10 tuần, tương đương hai tháng. Khi xác định ca bệnh, người bệnh phải điều trị trong vài đợt, mỗi đợt sẽ kéo dài từ 10 - 15 ngày.
Hiện nay ngoài kết quả xét nghiệm dương tính, còn có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá ca bệnh sán dây từ các triệu chứng của bệnh nhân như rối loạn tiêu hóa, ra đốt sán hoặc có trứng sán trong phân hay không...
Trường hợp bệnh nặng chính là ấu trùng sán lợn.
"Trong ấu trùng sán dây thường tiết ra các nang sán giống như hạt đu đủ trương phình. Khi các nang này ký sinh vào trong cơ thể sẽ nở thành các ấu trùng di chuyển các nơi như não, gan, phủ tạng... có thể gây động kinh" - TS Quang nói.
Theo TS Quang, hiện nay các xét nghiệm về máu đối với các bệnh giun sán cũng có những điểm "hở".
Tức là khi xét nghiệm vẫn có dương tính chéo với các con sán dây khác như giun sán chẳng hạn.
"Do đó khi đánh giá một ca bệnh, chúng tôi thường xem kết quả xét nghiệm chỉ là công cụ hỗ trợ, cộng với biểu hiện lâm sàng để điều trị cho người bệnh" - TS Quang nói.
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Thông qua đường ăn uống, ký sinh trùng vào cơ thể người, khu trú ở ruột, tiếp tục chu du vào máu và về lại ở ruột gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Phong - Trường ĐH Y dược TP.HCM, trong giai đoạn khi sán đi từ máu về lại ruột thì bị mắc kẹt tại một số cơ quan của người như não, mắt, gan, cơ, da… gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người nhiễm sán không có triệu chứng đặc hiệu mà tùy thuộc vào nơi ấu trùng sinh sống sẽ phát ra biểu hiện rõ hơn.
Nếu sán làm tổ ở mắt có thể khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt, nhìn đôi, làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể bị mù.
Khi sán vào não, người nhiễm sán có thể bị nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, giảm trí nhớ, gây viêm màng não do ký sinh trùng.
Và thực tế có rất nhiều trường hợp nhập viện viêm màng não do ký sinh trùng gây ra. Hoặc khi sán làm ổ trong tim sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim, dẫn đến suy tim.
Phần lớn sán ký sinh sẽ lấy chất dinh dưỡng trong cơ thể khiến người nhiễm sán bị suy dinh dưỡng, thiếu máu…
Hoặc trường hợp khẩn cấp là đau bụng, khó chịu vùng bụng, cơ thể suy nhược, gầy còm, tiêu chảy…
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trẻ nhỏ luôn là đối tượng dễ bị nhiễm giun sán.
Để phòng ngừa nhiễm sán, người dân vẫn phải dựa trên nguyên tắc "ăn chín uống sôi", lựa chọn thực phẩm an toàn.
Không ăn các loại thức ăn tái, sống, tiết canh, thực phẩm không rõ nguồn gốc...
Cha mẹ cần chú ý luôn rửa sạch tay cho bé trước và sau khi ăn; không cho bé bò trườn dưới nền nhà; luôn cắt móng tay móng chân sạch sẽ; đảm bảo nguồn thực phẩm mà con ăn uống. Tăng cường vệ sinh môi trường sống.
Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ. Tẩy giun sán định kỳ, đối với trẻ em đến người 60 tuổi một lần trong năm, đối với người già trên 60 tuổi cần tẩy định kỳ 6 tháng một lần.
Hàng trăm học sinh nhiễm sán lợn: Ai giám sát bếp ăn trường học?TTO - Ngày 17-3, dù số gia đình từ Thuận Thành, Bắc Ninh đến xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư và Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng T.Ư ở Hà Nội đã có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhưng vẫn có đến trên 400 gia đình đưa con ra xét nghiệm.
Từ khóa » điều Trị Sán Lợn ở Người
-
Nhiễm ấu Trùng Sán Lợn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị, Phòng ...
-
Bệnh Sán Dây Lợn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Bộ Y Tế Chỉ Cách Phòng Chống Nhiễm Bệnh Sán Lợn Hiệu Quả Nhất
-
Ấu Trùng Sán Lợn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Điều Trị Bệnh Sán Lợn Như Thế Nào - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
BỆNH SÁN DÂY LỢN - TRUNG TÂM Y TẾ BA CHẼ
-
Nhiễm Trùng Taenia Solium (Sán Dây Lợn) Và Cysticercosis
-
Điều Trị Bệnh Sán Lợn Không Khó Nhưng Cần đúng Cách - Báo Lao động
-
Nhiễm Sán Lợn - Hiểu đúng để Phòng Tránh Và điều Trị Sớm | Medlatec
-
BỆNH SÁN LỢN Và ẤU TRÙNG SÁN LỢN: Phòng Ngừa Và điều Trị.
-
Cách Phòng Ngừa Bệnh Sán Lợn ở Người
-
Bệnh Sán Dây, ấu Trùng Sán Lợn Và Các Biện Pháp Phòng Bệnh
-
Bệnh Sán Lợn: Cần được Chẩn đoán Sớm để điều Trị Kịp Thời