Trị Sẹo Lõm - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Sẹo lõm là gì?
Sẹo lõm là vùng da bị lõm xuống thấp hơn so với mô xung quanh. Nó thường xảy ra trong quá trình lành vết thương (sau viêm da, vết thương, bỏng,…), do ban đầu lượng collagen và elastin bị phá hủy nghiêm trọng nên quá trình tái tạo đã không đạt đủ lượng mô như ban đầu, khiến cho vùng lành thương bị thiếu hụt tổ chức, gây lõm xuống.
Sẹo lõm thường gặp nhất là hậu quả của mụn trứng cá nặng hoặc thủy đậu. Chúng cũng có thể xuất hiện sau khi tẩy nốt ruồi. Sẹo lõm sau mụn được phân thành 3 loại sau:
- Sẹo lõm chân đá nhọn: Đường kính bề mặt nhỏ hơn 2mm, sâu hơn 0.5 mm. Nó có hình dạng như vật nhọn đâm vào da, nhìn bên ngoài trông giống như lỗ chân lông to/sâu
- Sẹo lõm chân vuông: Có hình hộp trông giống như sẹo thủy đậu. Chúng có đáy phẳng và bờ rõ nét
- Sẹo lõm chân tròn: Loại sẹo này không có bờ rõ nét. Đáy sẹo có dải mô xơ bám vào kéo đáy sẹo xuống phía dưới
Các phương pháp trị sẹo lõm do mụn
Có nhiều kỹ thuật trị sẹo lõm khác nhau, lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp phụ thuộc vào loại sẹo lõm của bệnh nhân là đá nhọn, chân vuông hay chân tròn. Mỗi kỹ thuật đạt hiệu quả cao ở một loại sẹo nào đó.
Sẹo lõm có thể khó điều trị và cần kết hợp nhiều kỹ thuật cũng như nhiều phiên điều trị trong một khoảng thời gian.
Lăn kim
Lăn kim còn được gọi là kỹ thuật kích thích tăng sinh collagen, là phương pháp sử dụng kim gây vi tổn thương trong da, giúp da tái tạo lại khỏe mạnh hơn, phẳng mịn hơn. Thiết bị gồm con lăn, trên đó gắn hàng trăm kim nhỏ. Tùy theo độ nông sâu của sẹo và vị trí điều trị mà bác sĩ chọn kim có chiều dài khác nhau từ 0,25mm, 0.5mm, 1mm, 1,5mm hoặc 2mm.
Bác sĩ lăn kim trên da, các đầu kim tạo ra hàng ngàn lỗ thủng siêu nhỏ vào trung bì da (lớp giữa của da). Da sẽ kích hoạt quá trình lành vết thương, “đánh thức” các tế bào giúp tăng sinh collagen và elastin, từ đó giúp da đầy lên, làm mờ sẹo lõm.
Lăn kim đạt hiệu quả cao với sẹo lõm chân tròn, hiệu quả mức độ vừa với sẹo lõm chân vuông, ít hiệu quả với sẹo lõm chân đá nhọn.
So với các phương pháp khác, lăn kim có nhiều ưu điểm. Đây là phương pháp an toàn, ít biến chứng nhất, phù hợp với mọi loại da, và chi phí rẻ.
Lột da hóa học (peel da)
Peel da là quá trình bôi các chất hóa học /hóa chất lên da làm, làm phá hủy các lớp tế bào da. Hóa chất làm đẩy nhanh quá trình tẩy da chết (làm bong, lột da), để lại lớp da bên dưới mịn hơn, tươi mới hơn. Sự tái sinh da mới này làm giảm biểu hiện của sẹo lõm.
Các hóa chất lột da có độ sâu thâm nhập vào da khác nhau, từ nông, vừa đến sâu. Mức độ thâm nhập càng sâu thì gây lột da càng lớn, kết quả cải thiện càng cao, tuy nhiên đi kèm với nó là nguy cơ biến chứng càng lớn và thời gian phục hồi lâu hơn.
Một số peel thường được sử dụng trong trị sẹo mụn là:
- Axit Glycolic peel nồng độ 30 -70%
- TCA với nồng độ 10%, 20%, 35%
- Dung dịch Jessner
- Axit Salicylic peel 30%
- Phenol (peel sâu)
Peel da thường được thực hiện tại phòng khám bác sĩ. Các lớp hóa chất peel được bôi lên da, đợi vài vài phút để peel thẩm thấu vào da, sau đó sử dụng dung dịch trung hòa hoặc nước rửa sạch tàn dư peel còn sót lại trên da. Da sẽ bị đỏ nhẹ, bong tróc trong vài ngày sau đó. Thời gian phục hồi sau peel da rất nhạy cảm, nên cần tránh nắng và thực hiện theo hướng dẫn chăm sóc da của bác sĩ.
Chấm TCA nồng độ cao
Chấm TCA nồng độ cao phù hợp nhất trong điều trị sẹo lõm chân đá nhọn và sẹo lõm chân vuông kích thước nhỏ.
Bác sĩ kéo căng da, dùng tăm gỗ chấm TCA nồng độ cao 65-100% vào đáy của sẹo lõm chân đá nhọn. TCA gây phá hủy lớp biểu mô đáy sẹo, quá trình tái tạo sau đó giúp làm đầy sẹo. Quá trình chấm TCA sẽ hơi nóng rát, tuy nhiên bệnh nhân không cần phải gây tê.
Liệu trình điều trị thường cần 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2-3 tuần. Trung bình mỗi phiên điều trị cải thiện được khoảng 25% vết sẹo.
Phá đáy sẹo
Phá đáy sẹo là kỹ thuật trị sẹo lõm không gây tổn thương trên bề mặt da. Bác sĩ dùng kim 3 cạnh hoặc 5 cạnh, đâm vào da bên dưới sẹo sau đó di chuyển đầu kim theo các hướng khác nhau. Phá đáy sẹo hiệu quả cao đối với sẹo lõm chân tròn.
Cơ chế của kỹ thuật này là phá vỡ, cắt đứt các sợi xơ kéo mô xuống ở bên dưới trong sẹo lõm chân tròn.
Kỹ thuật này có ưu điểm là đơn giản dễ thực hiện, ít biến chứng. Tuy nhiên da sau đó có thể bị bầm tím.
Tìm hiểu thêm về:- Thông tin về bảng giá Trị Sẹo Lõm
- Hỏi đáp về Trị Sẹo Lõm
- Video Trị Sẹo Lõm của các khách hàng
- Hình ảnh trước sau Trị Sẹo Lõm
Tổng số điểm của bài viết là: 39 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viếtTừ khóa » Tìm Hiểu Về Sẹo Lõm
-
Sẹo Rỗ Và Sẹo Lồi: Nguyên Nhân Hình Thành Và Cách điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Sẹo Rỗ - Sẹo Lõm | Cách Phòng Tránh Hình Thành Sẹo
-
Sẹo Lõm Mới Hình Thành Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả
-
Phân Loại Sẹo Rỗ Và Phương Pháp điều Trị đối Với Từng ... - Doctor Scar
-
Các Phương Pháp Trị Sẹo Lõm Lâu Năm, Lấp đầy Sẹo Hiệu Quả
-
CÁCH TRỊ SẸO LÕM HIỆU QUẢ - Vigor Health
-
Sẹo Lồi Và Sẹo Lõm: Những điều Cần Biết - Nhà Thuốc Long Châu
-
Sẹo Lõm Là Gì? Nguyên Nhân Và Hỗ Trợ điều Trị Sẹo Lõm
-
Giới Thiệu Về Một Số Loại Sẹo Bất Thường
-
Điều Trị Sẹo Rỗ: Lột Da, Chất Làm đầy Và Các Lựa Chọn Khác | Vinmec
-
Cắt đáy Sẹo Rỗ Và 7 điều Bạn Nên Biết Trước Khi Quyết định
-
Những Lưu ý Khi Trị Sẹo Rỗ, Sẹo Lõm Bạn Không Thể Bỏ Qua
-
Sẹo Lõm Có Tự đầy được Không? Giải Pháp Nào Cho Người Sẹo Lõm?
-
Trị Sẹo Lõm Lâu Năm Bằng Tự Nhiên, Bác Sĩ Da Liễu Nói Gì?