Trich Doan Sach Van Gogh The Life - Tải Xuống Sách - AnyFlip
Có thể bạn quan tâm
- Quick Upload
- Explore
- Features
- Example
- Support
- Contact Us
- FAQ
- Help Document
- Pricing
- Explore
- Features
- Example
- Support
- Contact Us
- FAQ
- Help Document
- Pricing
- Enrichment
- Business
- Books
- Art
- Lifestyle
- Religion
- Home
- Science
trich doan sach Van gogh the life
Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!- trangptt.content.alphabooks
- http://anyflip.com/nbjpf/ibhd/
Related Publications
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base. Search Published by trangptt.content.alphabooks, 2021-05-22 13:18:46 trich doan sach Van gogh the life- Pages:
- 1 - 47
trich doan sach Van gogh the life
2VAN GOGH: THE LIFEAn illustrated exploration of the artist, his life and context,with a gallery of 300 of his greatest paintingsBy Steven Naifeh and Gregory White SmithCopyright © 2011 by Woodward/White, Inc.Maps copyright © 2012 by David Lindroth, Inc.This edition is published by arrangement with William Morris Endeavor Entertainment, LLC.through Andrew Nurnberg Associates International LimitedAll rights reserved.VAN GOGHTác giả: Steven Naifeh & Gregory White SmithBản quyền tiếng Việt © Cổ phần Sách Omega Việt Nam, 2021Bản dịch tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam, 2021Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam xuất bản, bìa cứng, áo ôm, 2021.Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam - thành viên của Alpha Publishing Group.CÔNG TY CP SÁCH OMEGA VIỆT NAM (OMEGA PLUS) thành lập tháng 9/2016 với định hướng xuất bản trithức nền tảng trong lĩnh vực Khoa học Nhân văn, Khoa học Tự nhiên, Chính trị - Xã hội, Triết học, Nghệthuật… Đến nay, chúng tôi đã xuất bản hơn 200 đầu sách thuộc 6 tủ sách bao gồm: Kinh điển, Sử Việt,Khoa học, Nhân vật Vĩ đại, Nghệ thuật, Y học. Thông qua việc xuất bản các ấn phẩm có giá trị, mang hàmlượng tri thức cao, qua các hoạt động nhằm đưa tri thức hữu ích đến cộng đồng; Omega Plus mong muốnđóng góp theo cách riêng vào sự phát triển đang ngày càng mạnh mẽ của xã hội.Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặcphương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần Sách Omega ViệtNam. Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả để sách ngày cànghoàn thiện hơn.Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt NamSteven NaifehVan Gogh / Steven Naifeh, Gregory White Smith ; Dịch: Ngô Đức Trung... ; Phạm Diệu Hương h.đ.. - H. :Dân trí, 2021. - 1296tr. ; 24cmTên sách tiếng Anh: Van Gogh: The life1. Gogh, Vincent van, 1853-1890, Hoạ sĩ, 1853-1890, Hà Lan 2. Tiểu sử 3. Sự nghiệp759.9492 - dc23DTL0152p-CIPGóp ý về sách, liên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected]Liên hệ ebooks, hợp tác xuất bản & truyền thông trên sách: [email protected]Liên hệ dịch vụ bản quyền, xuất bản, ký gửi và phát hành: [email protected]Ngô Đức Trung, Vũ Đình Thắng, Trần Khả Ái, Bùi Duy Trung dịch, Phạm Diệu Hương hiệu đính4BAN CỐ VẤN TỦ SÁCH NGHỆ THUẬTNghệ sĩ Nguyễn Trần Ưu Đàm, Họa sĩ Đào Quốc Huy, Họa sĩ Trịnh Lữ, Ths Nguyễn Thế SơnĐỘI NGŨ TRIỂN KHAI OMEGA+Phụ trách xuất bản: Trần Hoài PhươngĐiều phối viên: Trịnh Thu HằngThiết kế bìa: Phạm Ngọc ĐiệpTrình bày: Vũ Lê ThưThư ký xuất bản: Cao Hồng NgọcĐƠN VỊ HỢP TÁCDành tặng các mẹ của chúng con,Marion Naifeh và Kathryn White Smith,vì là những người đầu tiên cho chúng con thấy niềm vui nghệ thuật,và với tất cả những nghệ sĩ của Trường Juilliard,những người đã mang tới cho cuộc đời chúng tôi thật nhiều niềm vui,cuốn sách này dành tặng với lòng biết ơn. S. N. G. W. S.MỤC LỤCLời tựa của nhóm dịch................................................................................. 9Thư gửi chúng ta: những Vincent và Theo thời hiện đại............................ 13Danh sách hình ảnh minh họa................................................................... 19Lời nói đầu: Trái tim Cuồng mê................................................................. 28 PHẦN I. NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI 1853 - 188001 Các con đập và những bờ đê.......................................................... 3502 Tiền đồn chốn Bãi hoang............................................................... 4603 Cậu bé kỳ lạ................................................................................... 6804 Đức Chúa và Tiền bạc.................................................................... 8905 Đường tới Rijswijk....................................................................... 11406 Kẻ lưu đày.................................................................................... 13507 Noi gương Đức Ki-tô................................................................... 16008 Bước đường kẻ lữ khách............................................................... 18609 Ôi Jerusalem, Ôi Zundert............................................................ 21310 Ngược chiều gió thổi.................................................................... 23511 “Dat Is Het” (Chính là nó) ........................................................... 25212 Miền đất đen................................................................................ 28213 Miền đất Hình ảnh...................................................................... 308 PHẦN II. NHỮNG NĂM TẠI HÀ LAN 1880 - 188614 Những trái tim băng.................................................................... 31915 Aimer Encore (Yêu nữa đi)............................................................. 34016 Nắm đấm người họa sĩ................................................................. 36117 Ô cửa sổ nhỏ của anh................................................................... 39318 Lão mồ côi................................................................................... 42819 Jacob và Esau............................................................................... 46220 Lâu đài trên cát............................................................................ 48821 Người tù...................................................................................... 51322 La Joie de Vivre (Niềm vui sống)................................................... 54523 Con Nam..................................................................................... 56524 Mầm điên.................................................................................... 58825 Ào một phát................................................................................. 62826 Hết ảo tưởng................................................................................ 651 PHẦN III. NHỮNG NĂM Ở PHÁP 1886 - 189027 Trái luân thường.......................................................................... 68628 Anh em nhà Zemganno................................................................ 72429 Nắm và Buông............................................................................. 74930 Mê cuồng Vụ lợi.......................................................................... 78231 Le Paradou (Vườn Paradou).......................................................... 80832 Hướng dương và Trúc đào........................................................... 85333 Khu vườn của nhà thơ................................................................. 88634 Kẻ man rợ ảo................................................................................ 91235 La Luttle (Cuộc chiến).................................................................. 92536 Kẻ lạ............................................................................................. 95837 Hai con đường............................................................................. 98338 Miền Nam đích thực.................................................................. 101439 Đêm đầy sao............................................................................... 103840 Kẻ bị cô lập................................................................................ 107741 “Một Đứa con Suy đồi” ............................................................. 111442 Khu Vườn và Cánh đồng lúa mì................................................ 114643 Ảo tưởng Tan biến Trác tuyệt Còn lưu....................................... 1189Lời kết: Ici Repose (Nơi đây Yên nghỉ)..................................................... 1204Phụ lục: Một Ghi chú về Vết thương Chí mạng của Vincent................. 1213Lời cảm ơn ............................................................................................ 1230Ghi chú về Các nguồn tài liệu................................................................ 1234Tài liệu tham khảo................................................................................. 1236Mục từ tra cứu....................................................................................... 1253Nguồn bản quyền hình ảnh................................................................... 1261LỜI TỰA CỦA NHÓM DỊCH TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH làm việc kéo dài tới ba năm cùng vôvàn câu chữ về cuộc đời của Vincent van Gogh, nhân vật mà chúng tôi vẫnthường thân mật gọi là “anh Vinh”, đã có không ít lần tôi hình dung về thờiđiểm khi kết thúc cuốn sách này, tôi sẽ nghĩ gì, và viết những lời thế nào chophần lời tựa cuốn sách. Để rồi đến hôm nay, tôi hầu như… không biết viếtgì cả. Đối với tôi, sau chừng ấy thời gian, việc biên dịch cuốn sách về cuộcđời của danh họa Van Gogh đã chuyển hóa từ một công việc thành một giaiđoạn đời sống. Thời điểm bắt tay vào thực hiện, trái với cảm giác háo hức lúc ban đầu,tôi nhận ra một Vincent van Gogh “hơi khác” với người họa sĩ huyền thoạimà truyền thông vẫn khắc họa. Thì ra một nghệ sĩ như Van Gogh, ngườitrong thời đại này được đồng cảm và tôn vinh như vị họa sĩ thiên tài đángthương phải sống trong một thời đại không ai hiểu mình, bị mọi người xalánh… lại thực sự là một người đáng ghét và hoàn toàn dễ hiểu khi bị xa lánh.Trong suốt nửa đầu cuốn sách, có không ít lần bản thân tôi trong quá trìnhdõi theo câu chuyện về cuộc đời Van Gogh đã phải thốt lên, đập mạnh tayxuống bàn vì bất bình, phải tìm người để nói chuyện nhằm giải tỏa cảm giácbức xúc như thể Vincent là một ông bạn đang hiện diện ngay đây và ngàylại ngày không làm gì khác hơn ngoài việc khiến chúng tôi phải bận tâmvà phát điên. Thậm chí còn kỳ lạ hơn khi những cơn sóng nhiệt thành, sựcuồng mê và toàn bộ những cảm xúc bi ai thăng trầm của Van Gogh dườngnhư đã trở thành một bầu không khí chung hòa vào đời sống, vào những sựkiện cá nhân của chính tôi suốt khoảng thời gian gắn bó với cuốn sách này. Vì làm việc nhóm nên chúng tôi đã có nhiều phen tranh luận, có lúcvô cùng gay gắt, không chỉ về câu từ, ánh nghĩa, mà đa phần còn liên quanđến cách chúng tôi làm việc với nhau, giữa các cá tính hầu như ít có điểm10tương đồng. Vậy nhưng dần dần, chúng tôi cũng tìm được cách để hòa nhịpvà chấp nhận nhau, mỗi một chương sách đều được soát lại, chỉnh sửa vàthậm chí là dịch lại vài lần. Nửa sau của cuốn sách, hành trình cảm xúc của tôi và các anh em trongnhóm biên dịch đã dần thay đổi, từ phản cảm ban đầu, sau này có đôi lúctôi cũng rơi nước mắt cùng Vincent, và dần hiểu, cảm thương trước nỗi đauvà bệnh tật, thán phục vì tinh thần hội họa của Vincent, đâu đó lại bắt gặpsự tương đồng chí hướng của Vincent với chính tôi, để rồi dưới cái nhìnkhách quan thu về những bài học riêng tư cho cá nhân. Tôi cũng tin rằngkhông chỉ với tôi, chắc chắn đối với cả các thành viên trong nhóm biên dịch,và với tất cả các độc giả của cuốn sách này, cuộc đời của Vincent van Goghqua nghìn trang sách sẽ là một cơ duyên để mỗi chúng ta hiểu hơn về chínhbản thân. –– Trần Khả Ái “‘Anh không khinh miệt [nó],’ anh nói đầy khinh miệt, ‘nhưng nókhông đóng góp nhiều lắm cho cái đẹp đích thực.’” Đây có lẽ là cảm giác tôinhớ nhất về con người của Vincent, một cảm giác cực đoan theo đuổi cáimà Vincent tin nó nên là và cũng là một cảm giác cực đoan kiếm tìm chođược cái mà nó nên là. Điều đó có thể là bi kịch – hoặc cũng có thể là niềmhạnh phúc tột cùng – đối với một cuộc đời bất kỳ: cố công kiếm tìm chobằng được hòng thỏa mãn thôi thúc duy nhất trong mình. Dù điều kiếmtìm đến sau cuối có trở nên ý nghĩa đích thực hay hoàn toàn vô nghĩa thì,suy cho cùng, hành trình dẫn đến kết cục mới là thứ xứng đáng để chúngta quan tâm đến. Như cách tác giả dẫn dắt tôi qua từng trang sách, hành trình củaVincent từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trọn vẹn tựa một giấc mơ, khi tôi,như thể, quan sát đến tận lõi những suy nghĩ thầm kín nhất của Vincent,dẫu chỉ bằng lời kể của tác giả. Và vào một khoảnh khắc trong quá trìnhbiên dịch cuốn sách này, tôi nhận ra rằng Vincent van Gogh dường như làmột cái cớ, hay nói cách khác, một cái duyên để phần nào tôi hiểu đượcthêm một chút về con người của chính tôi. Điều này lại không xảy ra ởtrong cuốn sách mà xảy ra ở ngay quá trình chúng tôi làm việc với nhau.Những điểm va chạm giữa chúng tôi đều biến thành cơ hội để tôi thấu hiểuthêm con người mình, hóa ra tôi cũng không “tử tế” như tôi thường tưởng11tượng. Nhưng rồi cũng nhờ vào Vincent van Gogh mà tôi hiểu rằng, conngười, dẫu là “danh họa”, cũng có khả năng sẽ không “tử tế.” Điều, có lẽ là,tốt lành mà mình có thể làm cho chính mình, là thành thật: thành thật đếntột cùng với con người của chính mình. Đối với tôi, đây là một “món quà”cho riêng tôi sau biết bao “hình phạt” khi biên dịch cuốn sách này. –– Vũ Đình Thắng Lang thang cùng anh “trên những con đường bí ẩn tới như vậy,” suốtba năm, tôi mới nghiệm ra được vì sao câu Theo nói ở đầu cuốn sách:Vincent buộc “người ta phải yêu hoặc ghét.” Còn về phần mình, sau cùng,tôi nghĩ có lẽ là cả hai: tôi yêu anh, và cũng ghét anh ghê gớm, như lúc yêuđiên cuồng hay căm ghét chính bản thân mình vậy, và cũng bởi tôi thấyphần nào hình bóng của mình qua hành trình cùng với anh, Vincent. Lúc viết những dòng này cũng là lúc tôi lần giở về những trang sách đầu,cảm xúc lần đầu vẫn còn nguyên vẹn – tôi vẫn xúc động, vẫn trào nước mắt.Nhưng lần này, còn cảm thấy được yên ủi bớt những ngổn ngang trong lòng. Tác phẩm của anh là gì, thì anh là như vậy. Và cuộc đời mà anh sống,cũng như thế. Với một cái bắt tay thật chặt. –– Ngô Đức Trung Khi đang loay hoay với đời sống, tôi nhận được lời mời góp sức biêndịch cuốn sách này. Nghĩ là được khám phá những điều thú vị của mộtdanh họa nổi tiếng, ai ngờ đâu mỗi trang sách lại khiến tôi mỏi mệt thêmvới tay họa sĩ khù khoằm, loay hoay gấp bội và quá rách việc này. Nhưngcàng tiến sâu hơn vào những trang sau, sự bế tắc, cuồng mê, lẫn khát khaocủa Vincent van Gogh được lột tả. Tôi tìm được câu trả lời vì sao những bứctranh của Van Gogh lại có hấp lực đến thế. Những nét cọ ngắn dứt khoát.Những vòng xoáy chuyển động dữ dội. Những mảng màu rực rỡ bao chứa.Tất cả phóng chiếu một cách tự nhiên, bộc toát với những mã hiệu từ mộttâm hồn khác thường. Công việc biên dịch đánh vật với Vincent đã giúp tôingắm nhìn một Đêm đầy sao với xúc cảm đã khác trước. Và đó cũng là cơduyên đẩy tôi vào hành trình khám phá bầu trời sao của chính mình. –– Bùi Duy Trung12 Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới người hiệu đính của cuốn sách đã luônsao sát và cho chúng tôi những lời khuyên hữu ích; cảm ơn Omega Plus,đặc biệt là ban biên tập vì đã nhẫn nại, và hỗ trợ chúng tôi một cách chuyênnghiệp suốt quá trình dịch cuốn sách này; xin dành lời cảm ơn tới gia đìnhvà những người bạn của chúng tôi vì đã là chỗ dựa vững chắc và nguồn độnglực giúp chúng tôi đi hết hành trình này. Sau cùng, lời cảm ơn này dành chotoàn bộ quý độc giả đã quan tâm và đang cầm trên tay cuốn sách này. Hivọng đây sẽ là một hành trình hấp dẫn với quý vị và các bạn – những ngườiđã, đang, và sẽ, không chỉ yêu hội họa, mà còn “quan tâm tới người tạo ratác phẩm,” để “tìm, và… yêu con người – nghệ sĩ” ấy. Trân trọng! Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2021 NHÓM DỊCH GIẢTHƯ GỬI CHÚNG TA: NHỮNG VINCENT VÀ THEO THỜI HIỆN ĐẠI –– PHẠM DIỆU HƯƠNG VINCENTWILLEMVANGOGH, sinh tháng 3 năm 1853 ở Groot-Zundert,Hà Lan, mất tại Auvers-sur-Oise, Pháp vào tháng 7 năm 1890 nhờ một viênđạn, vĩnh viễn tuổi 37. Một số phận bị nguyền rủa, một kẻ điên, một họa sĩ vẽ tranh với mụcđích đầu tiên là vì tiền, và cho đến gần cuối đời khi danh tiếng bắt đầu đến,vẫn nhất khoát chối từ và hững hờ với mọi lời tán dương, tâng bốc. Danhtiếng đối với Vincent chỉ là một phương tiện thay cho lời xin lỗi, mỗi bàibáo ngợi khen với anh chỉ như một món quà anh dành tặng gia đình với hivọng làm vui lòng những người thân yêu của anh, để rồi họ sẽ tha thứ và lạichấp nhận anh. Bởi điều anh mong cầu, trên tất thảy, là tình yêu, gia đình,là được có người đồng hành, lắng nghe chia sẻ. Sinh ra trong một gia đình có lịch sử khổ đau và gánh chịu hệ quả củachiến tranh là mầm điên di truyền trải dài nhiều thế hệ, Vincent không thểlựa chọn và không thể làm khác với bản chất cực đoan đến cuồng dại trongmình. Anh chạm đến mọi cực điểm của con người, từ yếu đuối sụp đổ đếnkiên cường ngoan cố, đưa cảm xúc của bản thân dành cho người khác từmến yêu gần gũi sang thù hằn hoang tưởng, luôn khiến cho những ngườixung quanh đối với anh từ thương mến, cảm thông thành kinh hãi, chốibỏ, xa lánh. Tất cả đều bởi anh khát khao đến tuyệt vọng tình yêu thương,xuất phát từ sự thiếu thốn ôm ấp vỗ về khi anh mới chỉ còn là một đứa trẻ. Suốt cuộc đời, Vincent luôn hằng mơ về một thứ gì đó chỉ thuộc vềriêng mình, một gia đình, một nơi chốn, một người bạn đồng hành… vàđối tượng anh hướng tới luôn luôn cụ thể, nếu không phải là người mà14anh cần thì không là ai khác. Thế nhưng, Vincent van Gogh với nhu cầuyêu, được yêu và được sẻ chia chan chứa một cách dị thường, lại phải lớnlên trong sự kiềm hãm, trong thứ tình yêu chỉ bằng lời mà thiếu đi hơiấm. Sự tồn tại của anh như một đầu xung đột đối nghịch với những conngười ở thời điểm anh sống: khi anh yêu, đòi được yêu – gia đình đáp lạianh bằng đòi hỏi về danh dự và bổn phận; khi anh muốn được rong chơitrên bãi hoang quê nhà, được ở bên cha mẹ và các em – anh bị gửi đếntrường nội trú; người ta yêu cầu từ anh sự chậm rãi, kỹ thuật và vẽ bằng“cái đầu” – anh thực hành hội họa ào ạt bằng cảm xúc, bằng “trái tim”;khi mọi người chăm chăm vào các hình ảnh tôn giáo hay sự phù du củađời sống hiện đại – anh hướng đến thiên nhiên và sự thế tục của đời sốngnhân sinh… Từ không được thỏa mãn cảm xúc dẫn đến ái kỷ, ngã mạn,cố chấp, những điều càng ngày càng sâu sắc hơn trong anh sau mỗi lầncố gắng vùng vẫy thoát khỏi vực sâu bất hạnh chẳng thành, Vincent vanGogh lại càng phát tiết ra một xung lực mạnh mẽ đẩy lùi những người màanh khát khao được gần gũi đi thật xa khỏi anh. Cô đơn đến hết đời, chỉbán được một bức tranh, anh phát điên, chìm hẳn vào bóng tối, để rồi cậynhờ sự giải thoát từ một viên đạn. Giờ đây, mỉa mai và trớ trêu thay, danh tiếng bậc nhất cùng lòngngưỡng mộ và những tôn vinh về tình yêu của anh và dành cho anh lạithành hiện khi anh đã không còn tại thế. Nhưng liệu rằng, nếu như cómột Vincent van Gogh bằng xương thịt hiển hiện nơi đây, có thực chúngta sẽ không lánh xa anh (hay bị chính anh đẩy xa) bất chấp những tínhcách cực đoan, độc tôn, ngạo ngược, vị kỷ không thể lay chuyển của anh?Mọi con đường Vincent đi, từ học việc bán tranh, truyền giáo, hay trởthành họa sĩ, tất thảy đều là bởi nơi anh đau đáu hướng về: thời thơ ấuở nhà xứ Zundert; và hội họa, sau cùng, có lẽ chỉ là một cái cớ, một đốitượng, một phương tiện thích hợp để có thể giúp anh trút bớt ẩn ức vàgiải phóng bản thân. Vậy thì hội họa sao có thể bù đắp được khoảng trống tình yêu màanh hằng mong mỏi, nó chỉ có thể thay mặt cho tất cả những con ngườiđã chối bỏ anh, trở thành một đối tượng cho Vincent trút lên những khátkhao đến tuyệt vọng, bộc lộ chúng một cách thô ráp và bộc trực nhất, cựcđoan và tuyệt vọng nhất như chính trong nghệ thuật của anh – một thứ15nghệ thuật “cuồng điên,” cương mãnh và hiển lộ. Và chính vì thế, có lẽ điềucuối cùng mà Vincent van Gogh muốn vẫn luôn luôn và mãi mãi là tìnhyêu, chứ chẳng hề là sự tôn vinh nghệ thuật. Bởi vậy mà, như anh tuyên bố“tác phẩm của tôi là gì, thì tôi là như vậy,” mọi điều anh thấy-cảm, suy tưvà tin tưởng, mọi buồn-vui, tuyệt vọng hay đớn đau đều tìm được đườnglên tranh. Một Vincent sống bạo liệt ra sao, thì nghệ thuật của anh cũngcuồng điên như vậy: những bức vẽ phong cảnh chi tiết ở mức cực điểm, rồicác nét vẽ xộc xệch, xiêu vẹo không thể kiểm soát, cho tới lối hội họa cày đicày lại trên mặt tranh, sang đắp nổi, điêu khắc sơn dầu, cũng như bút phápcuộn-xoáy đặc trưng sau này; màu sắc, cũng thế, Vincent dùng những tổhợp màu bổ sung rực rỡ nhất, hay những tông đơn sắc tùy vào những rungđộng (thường là cực điểm) trong cảm xúc của anh – một biểu hiện vừa bộclộ toàn bộ, không giấu giếm, vừa bí ẩn và sâu sắc tới tận cùng. Hội họa củaanh, qua ngòi bút cả hai tác giả, hiện lên một cách sống động, không chỉ vềkỹ thuật sử dụng màu, bút pháp hay sự đặc tả cảnh hay hình, mà đó cònlà những gì thúc đẩy anh “từ trong nội tâm” – giúp độc giả có thể quan sátđược quá trình chuyển biến đặc biệt trong tâm thức sáng tạo của anh, dõitheo hành trình hình thành và phát triển của một cá tính nghệ thuật đặcbiệt đời thường và gần gũi. Tạm đặt sang bên mọi lời tán tụng và ngưỡng mộ của hậu thế về cuộcđời cực đoan phi thường, cũng như một hành trình sống trải đầy bi kịchkinh điển của con người để rồi kết xuất thành một khối di sản nghệ thuậtđồ sộ đi kèm với danh tiếng bậc nhất của họa sĩ Vincent van Gogh, chúng tahãy cùng hướng về một câu hỏi đại diện cho nỗi khao khát suốt cuộc đời củaanh, câu hỏi đặc biệt dành cho những con người hiện đại, những người đãdám nhận rằng giờ đây chúng ta đã hiểu tấm lòng anh, đã cảm nhận đượcgiá trị ở nghệ thuật nơi anh, đã tôn vinh anh và khẳng định về dự cảm củaanh với những bức tranh đi trước thời đại mà anh sống: sau khi đọc xongcuốn sách này, chúng ta có sẵn lòng khẳng định sẽ vẫn yêu anh và đồng hànhmãi mãi bên anh như chính cách mà con người anh vốn là? Trong một nỗ lực truy nguyên và giải huyền thoại hành trình sống,sáng tạo phi thường và mâu thuẫn tới tận cùng của Vincent van Gogh, cuốntiểu sử Van Gogh: The Life của hai tác giả Steven Naifeh và Gregory WhiteSmith, dài 43 chương với cách tiếp cận đa chiều cùng một khối lượng tư liệu16đồ sộ và các tranh ảnh liên quan, đã đem đến nhiều ý nghĩa hơn một tiểu sửnghệ sĩ xuất sắc thuần túy, trở thành một biên niên sử về số phận và sự đaukhổ của con người – của không chỉ riêng Vincent, mà còn tất cả các thànhviên trong gia đình Van Gogh: cha Dorus, mẹ Anna, Theo, các em gái, bácCent và dì Cornelia, bác Jan, cùng vô số nhân vật khác đi ngang qua đờiVincent. Trong sự trói buộc, siết nghẹt lấy tự do, cảm xúc và ước vọng củanhau, ai trong tấn bi kịch này cũng vừa phải vác “thánh giá” của chính mìnhvà vừa lại là “thánh giá” cho kẻ khác. Như mẹ Anna bao bọc tới mức tướcđoạt tự do và tạo điều kiện dung dưỡng cảm xúc tiêu cực của các con. Haycha Dorus bất phân giữa hai hình ảnh người cha và Đức Cha. Theo, vừa yêuthương, trung thành nhưng cũng vừa thờ ơ, xa cách và giày vò anh trai. CònVincent, vốn hay phủ định cha mẹ, lại trở thành bản sao của chính nhữnggì khiến anh đau đớn nhất: từ lý tưởng về bổn phận, phong cách làm việcđiên cuồng, cảm giác ám ảnh về sự chỉn chu, thái độ cưỡng ép vô lối, khôngdung thứ, cho tới thói quen rao giảng, bài biện. Dõi theo hành trình sống của Vincent, cùng mọi cực hạn của từngchiều cảm xúc trong anh, cũng như những hành xử, phản ứng của cácnhân vật trong sách, chúng ta ít nhiều sẽ thấy có sự tương đồng đâu đó vớiVincent, Theo, hay các nhân vật khác, ở những người mà mình thân quenhoặc chính mình. Bởi bản tính thẳm sâu nơi con người theo thời đại thựcra cũng không có quá nhiều khác biệt. Những con người sống cùng thời vớiVincent đã không thể đáp lại niềm mong mỏi của anh, thì liệu chúng ta cóthể đáp lại được thứ tình yêu của vị kỷ đó? Nếu chúng ta gặp Vincent, liệuchúng ta có thể kiên nhẫn ở bên anh để chỉ cho anh biết tình yêu là một thứphải học, phải nhu nhuyến, con người phải sửa mình và khiêm nhường đểhọc yêu; chứ không phải tuyên xưng, đòi hỏi, và cưỡng bách. Và nếu nhưchính chúng ta cũng là một Vincent van Gogh, liệu rằng chúng ta sẽ có thểnhìn nhận mọi thứ khác đi và không nương theo cảm xúc của mình tới mứcsa đà và vô phương cứu chữa, liệu chúng ta có chọn khác? Nhưng số phận đã bắt Vincent phải là một con người như nhữnggì mà anh là, chỉ có một điều tốt đẹp duy nhất: trong hoàn cảnh nơi mọimầm mống bệnh hoạn được nảy mầm và phát triển đến tận cùng – một“điều kiện” để nếm trải những đày đọa, khổ đau ghê gớm, sâu sắc và “vượtngưỡng” nhất (điều không phải con người bình thường nào cũng có khả17năng hoặc có cơ hội để thực sự chạm tới) – Vincent đã chạm đến tận cùngsự thăng hoa, và cũng là tận cùng của sự điên loạn. Vincent van Gogh là đại diện cho một “sự nghịch pha,” tất cả nhữngthứ tiêu cực nhất trong con người Vincent cộng hưởng, tập trung lại để trởthành một sự tốt, một điều lớn lao, và phát lộ ra một thiên tài. Là một “thiên tài” với hậu thế, cũng là một “thiên tai” suốt đời với giađình, bè bạn, và những người sống quanh anh, quá trình biên dịch lại cuốntiểu sử của Vincent Van Gogh cũng trắc trở và lắm tai ương như chính cuộcđời anh vậy. Những khó khăn để dung hòa một cuộc đời bất kham, giọngvăn của hai tác giả, giọng dịch của mỗi dịch giả để hoàn chỉnh cuốn sách,đặc biệt là cả những thiên tai chung của thế giới, “thiên tai” riêng từ sứckhỏe đến tâm lý của nhóm dịch giả, biên tập đổ xuống trong suốt 3 năm làmsách, đến khi… Van Gogh đã không chỉ là một họa sĩ vĩ đại nữa. Từng trảinghiệm cảm xúc, nỗi đau đớn, những chuyến du hành vào tận cùng nỗi côđộc, những cuộc vẽ đầy thăng hoa của anh đã hòa vào thế giới tinh thần củamỗi người tham gia thực hiện cuốn sách này. Đó, là một hành trình đặc biệt.Biết về cuộc đời của Vincent giúp ta có thể đồng cảm trước vô vàn nhữngmâu thuẫn, cả khách quan lẫn nội tại bùng nổ từng ngày, từng giờ thậm chítừng khắc trôi qua trong đời anh. Cuốn tiểu sử do hai tác giả Steven Naifeh và Gregory White Smith chấpbút là một tác phẩm công phu, phản ánh mọi sắc thái, biến chuyển, rối rentrong đời sống nội tâm và thế tục của Vincent van Gogh, văn phong truyềntải phong nhiêu mà hàm súc, với dung lượng đồ sộ, hẳn sẽ không dễ đọc vàtốn không ít thời gian. Nhóm dịch giả cũng đã hết sức nỗ lực để trung thànhvới nguyên gốc dù bản dịch có thể không quá xuất sắc và giữ gìn được trọnvẹn tinh hoa của cuốn sách gốc, và cố nhiên, sẽ còn những điểm chưa thấuđáo, còn thiếu sót, như chính bản thân đội ngũ biên dịch hẵng còn phânvân và trăn trở. Tuy vậy, mọi thứ đều cần phải có một điểm kết, và dù cuốnsách không thể hoàn thiện toàn hảo ngay, nhưng hi vọng theo thời gian, nhờnhững đóng góp bổ sung của quý độc giả, kết hợp cùng sự chỉnh sửa, hoànthiện của đội ngũ dịch giả-hiệu đính-biên tập trong tương lai, cuốn sách nàycó thể được tốt hơn, hoàn chỉnh hơn trong mỗi lần tái bản. Ở góc độ cá nhân, việc hiệu đính bản dịch cuốn sách đã cho tôi thêmcơ hội trải nghiệm những nỗ lực – hiệp lực công phu, vượt khó của tác18giả – dịch giả – biên tập – hiệu đính, để rồi khi đặt mình ở cương vị làngười đọc, có thể đồng cảm được và bao dung hơn, nỗ lực nhân văn hơnvới bất kỳ ai cùng trên hành trình đang dịch, biên tập những cuốn sách,những cuộc đời. Xin cảm ơn tất cả bạn đọc sẽ tham gia cuộc hành trình37 năm của Van Gogh trong cuốn sách này cùng chúng tôi, rất mong quađó chúng ta sẽ cảm thông cho nhau, trân trọng cuộc đời và thêm yêu mìnhyêu người. Chúng ta, dù có là thiên tài hay “thiên tai”, cuối cùng cũng chỉđể yêu thương được ai đó và có được ai đó yêu thương mình như mình vàhọ là. Đúng như Vincent Van Gogh đã dành trọn vẹn con người anh đểnói-vẽ với chúng ta vậy. Nơi bầu trời sao ấy, chúc anh đã tìm thấy một vì tinh tú của riêng chomình. Một cái ôm thật chặt, người anh em họa sĩ đồng nghiệp mãi mãicùng tuổi 37 thương mến! Hà Nội, 30 tháng 3 năm 2021DANH SÁCH HÌNH ẢNH MINH HỌATrang 336 Anthon van Rappard, Đầm lầy Passievaart gần Seppe5 John Peter Russell, Chân dung Vincent van Gogh, năm (Phong cảnh gần Seppe), tháng 6 năm 1881 1886 338 Đầm lầy với Hoa súng, tháng 6 năm 188127 Những chân dung tự họa, năm 1887 341 Kee Vos-Stricker và con trai Jan, khoảng (k.) năm30 Khu vườn Nhà tắm, tháng 8 năm 1888 188134 Vincent van Gogh, 13 tuổi 345 Những cối xay gió gần Dordrecht, tháng 8 năm 1881 359 Con lừa và Xe kéo, tháng 10 năm 188136 Anna Carbentus 363 Anton Mauve, năm 187849 Quảng trường Markt tại Zundert 376 Con phố bị đào xới cùng những Người thợ đào, tháng52 Các em trai và em gái của Vincent: Anna, Theo, Lies, 4 năm 1882 Cor, và Wil 390 Người phụ nữ ngồi trên một cái Giỏ gục đầu vào tay,69 Chuồng gia súc và Nhà người nông dân, tháng 2 năm tháng 3 năm 1883 1864 395 Nỗi buồn, tháng 4 năm 1882 412 Sân thợ mộc và Hiệu giặt, tháng 5 năm 188276 Theo van Gogh, 13 tuổi 419 Chiếc nôi, tháng 7 năm 1882 436 Luke Fildes, Những người xin Vé vào cửa một Viện87 Vincent van Gogh trên bậc thềm Trường Tilburg tế bần, năm 187490 Theodorus (Dorus) van Gogh 441 Hubert von Herkomer, Buổi họp mặt Cuối cùng:96 Bác Cent van Gogh ngày Chủ Nhật ở Viện tế bần Chelsea (chi tiết), năm 1871103 Nhà thờ Zundert 444 Ông già và Cây gậy, tháng 9 – tháng 11 năm 1882, và Ông già mặc Áo đuôi tôm, tháng 9 – tháng 10 năm115 H. G. Tersteeg 1882 448 Kiệt lực, tháng 11 năm 1882121 Phòng trưng bày tại Goupil, The Hague 450 Các nữ thợ mỏ, tháng 11 năm 1882 460 Phát chẩn xúp ở một Bếp xúp công, tháng 3 năm143 Ursula và Eugenie Loyer 1883184 Nhà cha sở và Nhà thờ tại Etten, tháng 4 năm 1876 474 Đường mòn tới Bờ biển, tháng 7 năm 1883198 Ary Scheffer, Chúa, Người an ủi , 1836–1837 496 Phong cảnh với những Thân cây sồi vùng Đầm lầy,200 Nhà thờ tại Petersham và Turnham Green, tháng 11 tháng 10 năm 1883 508 Phong cảnh Drenthe, tháng 9 – tháng 10 năm 1883 năm 1876 508 Người đàn ông Kéo Bừa, tháng 10 năm 1883 515 Jean-Léon Gérôme, Người tù, năm 1861216 Scheffersplein, Khu buôn bán tại Dordrecht 518 Nhà xứ ở Nuenen243 Thiếu tướng Hải quân Johannes van Gogh (Bác 526 Thợ dệt, năm 1884 Jan) 535 Chim bói cá, tháng 3 năm 1883 536 Những cây phong bị xén ngọn, tháng 3 năm 1883262 Hang Machpelah, tháng 5 năm 1877279 Quán cà phê “Au Charbonnage”, tháng 11 năm 1878283 Mỏ Than Marcasse, Hầm #7313 Những người Thợ mỏ đi trong Tuyết lúc Rạng đông, tháng 8 năm 1880318 Vincent van Gogh, 18 tuổi323 Anthon Ridder van Rappard332 Người gieo giống (phỏng theo Millet), tháng 4 năm 188120557 Margot Begemann 863 Chân dung Bưu tá Joseph Roulin, tháng 8 năm 1888589 Jozef Israëls, Gia đình nông dân bên Bàn ăn, năm 1882 890 Vườn hoa công cộng và Hàng rào, tháng 4 năm 1888592 Đầu một Người phụ nữ, 1884 – 1885 892 Chân dung Milliet, Phó Trung úy của quân đoàn610 Những người ăn khoai tây, tháng 4 năm 1885613 Léon Lhermitte, Thu hoạch, năm 1883 Zouaves, tháng 9 năm 1888618 Đầu một Người phụ nữ, tháng 3 năm 1885 913 Paul Gauguin, năm 1891629 Bảo tàng Rijksmuseum, Amsterdam, chụp ít lâu sau khi hoàn thành năm 1885 928 Nghĩa trang Alyscamps, Arles 932 Paul Gauguin, Quý bà Ginoux (Vẽ nghiên cứu cho644 Tháp Nhà thờ Cổ ở Nuenen, tháng 6 – tháng 7 năm 1885 bức “Cà phê Đêm”), năm 1888 949 Bé Marcelle Roulin, tháng 12 năm 1888645 Tĩnh vật Kinh Thánh, tháng 10 năm 1885 952 Luke Fildes, Chiếc ghế trống (“Đồi Gad, ngày 9 tháng653 Cặp đôi đang khiêu vũ, tháng 12 năm 1885 6 năm 1870”), năm 1870669 Phòng thạch cao ở Học viện Antwerp 956 Paul Gauguin, Vincent van Gogh vẽ Hoa hướng674 Nữ khỏa thân đứng (Nhìn từ mặt bên), tháng 1 năm dương, tháng 11 năm 1888 1886 999 Chân dung Bác sĩ Félix Rey, tháng 1 năm 1889679 Đầu của một Bộ xương với Điếu thuốc đang cháy, 1001 Chân dung tự họa với Băng tai, tháng 1 năm 1889 1003 Meijer de Haan, Ký họa Theo van Gogh, năm 1888 tháng 1 – tháng 2 năm 1886685 Chân dung tự họa với Mũ rơm, năm 1887 1018 Phòng cách ly, Bệnh viện Arles700 Chân dung tự họa, năm 1887; Chân dung tự họa với 1029 Khoảng sân trong tại Bệnh viện vùng Arles, tháng Mũ phớt xám, 1886 – 1887; và Chân dung tự họa với 4 năm 1889 Mũ rơm, năm 1887 1032 Khám đường trong Bệnh viện vùng Arles, tháng 4706 Xưởng dạy của Fernand Cormon (khoảng năm năm 1889 1885) 1039 Nhà thương điên Saint-Paul-de-Mausole, Saint-709 John Peter Russell, Chân dung Vincent van Gogh, Rémy năm 1886 1043 Bồn tắm, nhà thương điên Saint-Paul-de-Mausole717 Jean-Baptiste Corot, Agostina, năm 1866 1055 Phong cảnh những cây Ô-liu trên Núi, tháng 6 năm730 Johanna Bonger, năm 1888 1889750 Lucien Pissarro, Vincent và Theo van Gogh, năm 1887 1060 Những cây bách, tháng 6 năm 1889761 Henri de Toulouse-Lautrec, Chân dung Émile 1062 Đêm đầy sao, tháng 6 năm 1889 Bernard, năm 1886 1087 Adrien Lavielle phỏng theo Jean-François Millet,763 Henri de Toulouse-Lautrec, Chân dung Vincent van Giấc ngủ trưa, năm 1873 Gogh, năm 1887 1095 Rừng Ô-liu, tháng 6 năm 1889773 Hình đồ lại từ bìa của tạp chí Paris Illustré, tháng 1104 Khu vườn của Nhà thương điên Saint-Paul-de- 7 – tháng 12 năm 1887 và Kỹ nữ: Phỏng theo Eisen, Mausole, tháng 11 năm 1889 tháng 10 – tháng 11 năm 1887797 Đường đến Tarascon, tháng 7 năm 1888 1106 Jo và con trai Vincent, năm 1890801 Cây cầu gập và Quý cô cầm dù, tháng 5 năm 1888 1154 Bác sĩ Paul Gachet809 Nhà Vàng, Arles 1162 Marguerite Gachet bên cây Dương cầm, tháng 6810 Quảng trường Lamartine, Arles năm 1890822 Đường ở Saintes-Maries, tháng 6 năm 1888832 Phong cảnh ở gần Montmajour và Xe lửa, tháng 7 1163 Gia đình Ravoux trước Quán trọ Ravoux 1176 Hình đầu một Chàng trai đội Mũ rộng vành (có thể năm 1888836 Người lính Zouave ngồi, tháng 6 năm 1888 là René Secrétan), tháng 6 – tháng 7 năm 1890841 Thu hoạch Lúa mì ở Arles, năm 1888 1185 Những rễ cây, tháng 7 năm 1890850 Người gieo giống và Mặt Trời buổi chiều tà, tháng 8 1186 Khu vườn của Daubigny, tháng 7 năm 1890 năm 1888 1197 Phòng ngủ của Vincent ở Quán trọ Ravoux 1205 Theo van Gogh, năm 1890 1212 Mộ của Vincent và Theo van Gogh, tại Auvers21PHỤ LỤC TRANH IN MÀU PHẦN 2 Nhà Vàng (“Con phố”), tháng 9 năm 1888PHẦN 1 Đêm đầy sao trên dòng sông Rhône, tháng 9 năm 1888Cảnh biển ở Scheveningen, tháng 8 năm 1882 Chân dung tự họa (dành tặng Paul Gauguin), tháng 9Hai người phụ nữ trên Cánh đồng hoang, tháng 10 năm 1888 năm 1883 Chân dung Mẹ của họa sĩ, tháng 10 năm 1888Đầu một Người phụ nữ, tháng 3 năm 1885 Vườn công cộng với Cặp đôi và cây Linh sam màu lam:Những người ăn khoai tây, tháng 4 – tháng 5 năm 1885Tháp Nhà thờ Cổ ở Nuenen (“Nhà thờ của những người Khu vườn của Nhà thơ III, tháng 10 năm 1888 Xe ngựa ở Tarascon, tháng 10 năm 1888 nông dân”), tháng 5 – tháng 6 năm 1885 Phụ nữ Arles: Bà Ginoux với Sách, tháng 11 năm 1888Giỏ khoai tây, tháng 9 năm 1885Tĩnh vật Kinh Thánh, tháng 11 năm 1885 (hoặc tháng 5 năm 1889)Một đôi giày, đầu năm 1887 Bà Roulin đưa nôi (Khúc hát ru), tháng 1 năm 1889Tượng Vệ Nữ bán thân, tháng 6 năm 1886 Ghế và Tẩu của Vincent, tháng 12 năm 1888Ở Quán cà phê: Agostina Segatori ở quán Le Tambourin, Ghế của Gauguin, tháng 12 năm 1888 Chân dung tự họa với Băng tai và Tẩu thuốc, tháng 1 tháng 1 – tháng 3 năm 1887Bình nước và Đĩa cùng hoa quả họ cam chanh, giai đoạn năm 1889 Tĩnh vật: Bình và mười lăm đóa Hướng dương, tháng 8 tháng 2 – tháng 3 năm 1887Quang cảnh từ Căn hộ của Theo, tháng 3 – tháng 4 năm 1887 năm 1888Những vườn rau ở Montmartre: Đồi Montmartre, tháng Hoa diên vĩ, tháng 5 năm 1889 Đêm đầy sao, tháng 6 năm 1889 6 – tháng 7 năm 1887 Những cây bách, năm 1889Nội thất của một Nhà hàng, tháng 6 – tháng 7 năm 1887 Thân gỗ và Thường xuân (Bụi tầng thấp), tháng 7 nămHoa bối mẫu trong Lọ đồng, tháng 4 – tháng 5 năm 1887Chân dung tự họa, mùa xuân năm 1887 1889Cánh đồng lúa mì và Chim chiền chiện, tháng 6 – tháng Chân dung tự họa, tháng 9 năm 1889 Phòng ngủ, đầu tháng 9 năm 1889 7 năm 1887 Người gieo giống, tháng 11 năm 1888Chân dung tự họa với Mũ rơm, tháng 8 – tháng 9 năm Cánh đồng lúa mì và Người thợ gặt, đầu tháng 9 năm 1889 Chân dung Trabuc, một Người phục vụ ở Bệnh viện Saint- 1887Cây mận nở hoa: phỏng theo Hiroshige, tháng 10 – tháng Paul, tháng 9 năm 1889 Cây cối ở Vườn bệnh viện Saint-Paul, tháng 10 năm 1889 11 năm 1887 Hái Ô-liu, tháng 12 năm 1889Chân dung Père Tanguy, năm 1887 Trưa: Nghỉ ngơi (phỏng theo Millet), tháng 1 năm 1890Chân dung tự họa với tư cách một Họa sĩ, tháng 12 năm Hẻm núi Les Peiroulets, tháng 10 năm 1889 Hoa hạnh đào, tháng 2 năm 1890 1887 – tháng 2 năm 1888 Hoa diên vĩ, tháng 5 năm 1890Cây đào hồng ra hoa (Nhớ về Mauve), tháng 3 năm 1888 Nhà thờ ở Auvers, tháng 6 năm 1890Cầu Langlois ở Arles cùng những Người phụ nữ giặt đồ, Chân dung Bác sĩ Gachet, tháng 6 năm 1890 Khu vườn của Daubigny, tháng 7 năm 1890 tháng 3 năm 1888 Những rễ cây, tháng 7 năm 1890Vụ gặt, tháng 6 năm 1888 Cánh đồng lúa mì cùng bầy Quạ, tháng 7 năm 1890Những con tàu cá trên Bờ biển Saintes Maries-de-la-Mer, cuối tháng 6 năm 1888Người lính Zouave, tháng 6 năm 1888Cô gái Nhật, dáng ngồi, tháng 7 năm 1888Chân dung Bưu tá Joseph Roulin, đầu tháng 8 năm 1888Chân dung Patience Escalier, tháng 8 năm 1888Tĩnh vật: Lọ hoa trúc đào và Sách, tháng 8 năm 1888Sân hiên Quán cà phê ở Quảng trường Công cộng, Arles, ban đêm, tháng 9 năm 1888Quán cà phê Đêm tại Quảng trường Lamartine ở Arles, tháng 9 năm 1888CÂY PHẢ HỆ DÒNG HỌ VAN GOGH–CARBENTUSJan van Gogh Hendrik (Hein) Vincent van Goghc.1530/1540–? 1814–1877 Gerrit van Gogh Johannes (Jan) van Gogh Sr.c.1590/1600–1648 1817–1885Vincent van Gogh Gerrit van Gogh Wilhelmina (Elize) Bruins 1634–? 1636/39–1714 1819–1864Vincent van Gogh Willem Daniel van Gogh 1674–1746 1818–1872 David van Gogh Magdalena Susanna van Stockum 1697–1740 1828–1904Vincent van Gogh Jan van Gogh Vincent (Cent) van Gogh (sculptor) 1722–1784 1820–1888 1720–1802 Cornelia (Cornelie) CarbentusJohannes van Gogh 1829–1913 1763–1840 Cornelis (Cor) Marinus van GoghVincent van Gogh 1824–1908 1789–1874 Maria (Mietje) Johanna van Gogh Elizabeth Huberta 1831–1911 Vrijdag Theodorus (Dorus) van Gogh 1790-1857 1822–1885Gerrit Carbentus Anna Cornelia Carbentus1697–1756 1819–1907Hermanus Carbentus Willemina (Mina) Catharina1732–1800 Gerardina Carbentus 1816–1904Gerrit Carbentus1761–1797 Johannes Paulus Stricker 1816–1886 Willem Carbentus 1792–1845 Clara Adriana Carbentus 1817–1866 Anna Cornelia van der Gaag Arie Carbentus 1792–1855 1826–1875 Sophie (Fie) Cornelia Elisabeth van Bemmel 1828–1897 Johannus (Jan) Rutgerus Carbentus 1827–1875 Cornelia (Cornelie) Carbentus 1829–1913 Vincent (Cent) van Gogh 1820–1888Hendrik Jacob Eerligh van Gogh Vincent1853–1886 Willem van GoghJohannes van Gogh Jr. 1890–19781854–1913 JohannesVincent van Gogh (Jan)1852–1852 Paulus Vos 1873–1928 Vincent Willem van Gogh 1853–1890Anna Cornelia van Gogh1855–1930 Joan Marius van Houten 1850–1945Theo van Gogh1857–1891 Johanna (Jo) Gezina Bonger 1862–1925Elisabeth (Lies) Huberta van Gogh1859-1936 Jean Philippe Theodore du Quesne van Bruchem 1840–1921Willemina (Wil) Jacoba van Gogh1862–1941Cornelis (Cor) Vincent van Gogh1867–1900Cornelia Adriana Stricker (“Kee Vos”)1846–1918 Christoffel Martinus Vos 1841–1878Ariëtte (Jet) Sophia Jeanette Carbentus1856–1894 Anton Mauve 1838–1888Miền Bắc châu Âu trong khoảngthời gian dịch chuyển của Van Gogh 1853–1890 Biển Bắc WelwynPeTtuerrnGshhraaemmen LondonIsleworth RichmondĐồi Box Hill Ramsgate ANH DoverSouthampton Brighton Eo biển Dover Calais Lille Courrières LensEo biển Anh PHÁP Sông Oise Sông Seine Paris0 dặm 50 Rừng 0 km 50 FontainebleauGroningenHaarlem HooVgeeDveZRnewEeoNneoeTrldHooEAmsNteireduawm- Vịnh Zuiderzee Amsterdam Leiden HÀ LANScheveningen The Hague RotterdamDordrecht Hertogenbosch BẮC BRABANT Breda EindhovenScheldt AntwNeArMpBRABANT ĐỨC sông BrusselsTournai BỈ BORINAGEMons CharleroiBẢN ĐỒ RỜI Ở TRANG SAU Khu vực Parissông Oise Chaponval Auvers-sur-Oisesông Seine PontoiseSông Seine Argenteuil Asnières đảo La Grand Jatte Montmartre Passy ParisBrabant Dordrechtvà Borinage Hertogenbosch HÀ LAN Zevenbergen Đ Ứ C Helvoirt Princenhage EZtutenndert Breda Tilburg Nuenen Eindhoven Pontoise N A MBR Antwerp Gheel A B A N T MechelenSông Scheldt Brussels BỈTournai BORINAGE Wasmes/ Mons CharleroiPetit Wasmes FrCaumeesrmieess 0 dặm 20PHÁP 0 km 20LANGUEDOC Miền Nam nước Pháp Avignon Nîmes Tarascon Saint-Rémy Fontvieille dãy Alpilles P E Arles MontmajourMontpellier R O V E N C Camargue Aix-en-Provence Saintes- Marseille Cassis Maries0 dặm 40 0 km 40Self-cPhoìrvtràaimtNsự,hpcữetnnrgêcncihlgâiaấnnyd,du18ni8gn7t,kự12oh1ọn/8a×p(9aS5pe/8elfir-nP,.o1[83rt80r7,a7,i1t×2s21)/,48,x5 c9m5/8]in.Lời nói đầu TRÁI TIM CUỒNG MÊ T H E O Đ Ã H Ì N H D U N G T Ớ I Đ I Ề U T Ồ I T Ệ N H Ấ T. Vincent “tựlàm mình bị thương,” tin nhắn chỉ vỏn vẹn có thế. Tâm trí ngược xuôi,Theo hối hả tới nhà ga bắt đầu đi Auvers. Lần gần nhất cậu nhận tin thảmkhốc kiểu này là từ Paul Gauguin, khi anh ta đánh điện thông báo rằngVincent “ốm nặng.” [Khi đó] Theo tới Arles, một thành phố phía nam[nước Pháp] để rồi thấy anh trai đang nằm trong phòng theo dõi của bệnhviện, đầu quấn băng còn tâm trí hoàn toàn trống rỗng. Cuối chặng tàu này, liệu Theo sẽ còn thấy điều gì? Vào những lúc như bây giờ – và đã nhiều lần như vậy – ký ức của Theolại thơ thẩn tìm về một Vincent khác mà cậu từng biết: một người anh traiđầy đam mê và hiếu động, người có những trò đùa náo nhiệt, lòng đồngcảm vô hạn, và luôn khiến cậu ngạc nhiên không dứt. Trong những ngàyấu thơ rong ruổi trên những cánh đồng hay những khu rừng quanh thị trấnZundert tại Hà Lan – nơi chôn rau cắt rốn của hai anh em – Vincent đã khaimở cho Theo chiêm ngưỡng sự huyền bí và vẻ đẹp của thiên nhiên. Mùađông, Vincent dạy Theo trượt băng và lái xe trượt tuyết. Mùa hè, Vincentbày cho em trai xây lâu đài trên những con đường cát trắng. Mỗi Chủ Nhậttại nhà thờ, hay bên cây đàn piano trong phòng khách, Vincent lại cất lêngiọng hát trong trẻo, tự tin. Hai anh em ở chung trên căn phòng gác mái, vàVincent trò chuyện tới tận khuya, khơi gợi nơi em trai một tình cảm gắn bómà những chị em khác gọi là sự “tôn sùng,” nhưng Theo, mãi nhiều thập kỷsau, vẫn tự hào nhận thừa rằng đó là sự “kính yêu.” Vincent đó mới là người mà Theo cùng lớn lên: một người dẫn đườngliều lĩnh, người truyền cảm hứng và kẻ rầy la, người đam mê kiến thức báchkhoa, một nhà phê bình kỳ khôi, một người bạn đồng hành vui nhộn, mộtVan Gogh 29đôi mắt nhìn xuyên thấu. Làm thế nào, làm thế nào mà Vincent đó, Vincentcủa cậu, lại thành ra một tâm hồn tan nát thế này? Theo nghĩ mình biết câu trả lời: Vincent là nạn nhân của chính tráitim cuồng mê nơi anh. “Có thứ gì đó trong cách anh ấy nói khiến người taphải yêu hoặc ghét,” Theo cố gắng tự lý giải. “Anh ấy không dung thứ chobất cứ điều gì và cho bất cứ ai.” Khi những cuồng điên bất kham của tuổi trẻnguội lạnh dần nơi kẻ khác, Vincent vẫn trung thành với những nguyên tắcnghiệt ngã đó. Những cơn cảm xúc mãnh liệt, không nguôi cứ thế quét quađời anh. “Anh là một kẻ cuồng mê!” Vincent tuyên bố vào năm 1881. “Anhcảm thấy trong anh có một sức mạnh… một ngọn lửa mà có thể anh khôngthể dập tắt, và phải giữ nó bùng cháy.” Dù khi bắt bọ cánh cứng trên nhữngbờ lạch tại Zundert, khi sưu tập và biên mục tranh in, rồi khi giảng TinMừng, khi say sưa ngốn ngấu [các tác phẩm của] Shakespeare hoặc Balzactới phát sốt, hay khi nghiên cứu những tương tác của màu sắc, Vincent luônlàm mọi thứ trong tâm thế gấp gáp, mù quáng và nhất khoát của một đứatrẻ. Ngay cả đọc báo, anh cũng đọc “trong cuồng nhiệt.” Những cơn bão nhiệt huyết này đã biến đổi một cậu bé có tính cáchdữ dội tới mức khó giải thích thành một tâm hồn ngang bướng và thươngtật: một kẻ xa lạ giữa cuộc đời, một kẻ lưu vong giữa gia đình, một kẻ thùcủa chính mình. Không ai rõ hơn Theo – người dõi theo con đường đaukhổ của anh trai qua gần 1.000 lá thư – về những đòi hỏi không khoannhượng mà Vincent tự đặt cho bản thân, và cho người khác, cũng nhưnhững hậu quả bất tận mà anh phải gánh chịu. Không ai rõ hơn [cậu] về cáigiá mà Vincent phải trả, trong cô đơn và thất vọng, cho những cuộc côngkích tự-đánh-bại-bản-thân, không thỏa hiệp với cuộc đời; và cũng không airõ hơn [cậu] rằng những lời cảnh báo là vô hiệu. “Anh rất cáu khi người tacứ cố khuyên rằng ra biển là nguy hiểm,” Vincent nói trong một lần Theo cốgắng can thiệp. “Sự an toàn nằm ở ngay trái tim của hiểm nguy.” Có gì ngạc nhiên khi một trái tim cuồng mê sáng tạo ra một dạng nghệthuật cũng cuồng mê như thế? Theo từng được nghe nhiều lời thì thầm,đồn đại về anh mình – “C’est un fou (Đó là một gã điên),” họ nói. Ngaytrước những sự kiện xảy ra hồi 18 tháng trước tại Arles, trước cả những lầnvào ra bệnh viện và nhà thương điên, người ta cũng chối bỏ nghệ thuật củaVincent vì cho rằng đó chỉ là tác phẩm của một kẻ mất trí. Một nhà phêbình từng miêu tả những hình thù méo mó và màu sắc gây sốc của Vincent30 Steven Naifeh và Gregory White Smithlà “sản phẩm của một tâm trí bệnh hoạn.” Chính Theo cũng mất nhiều nămnỗ lực nhằm chế ngự sự thái quá trong những nét cọ của anh trai, nhưng bấtthành. Giá như anh ấy dùng ít sơn đi một chút – đừng trát dày như thế. Giánhư anh ấy vẽ chậm lại một chút – đừng cho ra đờiAliềFnanmatiộc tHleúarct quá 5nhiềutác phẩm như thế. (“Chỉ là đôi khi anh vẽ cực kỳ nhanh,” Vincent phảnbháếct .lầ“sesnThhvaoonhnwràếtgyicectalsũiđrecelnếafelngrmmallosầàirsnaessisaopkpniahei,àncáa?ttcaefAcorr.urnằNalanhyorgwilkynhchttoeáhôrcamennndagiighndatàhVtzhiiểsnneưecđsuehiừlnlenutteầ’sgrsmtnrvđaoutưlmmicoợabnunce,ối.rca”n,on)dfdTsei,ựmfihfianatenỉgaotelmltsyđe,tmỉãhavapnbàtelórcahaoizmoinđntàegiinnnlnyt- tóhiilệạnichứ kuheôdntogppohurảifonrthhữfrnogmthhisửrnaggghediệemxisbteấntcteậenve,ncausồtnhgeynpộile,dvuàph, hỗanrdlloyạsneen–, tinhứ màVincetnhet cvloẫsnetgs,ọaittliàcs“, nanhdữsnpgarbeứrcootmrasnohf fnamgậilpy,tfrriàenndhs,ộainhdọcar.e”ditors. Khu vườn Nhà tắmGa(rGdeanrodfeanBoatfhahoBusae,thpehnocuislea),nbdútinckhìovnà mpaựpcert,rên giấy, tháng 8 năm A18u8g8u, s2t3⅞188×81,92¼37/i8nx. [16901/4×i4n9. cm] Only by tracing this temperament and the trail of tears it left, Theo believed, could anyone truly understand his brother’s stubbornly inner-driven art. ThisVan Gogh 31 Theo mỗi nhịp lắc của con tàu đang tới hiện trường thảm họa, baolời khinh miệt và chế nhạo theo năm tháng như dội về trong tâm trí Theo.Trong một thời gian dài, bởi thể diện gia đình hoặc tình cảm anh em, Theođã chống lại những cáo buộc về chứng điên. Vincent chỉ đơn thuần là “mộtngười khác thường” – như Don Quixote đấu thương với cối xay gió, một gãlập dị cao quý thì còn được, chứ không phải một kẻ điên. Nhưng rồi chuyệnxảy ra ở Arles đã thay đổi tất cả. “Nhiều họa sĩ phát điên, nhưng đó cũngchính là lúc họ bắt đầu tạo ra thứ nghệ thuật đích thực,” sau này Theo viết.“Thiên tài rong ruổi trên những con đường bí ẩn tới như vậy.” Và không ai từng lang thang trên một con đường bí ẩn hơn Vincent:một khởi đầu ngắn ngủi và thất bại khi làm một nhân viên môi giới nghệthuật, một nỗ lực sai lầm để trở thành giáo sĩ, một sứ mệnh truyền giáokhông đi tới đâu, một lần tạt ngang vào công việc minh họa tạp chí, vàcuối cùng, một sự nghiệp họa sĩ vụt cháy ngắn ngủi. Không ở đâu mà tínhkhí nóng nảy và ngang ngạnh của Vincent lại lộ ra rõ hơn ở số lượng tranhcứ tiếp tục tuôn ra, bất chấp sự tồn tại rách nát của chủ nhân, ngay cả khichúng chất đống, vứt xó chẳng ai đoái hoài trong tủ quần áo, gác xép vànhững căn phòng trống của gia đình, bạn bè và chủ nợ. Theo tin rằng chỉ bằng cách lần theo tính khí đó cũng như những giọtnước mắt còn đọng lại, người ta mới có thể thực sự hiểu được thứ nghệthuật ngoan cố đến từ tâm can của anh trai mình. Đó cũng là câu trả lờicủa Theo cho tất cả những kẻ đã bài bác những bức tranh – hay những bứcthư của Vincent – là những biểu hiện huênh hoang của một kẻ thảm bại,như hầu hết họ vẫn làm vậy. Chỉ khi hiểu Vincent “từ nội tâm,” Theo nhấnmạnh, thì người ta mới có thể hi vọng thấy được nghệ thuật của Vincenttheo cách mà anh ấy nhìn, cảm thụ nó theo cách mà anh ấy cảm. Chỉ vàitháng trước chuyến tàu định mệnh này, Theo đã gửi lời cảm ơn tới nhà phêbình đầu tiên dám khen ngợi tác phẩm của anh trai: “Cậu đã hiểu nhữngbức tranh này, và nhờ vậy cậu đã nhìn thấy rất rõ con người ấy.” Giống như Theo, thế giới nghệ thuật vào thế kỷ 19 rất coi trọng vaitrò của tiểu sử trong nghệ thuật. Émile Zola là người mở đường với lời kêugọi cho một thứ nghệ thuật “của máu và thịt,” nơi mà tranh và họa sĩ hợpnhất. “Điều mà tôi tìm kiếm trước bất cứ điều gì khác trong một bức tranh,”Zola viết, “là con người.” Không ai tin vào tầm quan trọng của tiểu sử mộtcách nhiệt thành hơn Vincent van Gogh. “[Zola] phát biểu rất hay về nghệ32 Steven Naifeh và Gregory White Smiththuật,” Vincent viết vào năm 1885: “‘Trong mỗi bức tranh (một tác phẩmnghệ thuật), cái tôi tìm, và tôi yêu là con người – là nghệ sĩ.’” Không ai hàohứng với việc thu thập tiểu sử của nghệ sĩ hơn Vincent, tất cả mọi thứ từ cácbản thảo nhiều tập tới những “truyền thuyết” hay “chuyện phiếm” và cácmẩu tin đồn. Thấm nhuần tư tưởng của Zola, Vincent tìm kiếm trong mỗibức tranh các dấu hiệu cho thấy “kiểu người nào đứng sau mỗi tấm toan.”Năm 1881, vào buổi đầu của sự nghiệp họa sĩ, Vincent nói với một ngườibạn: “Nói chung, và đặc biệt hơn đối với các nghệ sĩ, tôi quan tâm tới ngườitạo ra tác phẩm cũng nhiều như bản thân tác phẩm đó.” Với Vincent, nghệ thuật là thứ ghi lại cuộc đời của anh, chân thật hơn,tiết lộ nhiều hơn (“rất sâu, sâu tới khôn cùng”), thậm chí hơn cả những láthư dồn dập gửi kèm. Mỗi khi “tĩnh tại và hạnh phúc,” cũng như mỗi cơnrun rẩy vì đau đớn và tuyệt vọng, anh tin rằng chúng đều tìm đường lêntranh; mọi đau buồn đều thành hình tượng tan nát tâm can; mỗi bức tranhđều trở thành tự-họa. “Tôi muốn vẽ những gì tôi cảm,” anh từng nói, “vàcảm những gì tôi vẽ.” Niềm tin này đã dẫn lối Vincent tới tận lúc chết – chỉ vài giờ sau khiTheo tới Auvers. Không ai có thể thực sự nhìn thấu những bức tranh củaVincent nếu như không biết câu chuyện của anh. “Tác phẩm của tôi là gì,”anh tuyên bố, “thì tôi là như vậy.”PHẦN INHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI 1853 – 1880Vincent van Gogh, 13 tuổi01 CÁC CON ĐẬP VÀ NHỮNG BỜ ĐÊ TRONG HÀNG NGÀN CÂU CHUYỆN MÀ VINCENT VAN GOGHngốn ngấu suốt một đời, có một trong số đó đã để lại ấn tượng sâu đậmtrong trí tưởng tượng của anh: “The Story of a Mother” (Câu chuyện vềmột người mẹ) của Hans Christian Andersen. Bất cứ khi nào gặp trẻ nhỏ,Vincent lại kể đi kể lại câu chuyện u ám của Andersen về một người mẹhiền, người đã chọn cho con mình cái chết, thay vì để đứa trẻ trong thế rủiro phải sống một đời bất hạnh. Vincent thuộc lòng câu chuyện và có thể kểnó bằng vài thứ tiếng khác nhau, trong đó có cả kiểu tiếng Anh nặng giọng.Với Vincent, kẻ có cuộc đời ngập tràn bất hạnh, kẻ vĩnh viễn kiếm tìm bảnthân trong văn chương và nghệ thuật, thì câu chuyện về tình mẫu tử trở nênlệch lạc của Andersen lại có một sức mạnh dị biệt, và việc Vincent luôn ámảnh kể đi kể lại câu chuyện cũng cho thấy nỗi khát khao và sự thương tổnđộc nhất nơi anh. Anna, mẹ của Vincent, không bao giờ hiểu người con trai cả củamình. Sự lập dị của anh, kể cả khi còn nhỏ, đã thách thức thế giới quantruyền thống vốn đã ăn sâu bén rễ trong bà. Trí tuệ viễn-du của Vincentthách thức khả năng thấu suốt và năng lực tìm hiểu hạn chế nơi mẹ mình.Với bà, dường như anh chỉ có toàn những quan điểm kỳ dị và “hãohuyền”; còn trong mắt anh, có vẻ bà lại quá hẹp hòi và thiếu cảm thông.Thời gian càng chảy trôi, bà càng thêm chán ghét Vincent. Bất lực trongthấu hiểu dẫn tới mất kiên nhẫn, mất kiên nhẫn trở thành hổ thẹn, và từhổ thẹn thành ra giận dữ. Thời điểm Vincent trưởng thành cũng là lúc bàgần như từ bỏ mọi hi vọng dành cho anh. Bà phủ nhận khát vọng tôn giáovà nghệ thuật của con trai mình [cho rằng chúng] là những thứ “lan mankhông có tương lai” và so cuộc đời lầm lạc của anh với một cái chết trong12 The Early Years, 1853–1880 pitalized toward the end, she never came to visit, despite frequent travels to see36 SteveonthNerafiafemhilyvàmGemrebgeorsr.yEWvehnitaefteSrmhitshdeath, when fame belatedly found him, she never regretted or amended her verdict that his art was “ridiculous.”gia đình. AnVninacebnut nộecvetrộuinadnerhstocohd ủhistâmmothgerâ’syr“ejđecatuionđ. ớAnt tivmàesk, hheổlassởh”edcohuot cha mẹ.Bà nhất kathinmogerási,ltyheaqgbualaiẳnmnsetgdith,đicmiasllteinấlfgtfohcreảbreiann“ghhaữa“rnhda-ghlfe-bsatrứrtaecndg”terw,ahonamlhfa-tnihre“asoofymakespoýeurrhseodọnalo.1v. e.m.w” hàAotanh để ởnhà, như btrhinểgstoốnnlygsokrrhoứw arnádclorsưs.ở” Bi u(tbhàe nceũvenrgstođpãpevdứbitddđinighfoầruhehr ếaptpcroávcal.gAhti chép vềtuổi thơ cpthủoeeamenawdniothfh)ht,ihsevlipàfela,cihnũetinpvaeginqutceehdstẳhionenrg:p“omWrtrhấaoyitis(cfrtohomei mtarapọihdnomtgoygnsrpahiprhiữt)snasngeedktaá/pcpTehnprdoheudẩgmha mà saunày Vincecnoltd rteặpnrogof banàd. slanders blight?” AAnnnnaaCCaarrbbeennttuuss Sau koanhnnai aAcloncuondrlaensqseuldiaaayđicnờaiMr,abnyegn1ư8t5ờu1si itnmaaTcrhrheieỉHdtaìtgmhueeRt, hhevoấemyreemnodfộTtthhveeoàDdiuobtrcuứhscmvtaohnnưaGrovcghàhytác phẩmcủa Vinceanntd,gbửyi ocnheoacbcoàutnrto, “nthgenmhoữstnpgleatsàaintsảpnlacđe ểinlạthie. Twororldn.”gRnechlaữimngednfrăomm cuối đờicủa Vincenseta-(bbotàtosmốnmgudlâcuonhtaơinnincgothnetprearfie1ct7mnixăomf s)a,ntdhaưndbcàlayvifếortgcrhowoinagnflhowc-ứ ngắn lại ers, The Hague in May was a veritable Eden: flowers bloomed in unrivaled abun-1. Nguyên gốc: “drawing,” về mặt kỹ thuật là vẽ bằng hoặc kết hợp than, chì, bút sắt, phấn, sáp,v.v., các chất liệu khô, không sử dụng các chất màu pha dung môi như dầu hoặc nước – hoặc nếucó, cũng là một lượng rất ít. Khái niệm này được sử dụng để phân biệt với vẽ sơn dầu, màu nước,temnapif_e97r8a0,37v5.5v0.74–89_v6pà_0d1_or1.tr.iinếdnd g12Việt chưa có khái niệm tương đương để phân biệt giữa “draw8/1i7n/1g1”10v:4à4 AM“painting” nên cuốn sách này sử dụng các từ “vẽ khô” và “vẽ ướt” để diễn tả hai khái niệm ở trên,đặc biệt trong các trường hợp hai câu hoặc khái niệm này cùng xuất hiện trong một câu hoặc mộtđoạn văn. Tuy vậy, trong một số phần của cuốn sách này, “drawing” đôi khi được dịch đơn thuầnlà “vẽ”, “bức vẽ”, “bản vẽ”, hoặc “ký họa” trong khi “painting” phần đa được dịch kèm chất liệu làsơn dầu (vẽ sơn dầu).* Lưu ý: Các chú thích ghi (BT) là của người biên tập, chú thích ghi (TG) là của tác giả, nhữngchú thích còn lại là của nhóm dịch giả.Van Gogh 37và thưa thớt dần, và khi Vincent nằm viện vào những ngày cuối đời, bà cũngkhông tới thăm, dù vẫn thường xuyên đi lại thăm hỏi những thành viên kháctrong gia đình. Rồi ngay cả sau cái chết của Vincent, khi danh tiếng muộnmàng cuối cùng rồi cũng tới với anh, bà cũng vẫn không bao giờ ân hận haythay đổi nhận định rằng nghệ thuật của Vincent chỉ là thứ “lố lăng.” Vincent không bao giờ hiểu tại sao mẹ lại chối bỏ mình. Đôi khi, anhgiận dữ phản đối, gọi Anna là một người đàn bà “lòng dạ sắt đá” với “mộtthứ tình yêu chua xót.” Khi khác, anh lại tự trách bản thân mình vì đã làmột “kẻ nửa kỳ dị, nửa khó chịu… chỉ mang lại buồn đau và mất mát.”Nhưng không bao giờ anh ngừng cầu xin mẹ chấp thuận. Lúc cuối đời, anhvẽ chân dung bà (từ một bức ảnh) rồi viết thêm một bài thơ với câu hỏi aioán: “Là ai, người phụ nữ mà linh hồn tôi tìm kiếm/Qua những lời trách cứlạnh lùng và sự phỉ báng khiến [tôi] tàn rụi?”ANNA CORNELIA CARBENTUS kết hôn với Đức Cha1 Theodorus vanGogh vào một ngày quang mây tháng 5 năm 1851 tại thành phố TheHague2, quê hương của nền quân chủ Hà Lan, nơi được miêu tả là “chốndễ chịu nhất thế gian.” Được cải tạo bằng bùn đáy biển theo tỉ lệ giữa cát vàđất sét hoàn hảo cho việc trồng hoa, thành phố The Hague là một vườn ĐịaĐàng đích thực vào dịp tháng 5: hoa nở tràn ngập vô vàn khắp bên đường,trên những bờ kênh, trong vườn và công viên, trên ban công và dưới hiênnhà, trong các lô cửa sổ và những chậu hoa trên thềm nhà, rồi trên cả nhữngchiếc sà lan ghé qua. Hơi ẩm liên tục tràn ra từ những ao hồ kênh rạch sẫmbóng cây, khiến cho “mỗi sáng dường như lại được tô điểm bằng một màuxanh tươi mới, rực rỡ hơn,” như lời tán dương của một du khách bị cảnhsắc ở đây làm cho mê đắm.1. Trong các giáo phái Tin Lành (Kháng Cách) – một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo (Ki-tô giáo), bên cạnh Công giáo La Mã và Chính Thống giáo Đông phương – mục sư đã thụ phongvẫn được cho phép kết hôn (không bị áp dụng luật độc thân). Lệ này theo gương của MartinLuther, dù đã được thụ phong nhưng vẫn lấy vợ vào năm 1525. Còn trong Giáo hội Công giáo LaMã, theo lệ thường, thì chỉ những người đàn ông độc thân hoặc góa bụa mới được chấp nhận làmứng viên để được thụ phong chức linh mục.2. The Hague, lần đầu được gọi tên là Die Haghe vào năm 1242 – tới thế kỷ 15, nơi này được gọilà des Graven hage theo nghĩa đen là “rừng của bá tước”. Thành phố này trong tiếng Việt thườngđược gọi là “La Hay” dựa theo cách gọi “La Haye” của tiếng Pháp, và là thành phố lớn thứ ba ởHà Lan sau Amsterdam và Rotterdam.38 Steven Naifeh và Gregory White Smith Vào ngày cưới, gia đình Anna rải cánh hoa dọc lối đi của cô dâu chúrể và mỗi điểm dừng chân lại trang trí bằng những chiếc vòng kết bằng hoavà lá xanh. Cô dâu đi từ nhà gái Carbentus ở khu Prinsengracht tới nhà thờKloosterkerk, một công trình quý giá từ thế kỷ 15 tọa lạc trên một đại lộ rợpcây, vây quanh là những căn biệt thự tuyệt đẹp ngay trung tâm hoàng gia củathành phố. Xe ngựa chở cô dâu chạy dọc những con đường vốn là đối tượngcho cả lục địa khắp nơi dơ dáy phải ghen tị: mỗi khung cửa sổ đều được lausạch tươm, mỗi cánh cửa ra vào đều được sơn hoặc phủ véc-ni mới, mỗichậu đồng trên các bậc thềm đều được đánh bóng, và mỗi ngọn giáo trêncác tháp chuông đều mới được mạ vàng. “Mái nhà hình như cũng được cọrửa mỗi ngày thì phải,” một người nước ngoài tự hỏi, và đường phố thì “sạchnhư sàn nhà.” Chốn này “khiến cho tất cả mọi người phải ghen tị với niềmhạnh phúc của những người được sống tại đây,” một du khách khác viết. Chính lòng biết ơn với những tháng ngày trong trẻo thế này, trongkhung cảnh yên bình nơi đây – và nỗi sợ rằng chúng có thể đột ngột biếnmất – đã định hình cuộc đời của Anna Carbentus. Bà biết rằng đời sốngkhông phải luôn thế này, dù là với gia đình hay đất nước của bà. Năm 1697, số phận gia tộc Carbentus như treo đầu sợi tóc: GerritCarbentus là thành viên duy nhất còn sống của dòng họ, sau chiến tranh, lũlụt, hỏa hoạn và bệnh dịch kéo dài suốt 150 năm. Cha ông của Gerrit đã bịgiết sạch trong cuộc tàn sát đẫm máu trên diện rộng của cuộc Chiến Tranh80 Năm, khi 17 tỉnh thuộc Vùng Thấp1 vùng lên chống lại ách cai trị bạotàn của người Tây Ban Nha. Theo ghi chép, cuộc chiến nổ ra năm 1568 khinhững người Tin Lành ở nhiều thành phố, trong đó có The Hague, nổi dậy“trong một tấn thảm kịch gây ra bởi bạo lực và hủy diệt cuồng loạn.” Nạnnhân bị trói lại rồi ném xuống từ các cửa sổ cao, bị dìm chết, chặt đầu, vàthiêu cháy. Tòa án Dị Giáo Tây Ban Nha đáp trả bằng cách kết án tất cả đànông, phụ nữ, và trẻ em tại Hà Lan, cả thảy ba triệu người, phải chết nhưnhững kẻ dị giáo. Liên miên 80 năm trời, trên mảnh đất Hà Lan vốn bình yên, quânđội chiến đấu với quân đội, tôn giáo đương đầu với tôn giáo, giai cấp đánhnhau với giai cấp, dân binh đánh nhau với dân binh, hàng xóm chiến đấu1. Nguyên văn: “Low Countries”, là tên gọi của khu vực sau này trở thành đất nước Hà Lan. Têngọi “Netherlands” của Hà Lan có nghĩa là “vùng đất thấp”.Van Gogh 39với hàng xóm, tư tưởng đấu tranh với tư tưởng. Một người qua đường ởHaarlem nhìn thấy “rất nhiều người bị treo cổ trên cây, trên giàn xử giảo, vàtrên các xà ngang ở khắp nơi.” Nhà cửa bị đốt rụi, nhiều gia đình chết thiêutrên cọc, còn xác người vương vãi khắp đường sá. Thỉnh thoảng, hỗn loạn cũng lắng xuống (như năm 1648, khi các tỉnhthuộc Hà Lan tuyên bố độc lập khỏi vua Tây Ban Nha và chiến tranh côngnhiên kết thúc), nhưng ngay sau đó một làn sóng bạo lực mới lại quét quamảnh đất này. Năm 1672, tức là chỉ khoảng hơn một thế hệ sau cuộc ChiếnTranh 80 Năm, được mệnh danh là Rampjaar (Năm thảm họa), khi mộtcơn bạo loạn khác lại sôi sục trên những con đường yên tĩnh và hoàn mỹcủa thành phố The Hague. Đám đông tràn vào trung tâm thành phố, truylùng những nhà lãnh đạo cũ của đất nước rồi chặt họ ra thành từng mảnhdưới bóng nhà thờ Kloosterkerk, cũng là nơi Anna Carbentus tổ chức đámcưới sau này. Nhưng nguy cơ lớn nhất mà dòng họ Carbentus phải đối mặt khôngphải là chiến tranh, cũng không phải là những cuộc kích phát bạo loạn cótổ chức này. Giống như nhiều đồng hương, lũ lụt khiến Gerrit Carbentusphải sống cả đời cận kề bờ diệt vong. Mọi thứ vẫn luôn như thế kể từ khi kếtthúc Kỷ Băng Hà, khi đầm phá tại cửa sông Rhine bắt đầu được bồi đắp bởiđất bùn màu mỡ, hấp dẫn mạnh mẽ những người tới định cư đầu tiên. Dầndần, dân định cư nơi đây bắt đầu đắp đê chắn biển và đào kênh thoát nướccho những đầm lầy phía sau. Thế kỷ 16 và 17 đánh dấu sự phát minh ra cốixay gió, giúp cho việc tháo nước trên diện rộng, cũng như khai hoang trênquy mô thật sự lớn bắt đầu trở nên khả thi. Từ năm 1590 tới năm 1740,song hành với việc các thương gia Hà Lan chinh phục thế giới thương mạivà kiến lập nên những thuộc địa giàu có tại các bán cầu xa xôi, thì các nghệsĩ, nhà khoa học Hà Lan tạo ra một Thời kỳ Vàng son1 để cạnh tranh vớithời Phục Hưng của Ý, Hà Lan được nới rộng thêm hơn 300 mẫu Anh, tăngdiện tích canh tác lên gần một phần ba. Nhưng chẳng gì ngăn được biển. Bất chấp hàng nghìn năm nỗ lực phithường – và đôi khi bởi chính nỗ lực đó – lũ lụt vẫn không thể tránh khỏi,1. Thời kỳ Vàng Son (Dutch Golden Age) của Hà Lan diễn ra vào khoảng thế kỷ 17, là một trongnhững thời điểm mà đất nước Hà Lan nằm trong nhóm các quốc gia phát triển hàng đầu về khoahọc, mậu dịch, quân sự và nghệ thuật. Phân đoạn đầu được đánh dấu bởi Cuộc chiến tranh 80 năm(Eighty Years’ War), sau đó diễn ra trong hòa bình đến cuối thế kỷ dưới thời Cộng hòa Hà Lan.40 Steven Naifeh và Gregory White Smithtựa như cái chết. Với đặc tính khó lường đầy khiếp sợ, sóng dữ chồm lênnhững con đê, hoặc nghiền nát những con đê bằng sức nước – hoặc cả hai –và rồi biển lại ập vào miền đất bằng phẳng này. Lắm khi, biển chỉ lạnh lùngmở ra và nuốt chửng đất. Vào năm 1530, chỉ trong một đêm, 20 ngôi làngchìm vào lòng biển, chỉ chừa lại trên mặt nước đỉnh ngọn tháp nhà thờ vànhững bộ thây súc vật. Đó là một đời sống bấp bênh, và tất cả dân đồng xứ, cũng như GerritCarbentus, kế thừa được một thứ giác quan nhạy bén với những thảm họacận kề – giác quan của người thủy thủ. Trong một phần tư cuối thế kỷ 17,hàng nghìn người đã chết trong cuộc chiến với biển, trong đó có chú ruộtcủa Gerrit Carbentus chết đuối ở Sông Lek. Ông ta theo chân cha, mẹ, cácanh chị em ruột, các cháu trai, cháu gái, cả người vợ đầu và toàn bộ gia đìnhnhà vợ, tất cả họ đều chết trước khi Gerrit tròn 30 tuổi. Gerrit Carbentus sinh ra cuối một thời kỳ biến động tàn phá; thì cháunội của ông, cũng tên Gerrit, lại sinh ra vào đầu một thời kỳ khủng khiếpkhác. Từ giữa thế kỷ 18, trên khắp châu Âu, cách mạng đòi tự do bầu cử,mở rộng quyền công dân, bãi bỏ các khoản thuế bất công hợp nhất với tinhthần không tưởng của thời Khai sáng tạo ra một sức mạnh không gì ngănnổi, giống như chiến tranh và sóng biển. Lửa cách mạng lan tới nhà Carbentus chỉ là vấn đề thời gian. Khi quânđội của nước Cộng hòa Pháp vừa thành lập tiến vào Hà Lan năm 1795, họtới như đoàn quân giải phóng. Nhưng khi dừng chân, họ là những kẻ xâmlược. Hầu như nhà nào cũng có lính vào ở, bao gồm cả nhà Carbentus. Hànghóa vốn liếng (chẳng hạn như tiền vàng, tiền bạc) bị tịch thu; thương mạisuy kiệt; lợi nhuận biến mất; doanh nghiệp đóng cửa; giá cả tăng vọt. GerritCarbentus, một người thợ da và cha của ba đứa con, mất đi sinh kế. Nhưngđó vẫn chưa phải điều tệ nhất. Sáng ngày 23 tháng 1 năm 1797, Gerrit rờinhà mình ở The Hague để đi làm ở một thị trấn gần đó. Tới bảy giờ tối, ngườita tìm thấy anh nằm bên đường Rijswijk, bị cướp, bị đánh, và đang hấp hối.Khi đưa được về tới nhà, anh đã chết. Mẹ anh “điên loạn ôm chặt lấy cơ thểvô hồn và nước mắt chảy tràn khắp người anh,” như lời ghi trong biên niênsử gia đình Carbentus, một cuốn nhật ký gia tộc được gìn giữ qua nhiều thếhệ. “Đã chết rồi con trai tôi, một đứa trẻ tự chính nó đã là một điều kỳ diệu.” Gerrit Carbentus để lại một người vợ mang thai và ba đứa con nhỏ.Một trong số đó là Willem, ông ngoại của họa sĩ Vincent Willem van Gogh.Van Gogh 41 Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19, sau khi quân Napoleonrút đi, người Hà Lan đã bắt đầu tu sửa lại những con đê lập quốc của họ.Nỗi sợ bị dòng nước xoáy thảm khốc cuốn trở lại lan rộng khắp nơi, tới nỗitính điều độ nay trở thành nguyên tắc của cả thời kỳ này: dù là trong chínhtrị, tôn giáo, khoa học, hay trong nghệ thuật. “E sợ cách mạng khiến nhữngcảm thức bảo thủ sinh sôi,” một người biên sử viết, “sự tự-hài-lòng và lòngtự tôn dân tộc” trở thành đặc tính của thời kỳ này. Như chính đất nước Hà Lan thoát khỏi cái bóng của nổi loạn và chínhbiến, Willem Carbentus cũng tái dựng lại cuộc đời mình trên đống đổ nátsau tấn thảm kịch riêng. Ông kết hôn ở tuổi 23 và có liền chín người controng vòng 12 năm – điều đáng kinh ngạc là không đứa nào chết yểu.Ổn định chính trị và “lòng tự tôn dân tộc” cũng đem lại những lợi íchkhác. Một làn sóng yêu thích tất cả mọi thứ thuộc về Hà Lan làm bùng nổnhu cầu về sách. Từ Amsterdam cho tới những ngôi làng nhỏ nhất, nhiềunhóm được thành lập để thúc đẩy việc đọc, từ các tác phẩm kinh điển chotới những cuốn sổ tay kiến thức. Nắm lấy thời cơ này, Willem hướng kỹnăng nghề da của mình sang nghệ thuật đóng sách và mở một cửa hàng ởSpuistraat, khu mua sắm chính của thành phố The Hague. Trong ba thậpkỷ tiếp theo, ông xây dựng cửa hàng thành một ngành kinh doanh thịnhvượng, nuôi cả đại gia đình sống ở tầng trên cửa hàng. Năm 1840, khi chínhphủ tìm người đóng bìa cho bản hiến pháp gây tranh cãi đã lâu, WillemCarbentus được chọn, để rồi từ đó về sau, ông tự quảng cáo mình là “Thợđóng sách Hoàng gia.” Phục hồi nhờ sự điều độ và tính phục tùng tỏ ra hiệu quả với đất nướcHà Lan và chính bản thân Willem, nhưng không phải với tất cả mọi người.Trong đám con cái của Willem, đứa thứ hai, Clara, bị cho là mắc chứng“động kinh,” một từ được dùng để che giấu thế giới tăm tối của những đauđớn tinh thần và cảm xúc vào thời đó. Không bao giờ kết hôn và bị lãngquên, Clara sống trong sự khước từ nhằm bảo vệ phẩm giá gia đình, và chỉrất lâu sau, bệnh tình của cô mới được cháu trai, họa sĩ Vincent van Goghbiết tới. Một người con trai của Willem, Johannus, cũng “không sống theocách thức thông thường của cuộc đời,” một người chị gái viết lấp lửng nhưvậy, và Johannus sau đó tự sát. Cuối cùng, ngay cả Willem, bất chấp thànhcông, cũng chịu thua cuộc sống. Năm 1845, ở tuổi 53, ông qua đời vì “bệnhtâm thần,” điều hiếm hoi được thừa nhận trong biên niên sử của gia đình.42 Steven Naifeh và Gregory White SmithHồ sơ chính thức ghi nguyên nhân tử vong một cách thận trọng hơn là “sốtchảy dịch,” một kiểu dịch tả bò thường xuất hiện định kỳ trên gia súc nôngthôn nhưng không bao giờ lây sang người. Triệu chứng của nó, có lẽ là cơsở cho chẩn đoán chính thức, gồm kích động quá độ, tiếp sau là co thắt, sùibọt mép và tử vong. Bị những lời cảnh báo đó bủa vây, Willem Anna, cô con gái giữa củagia đình lớn lên với một cái nhìn u ám và sợ hãi về cuộc sống. Khắp mọinơi, những thế lực cứ chực chờ đe dọa đưa cả gia đình trở lại thời kỳ hỗnloạn mà họ chỉ vừa mới thoát ra, đột ngột và dứt khoát như thể biển cảnuốt chửng một ngôi làng. Kết quả là một tuổi thơ bị bao phủ bởi sợ hãi vàthuyết định mệnh: một cảm thức rằng cả cuộc sống và hạnh phúc đều bấpbênh, mà do đó chẳng hề đáng hi vọng. Thế giới của Anna là “một chốn chỉcó muộn phiền và lo lắng, [điều] vốn là cố hữu”; một nơi mà “sự thất vọngsẽ không bao giờ ngừng” và chỉ có kẻ ngốc mới “đòi hỏi nhiều” ở cuộc sống.Thay vào đó, người ta đơn thuần phải “học cách chịu đựng,” cô nói, “hiểurằng không ai là hoàn hảo,” rằng “luôn luôn có những khiếm khuyết trongsự toàn thành của mọi ước nguyện,” và rằng con người cần được yêu thương“bất chấp những thiếu sót của họ.” Nhất là bản tính con người quá hỗn loạnđể mà tin tưởng, vĩnh viễn đứng trước nguy cơ phát điên. “Nếu chúng tacó thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn,” cô cảnh báo con cái mình, “màkhông hề hấn gì, không nhìn thấy gì, không phiền toái gì, thì phải chăngchúng ta đang lạc ngày một xa khỏi con đường đúng đắn?” Anna giữ lối suy nghĩ tiêu cực này tới tuổi trưởng thành. Không hềhài hước trong ứng xử với gia đình và bạn bè, cô dễ u sầu và liên tục ủ ê vìnhững chuyện cỏn con, chỉ thấy rủi ro và sầu não trong những khát vọngdường như bất-khả. Tình yêu thường sẽ mất, người thương rồi sẽ chết. Khivắng chồng, dù chỉ trong chốc lát, cô lại dằn vặt bản thân bằng những suynghĩ về cái chết của anh ấy. Trong những gì Anna kể lại về ngày cưới, giữanhững miêu tả về hoa và xe ngựa trong rừng, cô vẫn chẳng thể dứt hẳn khỏisuy nghĩ về những người thân vì đau ốm mà không thể tới dự. “Ngày cưới,”cô kết luận, “kèm theo biết bao nỗi buồn”. Nhằm kiềm lại sức mạnh của bóng tối bên trong mình, Anna giữ chomình bận rộn điên cuồng. Cô học đan từ bé, và trong suốt quãng đời còn lại,xỏ kim đan với “tốc độ đáng sợ,” theo lời biên niên sử gia đình. Cô là mộtngười viết “không biết mệt,” với những lá thư – toàn những câu cú lộn xộnVan Gogh 43do hấp tấp, và thêm thắt chi chít – bộc lộ cùng một kiểu gấp gáp chẳng đi tớiđâu. Anna chơi đàn. Anna đọc sách vì “nó khiến ta bận rộn [và] hướng tâmtrí theo hướng khác. Là một người mẹ, cô bị ám ảnh với lợi ích của việc giữmình bận tâm và thúc giục lũ trẻ làm thế mỗi khi có thể. “Bắt tâm trí con bậnrộn với những thứ khác,” cô khuyên một trong số chúng, nhằm chữa trị cảmgiác “nản lòng.” (Đó cũng là bài học mà con trai cô Vincent, có lẽ là nghệ sĩtrầm uất và có khả năng sản tạo mãnh liệt nhất trong lịch sử, đã ghi nhớ quákỹ.) Khi mọi thứ khác thất bại, Anna sẽ lau dọn một cách dữ dội. “Ma (Mẹ)thân yêu đang bận dọn dẹp,” chồng cô viết, hồ nghi về tính hiệu quả trongtất cả những chiến lược của cô, “nhưng vẫn ngẫm nghĩ và lo âu về tất thảy.” Đôi tay bận rộn của Anna cũng tìm tới nghệ thuật. Ít nhất là cùng vớiem gái Cornelia, cô học vẽ và dùng màu nước – thú tiêu khiển của tầng lớptư sản mới, vừa do lợi ích, lại vừa là biểu trưng cho sự thư nhàn. Và hoa –những bó violet, hoa đậu, dạ lan hương, lưu ly – là chủ đề mà cô yêu thích,cũng là đề tài phổ biến của các nghệ sĩ phòng-khách1 lúc bấy giờ. Có lẽ,khi theo đuổi thú vui truyền thống này, chị em nhà Carbentus cũng đượcông chú lập dị Hermanus – người ít nhất một lần, tự nhận mình là nghệsĩ – khuyến khích. Ngoài ra, một gia đình nghệ thuật phi-truyền-thốngkhác, nhà Bakhuyzen, cũng ủng hộ và làm gương cho họ. Mỗi khi tới nhàBakhuyzen, Anna lại như được đắm chìm vào thế giới nghệ thuật. Hendrik,người cha trong gia đình Bakhuyzen, là một họa sĩ phong cảnh đáng-trọng,không chỉ dạy vẽ cho con cái của mình (hai trong số đó tiếp tục trở thànhnhững họa sĩ xuất chúng), cho chị em nhà Carbentus, mà còn cho nhữnghọc trò có thiên hướng đổi mới, những họa sĩ sau này tạo nên một trào lưunghệ thuật mới mang đậm chất Hà Lan, Trường phái Hague2. 35 năm saunhững cuộc thăm thú của Anna, chính phong trào nghệ thuật này đã cho1. Nguyên văn: “parlor artists”. Vào thế kỷ 18 – 19, việc có một phòng khách trong nhà thể hiệnvị thế và tầng lớp của chủ nhà (thường là ở tầng lớp trung lưu trở lên). Vì phòng khách là nơi giachủ gặp gỡ và giao lưu với bạn bè, những mối quan hệ mà qua đó họ tương tác và thể hiện bảnthân với thế giới bên ngoài, nên phòng khách luôn được trang hoàng nội thất một cách đẹp mắtvà cầu kỳ với các tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh của các thành viên cũng như tước hiệu. (BT)2. Mang phong cách gợi nhắc đến các họa sĩ của trường phái Barbizon và chủ nghĩa Hiện thựcPháp, trường phái Hague được bắt nguồn từ năm 1860 có điểm nổi bật là sử dụng những tôngmàu buồn, lặng với bầu không khí ảm đạm đặc trưng trong tranh tả phong cảnh và đời sốngthường nhật của người nông dân địa phương. Tên thông dụng của trường phái này là “The GreySchool” – Trường phái Xám. (BT)44 Steven Naifeh và Gregory White Smithcon trai bà một nơi nương náu, để từ đó anh dấn thân vào một sự nghiệphọa sĩ ngắn ngủi và đầy giông tố. Là một đứa trẻ hay sợ hãi, Anna bị tôn giáo hấp dẫn một cách tự nhiên. Trừ những lễ cưới hay lễ rửa tội, tôn giáo xuất hiện tương đối muộntrong lịch sử gia đình Carbentus: Năm 1795, khi quân Pháp tới The Hauge,bởi “bàn tay khắc nghiệt của Chúa Trời” mà gia đình bị đám lính trú cướpbóc, còn tiền bạc thì bị tịch thu – người chép sử của gia đình than trách.Nhưng chỉ hai năm sau, khi bạo lực lan tràn khắp đất nước thời điểm đótìm tới Gerrit Carbentus đơn độc trên đường tới Rijswijk, giọng kể sử biênniên lập tức tuôn trào lòng mộ đạo bi ai: “Mong Chúa rủ lòng xót thươngđể chúng con có thể chấp nhận quyết định của Ngài bằng một trái tim vânglời.” Việc này phản ánh bản chất của cảm thức tôn giáo trỗi dậy sau nhiềunăm hỗn loạn – cả trong gia đình Carbentus và khắp cả nước: một sự thừanhận trong run sợ về hậu quả của hỗn loạn. Kiệt quệ và đổ máu, con ngườichuyển từ một thứ tôn giáo củng cố lòng trung thành sang một thứ tôn giáogiúp trấn an sợ hãi. Tự Anna cũng tóm tắt lại những mục tiêu khiêm tốncủa đức tin mới là “duy trì, hỗ trợ, và ủi an.” Sau này, khi bão tố cuộc đời ngày một lớn hơn và tăng lên gấp bội,Anna càng gắng tìm nơi nương náu trong tôn giáo với nỗi tuyệt vọng ngàymột tăng. Chỉ một dấu hiệu đảo lộn nhỏ nhất trong cuộc sống của cô, hoặchành vi sai sót của những đứa con cũng đủ để kích thích một cơn mộ đạo.Từ thi cử cho tới xin việc, mọi cuộc khủng hoảng đều dẫn tới một bài giảngkhẩn cầu tới từ tâm của Ngài hoặc đức kiên nhẫn của Ngài. “Cầu Chúa lònglành giữ cho con lòng trung thực,” bà viết thư cho Theo nhân dịp cậu đượcthăng chức. Bà xin Chúa che chở con cái mình trước mọi thứ, từ cám dỗtình dục tới thời tiết xấu, từ chứng mất ngủ tới các chủ nợ. Nhưng trên hết,bà thỉnh cầu Ngài bảo vệ bà khỏi những sức mạnh đen tối đến từ bên trong.Thứ thuốc vạn năng không-ngừng-nghỉ của bà – rất giống biến thể cuồngmê của Vincent trong cả những chủ đề tôn giáo lẫn thế tục – là chỉ báo vềmột nhu cầu cần được yên lòng mà chẳng cách nào thỏa mãn nổi. Dù liêntục khẳng định về sức mạnh an ủi trong đức tin của mình, nhưng rõ ràng cứkhăng khăng khấn niệm điều đó triền miên chỉ càng cho thấy Anna – hoặcVincent – chưa bao giờ thực sự được tôn giáo an ủi. Trong mọi khía cạnh của cuộc sống, không chỉ tôn giáo, Anna đềutìm kiếm khoảng an toàn. Bà khuyên con cái “học cách sống đời sống bìnhVan Gogh 45thường hơn nữa,” và “khiến cho đường đời của con được bằng thẳng.”Trong một xã hội hậu cách mạng và hậu chấn thương – một xã hội luônluôn tưởng thưởng cho sự tuân phục, hoặc thường bắt buộc điều đó – thìđây là một lý tưởng mà hầu như ai cũng hướng tới. Giữ gìn chuẩn tắc làbổn phận của mọi phụ nữ trẻ ở Hà Lan, và không ai thực hiện bổn phận nàychuyên tâm hơn Anna Carbentus. Nên, vào năm 1849, vào lúc Anna bước sang tuổi 30 mà vẫn chưa kếthôn, không có gì ngạc nhiên khi cô cảm thấy một nhu cầu cấp bách phảicó một tấm chồng. Tất cả các anh chị em, trừ Clara động kinh, Johannusbất ổn, và cô út Cornelia, thì còn lại đều đã lập gia đình. Trong đám chị emhọ, chỉ có một cô luống tuổi hơn Anna mà vẫn chưa chồng, rồi sau đó cũngcưới một người đàn ông góa vợ – một cái kết thường gặp với những cô gáiquá lứa lỡ thì. Nghiêm nghị, thiếu hài hước, nhạt nhòa, tóc đỏ, và đã đầuba – viễn cảnh của Anna có khi còn tệ hơn: một bà cô. Nhưng vào tháng 3 năm 1850, tin Cornelia, cô em gái kém Annamười tuổi, tuyên bố đính hôn với Van Gogh, một thương gia ngành in giàucó tại The Hague giáng cho Anna một cú liểng xiểng. Anh này sống tại tầngtrên phòng trưng bày của mình ở khu Spuistraat, không cách quá xa cửatiệm của nhà Carbentus, và cũng giống như Cornelia, anh có một ngườianh trai muộn vợ: Theodorus, một mục sư Tin Lành 28 tuổi. Ba tháng sau,một cuộc gặp gỡ được sắp đặt giữa Theodorus và Anna. Theodorus (têngọi ở nhà là Dorus) mảnh khảnh và đẹp trai, với “nhiều nét sáng sủa thanhnhã” và mái tóc hung bắt đầu ngả bạc. Khác với người em trai quảng giao,Theodorus là một người lặng lẽ và dè dặt. Anh sống ở Groot Zundert, mộtngôi làng nhỏ gần biên giới Bỉ, cách xa sự cầu kỳ hoàng gia của thành phốThe Hague. Nhưng tất cả những điều này đều không quan trọng. Quantrọng là gia thế nhà đó chấp nhận được; mà Anna cũng chẳng còn lựa chọnnào khác. Theodorus cũng hào hứng ngang với Anna trước sự sắp đặt này.Gần như ngay lập tức sau ngày gặp gỡ, họ tuyên bố đính hôn. Ngày 21 tháng 5 năm 1851, Theodorus van Gogh và Anna Carbentuskết hôn tại nhà thờ Kloosterkerk. Sau lễ cưới, cặp vợ chồng mới cưới rời điGroot Zundert thuộc khu vực Công giáo phía nam. Sau này, Anna nhớ lạicảm giác trong đêm đầu tiên sau đám cưới: “Cô dâu hôm ấy không tránhkhỏi những lo âu về mái ấm tương lai.”
Click to View FlipBook VersionTừ khóa » Cuộc đời Van Gogh Pdf
-
Vincent Van Gogh.pdf (văn Hoá) | Tải Miễn Phí
-
Tải Về Van Gogh David Haziot Miễn Phí Trong Pdf - Sách
-
[Tải Sách] Van Gogh PDF. - TaisachPDF
-
Sách Ebook Đây Là Van Gogh PDF DOC... - Vụn Vặt Cuộc Sống
-
[Tải Ebook] Cuộc Đời Van Gogh PDF
-
Vincent Van Gogh Pdf - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cuộc đời Sáng Tác Của Van Gogh - TailieuMienPhi
-
[PDF]Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Vincent Van.pdf - TailieuMienPhi
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Vincent Van.pdf (Mỹ Thuật) | Tải Miễn Phí
-
Vincent Van Gogh [Review Sách, Pdf, Ebook, Tải Sách]
-
Đây Là Van Gogh Ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI
-
Who? Chuyện Kể Về Danh Nhân Thế Giới: Vincent Van Gogh
-
[PDF]Download Hoa Si Van Gogh-Lich Su