Triển Khai đồng Bộ Các Giải Pháp Phòng Chống Ma Túy, HIV/AIDS
Có thể bạn quan tâm
Cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền Luật Phòng chống ma túy cho hội viên Hội Cựu chiến binh tại các xã, phường, thị trấn
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS là giải pháp quan trọng, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp đến từng địa bàn, đối tượng, tầng lớp Nhân dân, nhất là các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự; địa bàn còn khó khăn, hạn chế trong tiếp cận thông tin, văn bản, chính sách, pháp luật. Trong đó, chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả nội dung tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; hậu quả, tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp; các hình thức, biện pháp cai nghiện và phòng, chống tái nghiện. Tính riêng trong năm 2021, các sở, ban, ngành, đoàn thể chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã phối hợp tổ chức trên 60 hội nghị, trên 4.000 buổi tuyên truyền lồng ghép qua các hình thức giao lưu, sinh hoạt, thi tìm hiểu… với trên 430.900 lượt người tham gia; in, phát hành trên 226.000 tờ rơi, áp phích, 51.400 tờ gấp các loại; xây dựng trên 580 phóng sự, trên 6.250 lượt tin, bài phát trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm…Bằng việc đa dạng các hình thức tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức phòng ngừa tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, làm hạn chế sự gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh trật tự ở cơ sở.
Cùng với đó, công tác phòng, chống HIV/AIDS được tỉnh Thái Nguyên thực hiện đa dạng; đẩy mạnh phối hợp với Dự án Vusta - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS để triển khai cung cấp miễn phí các vật dụng can thiệp giảm tác hại cho người có hành vi nguy cơ cao (người sử dụng ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới)… thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 phòng tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS tại 6 huyện và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Trong năm 2021, đã có trên 4 nghìn khách hàng được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; trên 3 nghìn khách hàng được làm xét nghiệm HIV, trong đó có 92 khách hàng dương tính (chiếm 2,37%). Hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cũng đạt nhiều kết quả. Theo đó, toàn tỉnh hiện có 12 phòng khám ngoại trú; tính đến cuối năm 2021 số bệnh nhân đang điều trị là trên 4.040 người, đạt tỷ lệ 93,55% so với mục tiêu năm 2021 đề ra. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV (thuốc kháng HIV) có thẻ bảo hiểm y tế đạt 99,06% và sử dụng khám chữa bệnh qua bảo hiểm y tế đạt 96,5%. Duy trì cấp phát thuốc Methadone cho bệnh nhân tại 9 cơ sở điều trị và 13 cơ sở cấp phát thuốctrong tỉnh, với tổng số bệnh nhân đang điều trị đến tháng11/2021 là 2.479 người (đạt 99,16%); số bệnh nhân duy trì liều là 2.315 người.
Đối với Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố đã xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống ma túy phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị, địa phương. Trong đó chú trọng xây dựng, phát động Phong trào “Toàn dân bảo vệan ninh Tổ quốc”, tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm an ninh trật tự ngay từ địa bàn cơ sở. Công an tỉnh đã mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, qua đó phát hiện, bắt giữ 913 vụ, 1.018 đối tượng phạm các tội về ma tuý; thu giữ trên 4.125g heroin (tương đương gần 12 bánh heroin); hơn 10.449g và 2.100ml ma túy tổng hợp; 3.840g thuốc phiện và một số vật chứng liên quan; phát hiện 03 vụ trồng cây thuốc phiện (anh túc), thu giữ 4.213 cây thuốc phiện; 22 vụ, 169 đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý tại khách sạn, nhà nghỉ, quán karaoke; đã khởi tố điều tra 886 vụ, 971 bị can. Ngoài ra, lực lượng công an phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp lập hồ sơ, tổ chức cai nghiện cho 1.431 lượt người nghiện ma túy (đạt tỷ lệ 143,1%); tổ chức quản lý người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú cho 242 người.
Cán bộ Công an tỉnh Thái Nguyên ghi lời khai các đối tượng dương tính với ma túy sau khi kiểm tra cơ sở kinh doanh 1983 Club thuộc tổ 12, phường Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên)
Mặc dù công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS đạt nhiều kết quả khả quan, song trên thực tế vẫn còn có nhiều khó khăn, vướng mắc như: Việc rà soát, thống kê, theo dõi, quản lý người sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp rất khó phát hiện, lập hồ sơ; công tác quản lý sau cai chưa hiệu quả, tỷ lệ tái nghiện còn cao. Thêm vào đó, đa số người nghiện ma túy không tự nguyện đăng ký đi cai nghiện, việc tổ chức cai nghiện tại gia đình hiệu quả thấp do thiếu sự hợp tác của người nghiện ma túy; chất lượng dịch vụ cai nghiện tự nguyện tại một số cơ sở cai nghiện chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tỉnh Thái Nguyên đề ra nhiều giải pháp, định hướng, tập trung vào việc tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; chú trọng tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phối hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; tập trung đấu tranh mạnh với các loại tội phạm ma túy, tệ nạn mại dâm; vận động số người nghiện ma tuý tự giác đi cai nghiện dưới mọi hình thức. Đồng thời, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội về dạy nghề, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người nghiện đang điều trị, cai nghiện và sau cai nghiện, hỗ trợ việc làm giúp họ ổn định cuộc sống…
Có thể nói, với những giải pháp quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh đã góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy, HIV/AIDS, ngăn ngừa hiểm họa ma túy xâm nhập vào cộng đồng, qua đó giữ gìn an ninh trật tự, mang lại cuộc sống bình yên cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ khóa » Giải Pháp Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội
-
Các Biện Pháp Phòng Tránh Tệ Nạn Xã Hội 2022
-
[TỔNG HỢP] Các Biện Pháp Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội Hiệu Quả
-
Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội: Nhiều Giải Pháp Tuyên Truyền, Giáo Dục
-
Phòng Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội
-
Những Giải Pháp Phòng, Chống Tệ Nạn Ma Túy Hiệu Quả - Bình Phước
-
Tăng Cường Các Giải Pháp Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội
-
Giải Pháp Nâng Cao Phòng Ngừa Xã Hội Trong Công Tác Phòng, Chống ...
-
Các Nguyên Nhân Dẫn đến Tệ Nạn Xã Hội Và Cách Khắc Phục, Hạn Chế
-
Bạc Liêu: Nhiều Giải Pháp Tuyên Truyền, Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội
-
Đồng Bộ Hoá Các Giải Pháp Ngăn Chặn Ma Tuý Tác động Vào Thế Hệ Trẻ
-
Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội - .vn
-
Các Giải Pháp Phòng Chống Tội Phạm Và Tệ Nạn Xã Hội
-
Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Tội Phạm Tệ Nạn Xã Hội Và Xây ...
-
Đẩy Mạnh Công Tác Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội