Triển Vọng Trong Tuyển Chọn 2 Giống Sắn Mới Kháng Bệnh Khảm Lá
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24/11/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị họp Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá sắn (khoai mì) tại tỉnh Tây Ninh. Chủ trì Hội nghị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn tham dự.
Tại Hội nghị, Cục Bảo vệ thực vật đã báo cáo quá trình bệnh khảm lá sắn xâm nhập, lây lan và gây hại tại Việt Nam cũng như công tác chỉ đạo phòng chống bệnh từ năm 2017 đến nay. Để phòng chống bệnh khảm lá sắn thì vấn đề giống kháng bệnh là quan trọng nhất. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo nghiên cứu giống kháng bệnh từ rất sớm và giao Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện.
Theo GS.TS Lê Huy Hàm – nguyên viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cho biết, từ tháng 10/2018 đến nay tại huyện Tân Biên và Tân Châu của tỉnh Tây Ninh, Viện Di truyền đã phối hợp triển khai đánh giá tập đoàn giống sắn trong nước và nhập nội, kết hợp đánh giá năng suất, tinh bột và khả năng kháng bệnh khảm lá dưới áp lực bệnh trên đồng ruộng. Kết quả đánh giá khảo nghiệm trên tổng số 157 dòng giống sắn nhập nội và hơn 250 dòng giống sắn trong nước đã thu được 8 dòng/giống kháng bệnh vượt trội, có năng suất và tinh bột cao (trên 50 tấn/ha) so với các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh: KM419 và KM140 (44-48 tấn/ha). Đặc biệt, có 1 dòng (C97) đạt cao ở cả 3 chỉ tiêu: năng suất (54 tấn/ha), tinh bột (27,5%), kháng bệnh (100%). Trong số các dòng giống đã đánh giá, có 8 dòng giống kháng hoàn toàn với bệnh khảm lá, gồm giống: C4, C9, C36, C48, C97, HN3, HN4, HN5; năng suất khá (38-64 tấn/ha), tinh bột cao (26-30%). Theo báo cáo kết quả về việc đánh giá của đoàn công tác do Cục BVTV tổ chức đánh giá các giống kháng bệnh khảm lá trên vào ngày 09/10/2020 đồng thời có tham khảo kết quả ghi nhận của Viện Di truyền Nông nghiệp xác định giống HN3 và HN5 là 2 giống có triển vọng nhất.
Giống sắn HN3 (hình a1, hình a2) và HN5 (hình b) là 2 giống có triển vọng đang trồng khảo nghiệm tại huyện Tân Biên và Tân Châu của tỉnh Tây Ninh |
Tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật nhanh chóng lập hồ sơ, trình Bộ ra quyết định công nhận 2 loại giống sắn mới HN3 và HN5; đồng thời cũng cần có quy trình trồng riêng và hoàn thiện các nghiên cứu bổ sung cho hai giống này. Quy trình chuẩn về quản lý giống tiếp tục được cập nhật; kiên quyết loại bỏ giống đã nhiễm bệnh nặng như HLS11 để tránh lây lan; khuyến cáo nông dân trồng luân canh với các loại cây trồng khác và cách ly nguồn bệnh.
Phát biểu và chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, từ trung ương đến địa phương nỗ lực rất nhiều từ nghiên cứu, lai tạo giống tới cắt vụ luân canh trên đồng ruộng. Lúc đầu, giống KM94 kháng bệnh khá tốt nhưng đến nay nhiều diện tíchvẫn bị nhiễm. Rõ ràng áp lực phòng chống dịch bệnh chịu sức ép quá lớn và vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng nhấn mạnh trong bối cảnh các giống đều bị nhiễm khảm lá thì kết quả ban đầu của Viện Di truyền nông nghiệp vẫn là giải pháp hiệu quả, tạo thêm lựa chọn cho người dân trồng sắn ở các tỉnh khác. Do vậy, Viện Di truyền cần tiếp tục phối hợp trong việc nghiên cứu chuyển gen kháng bệnh, tạo ra giống sạch bệnh đưa vào sản xuất.
TT&BVTV
Từ khóa » Các Giống Sắn Kháng Bệnh Khảm Lá
-
Kỳ Vọng 2 Giống Sắn Kháng Bệnh Khảm Lá
-
Đánh Giá Bộ Giống Sắn Kháng Bệnh Khảm Lá
-
Đẩy Nhanh Nhân Giống Sạch Bệnh Khảm Lá Sắn
-
Khảo Nghiệm Nhiều Giống Sắn Kháng Bệnh Khảm Lá
-
Thay Thế Sắn Bị Khảm Lá Bằng Giống Cây Kháng Bệnh - Báo Nhân Dân
-
Tìm Ra Giống Sắn Kháng Bệnh Khảm Lá - Báo Nhân Dân
-
Đẩy Nhanh Nhân Giống Mì Kháng Bệnh Khảm Lá - Báo Tây Ninh Online
-
Tin Vui: Tìm Ra 2 Giống Sắn Mới Kháng Bệnh Khảm Lá 100%, Dịch ...
-
Đã Tìm Ra Giống Sắn Kháng Bệnh Khảm Lá Sắn | VTC16 - YouTube
-
Kiểm Tra Kết Quả Khảo Nghiệm Một Số Giống Sắn Kháng Bệnh Khảm Lá
-
Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Trần Phước Hiền Kiểm Tra Thực Tế Tình Hình ...
-
Nghiên Cứu Giống Sắn Kháng Bệnh Khảm Lá - Báo Thừa Thiên Huế
-
Đưa Giống Mì Kháng Bệnh Khảm Lá Vào Trồng
-
Quảng Ngãi Sản Xuất Thí điểm Giống Sắn Kháng Bệnh Virus Khảm Lá