Triển Vọng Và Thách Thức đối Với Nghề Trồng Lúa ở Việt Nam

Triển vọng và thách thức đối với nghề trồng lúa ở Việt Nam

a. Những thuận lợi và triển vọng

- Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Hiện nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 ha, sản lượng giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5- 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.

- Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa.

- Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.

- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.

- Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.

- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới

- Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhièu giống mới chụi thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chụi sâu bệnh.

- Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt Nam.

- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới

b. Những trở ngại và thách thức

- Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp

- Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún,khó cơ giới hóa.

- Quá trình áp dụng giống mới chụi thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ.

- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

- Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ

Từ khóa » Cây Lúa Nước Ta Hiện Nay