[Triết Học Tuổi Trẻ] Tại Sao Suy Nghĩ Bất Tài Và Kém Cỏi Luôn Hiện ...

Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
Thị Yến Nhi

~100.000 followers

Theo dõi Nhắn tin
Thông tin
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích

Chưa có thông tin

Cần tim bạn

Chưa có thông tin

  • Đang cập nhật...
Thị Yến Nhi@Gia Vị

public7 năm trước

[Triết học tuổi trẻ] Tại Sao Suy Nghĩ Bất Tài Và Kém Cỏi Luôn Hiện Diện?

Vòng luẩn quẩn – những tháng ngày u ám

Từ bao giờ tôi không còn tò mò về những thứ khác, tôi thôi có hứng thứ để tìm hiểu nhưng điều mới mẻ xung quanh. Tôi đã từng nghĩ rằng mình thực sự chẳng làm được gì cho cuộc sống này và mình quá kém cỏi. Tôi đã từng so sánh mình với một ai đó, để rồi bật khóc. Tôi đã từng sống một cuộc sống không phải con người thật của mình. Tôi đã thấy mình thất bại và tự nhủ rằng: “Đến đây là chấm hết”.

Tất cả mọi thứ đối với tôi đều nằm trong trạng thái bão hoà. Nếu nói sự học với tôi lúc này như một cốc nước, thì cốc nước đo là cốc nước đầy, không thể đựng thêm bất kì thứ gì khác nữa. Tôi tự kìm kẹp mình trong những khoảng hẹp chật chội về tư duy, tôi tự nhốt mình trong một khối hộp trong suy nghĩ, không để chúng tự do bay nhảy loanh quanh trong đầu nữa.

Một khi bạn đã quen với ngưỡng cảm giác ấy thì, bạn sẽ cảm thấy như một sự hiển nhiên giống nước sôi ở 100 độ C. Chính vì thế mà tầm nhìn mọi thứ ở tôi bị hạn hẹp đáng kể, cho tới tận giây phút này. Thật tệ hại khi phải trải qua những cảm giác đó và nó làm chúng ta cảm thấy thèm thuồng một cú hích, một động lực nào đó để thúc đẩy chúng ta hành động.

Tôi không nghĩ rằng sẽ có ngày tôi phải ngồi đây và viết ra những dòng này, nhưng tôi đã thật sự bế tắc trong chính vòng tròn mình vẽ ra: Nghĩ mình kém cỏi – Không chịu thay đổi – Nghĩ mình kém cỏi. Và càng ngạc nhiên hơn khi tôi nhận ra mình không phải người duy nhất như vậy.

Nhưng buồn nào rồi cũng sẽ qua, tôi luôn tin là như thế, có thể rất nhiều ngày trước bạn còn đang quẩn quanh cho câu hỏi Tại sao mình kém cỏi đến vậy. Nhưng hôm nay, chúng ta gặp nhau tại đây, bạn không nhất thiết phải thay đổi, nhưng tư duy của bạn sẽ được phần nào đó được thay đổi.

Bất tài vì không nhận ra mình bất tài

Một cơ quan nghiên cứu về tâm lý cho biết sự bất tài tước đi của người ta khả năng nhận ra sự bất tài của bản thân. Nói cách khác, những người kém cỏi quá kém cỏi đến mức không nhận ra điều đó.

“Mình có thể ngay lập tức nhận ra lời nói dối của chính khách kia. Mọi người thật là ngu ngốc. Họ cứ ngây ngô như bầy cừu vậy. Họ tin sái cổ vào bất kỳ điều gì mà ông ta nói. Mình thích được lãnh đạo hơn là chỉ làm một kẻ theo sau.” Đã bao giờ bạn nghĩ như vậy chưa? Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng tất cả mọi người đều có suy nghĩ hệt như vậy? Hiệu ứng người thứ ba là một phiên bản khác của thiên kiến tự đề cao. Bạn tự bào chữa cho những thất bại của mình, tự thấy mình là một con người thành công hơn, thông minh hơn và khéo léo hơn thực tế. Những nghiên cứu về thiên hướng tự đề cao cho thấy các đối tượng tham gia thường tự đánh giá rằng mình giỏi hơn đồng nghiệp, lái xe tốt hơn một người bình thường, hấp dẫn hơn một người cùng tuổi, và có khả năng sống lâu hơn những người đã lớn lên cùng họ. Và cứ như vậy, đa số mọi người cũng tự tin rằng mình khó bị mắc lừa hơn số đông. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không thể thuộc thiểu số trong tất cả mọi mặt được. Khi mà hiệu ứng người thứ ba khiến bạn coi thông tin nào đó là an toàn, hãy thử lui lại một bước và nghĩ về các thông điệp mà những người xung quanh cho là đang tẩy não bạn, và tự hỏi xem bạn có muốn những thứ đó cũng bị kiểm duyệt cắt bỏ không.(Trích sách Bạn không thông minh lắm đâu).

Nguyên nhân này có thể là lý giải cho nhiều vấn đề trong xã hội. Với hơn một thập kỷ nghiên cứu vấn đề này, nhà tâm lý học David Dunning tới từ ĐH Cornell đã chứng minh rằng “bản chất con người rất khó để nhận ra cái mà mình không biết”. Cho dù một người có thiếu năng lực trong suy luận logic, trí tuệ cảm xúc, khiếu hài hước hay thậm chí là khả năng chơi cờ hay không, thì người đó vẫn có xu hướng đánh giá kỹ năng của họ trong những lĩnh vực này ở trên mức trung bình (Theo Live Science).

Theo đó, những người không đủ tài năng trong một lĩnh vực cụ thể cũng sẽ có xu hướng không nhận ra tài năng và những ý tưởng hay của người khác, từ công nhân cho tới các chính trị gia.Nghiên cứu này như một lời nhắc nhở tất cả chúng ta rằng bạn có thể không tuyệt vời như bạn nghĩ. Và bạn cũng có thể sai ở những thứ mà bạn tin là mình đúng.

Giải thoát

Người ta hay kêu gọi đừng chạy theo số đông trong khi bản thân mỗi người là một bản thể duy nhất, người ta hay kêu gọi hãy làm khác đi mới đem lại kết quả khác biệt trong khi lại không dạy bạn cách làm thế nào, người ta hay ca tụng những thành công của người khác trong khi họ chẳng mảy may kể đến nhưng nỗ lực thế nào, khó khăn ra sao để đạt được những thành tựu ấy.

Điều cốt lõi là ở chính bản thân mỗi người. Gần đây, các nhà nghiên cứu chứng minh tự tạo động lực cho bản thân bằng những khẩu hiệu là vô hiệu quả. Cách tư duy truyền thống của chúng ta là:

Động lực=> hành động=> thành công.

Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ những câu quyết tâm hừng hực nảy lửa, nào là giảm 5kg trong vòng 1 tháng nhưng thực tế chẳng giảm được ký nào mà lại còn tăng, hay đúng X giờ không học thì sẽ không ngủ nhưng kết quả là lướt facebook đến đêm mỏi mắt rồi lên giường đi ngủ. Cách hiệu quả ở đây mới là:

Hành động=> động lực =>thành công.

Vì sao? Vì khi thực sự bạn bắt tay vào làm điều gì đó, bạn sẽ theo guồng công việc dần, cảm thấy đạt được từng thành tựu nhỏ nhất định và bạn sẽ ngày càng muốn hoàn thành nó sớm hơn. Lấy ví dụ về việc giảm cân, khi bạn đã giảm được số cân dự kiến nhất định, bạn sẽ quyết tâm tập luyện và ăn uống theo chế độ thường xuyên hơn, bạn nhận được nhiều lời khen và khích lệ hơn, thì chẳng mấy chốc bạn có số cân như mong muốn. Rất nhiều người giảm cân thành công vì họ có biết đặt mình vào guồng quay những thành tựu nhỏ, và chính những thành tựu ấy là động lực để thúc đẩy tiến tới đích giành thành công lớn.

Có một điều thú vị tôi học được từ sinh viên Harvard thế này, khi họ bắt tay vào thực hiện một công việc nào đó, cụ thể ở đây là làm bài tập, họ luôn có một quyển sổ nhỏ bên cạnh, để ghi chép lại những gì đã học được để tiếp tục thực hiện kế hoạch ban đầu của mình, ngoài ra còn để ghi chép các công việc khác cần hoàn thành “vô tình” xen ngang vào não. Chính vì thế mà họ có một có quá trình học xuyên suốt, đương nhiên là kết quả học tập khủng thế nào thì bạn cũng biết rồi đấy. Mà tất cả đều hành công nhờ động lực từ sự bắt đầu làm những hành động nhỏ nhất.

Người trẻ, nếu bạn còn đang chìm đắm trong thất bại hay chưa chấp nhận được sự kém cỏi thường trực của bản thân, thì tôi khuyên bạn hãy làm gì đó đi, hãy hành động bằng những việc nhỏ nhất để thoát khỏi sự tù túng do chính sự thiếu hiểu biết của mình đem lại.

Tác Giả: Nông Thị Yến Nhi – ĐHKHXH&NV

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/my.ruly.5

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (1 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

5,392 lượt xem

Thích 0Không thích 0Chia sẻ Lưu bài 3 Có thể bạn thích

Từ khóa » Tôi Thấy Mình Kém Cỏi