TRIẾT Lý KINH DOANH Của INAMORI KAZUO - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.64 KB, 18 trang )
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA NHẬT BẢN HỌCMơn học: VĂN HĨA KINH DOANH NHẬT BẢNTRIẾT LÝ KINH DOANH CỦAINAMORI KAZUOGiảng viên: PGS.TS Nguyễn Tiến LựcSinh viên thực hiện:Trần Lưu Khanh - 1856190074Vũ Ngô Đông Gia - 1856190026Nguyễn Hải Đăng - 1856190055Dương Thị Ái Nhi - 1856190094Đặng Bảo Thoa - 1856190114Nguyễn Hoàng Phi Yến - 1856190151Huỳnh Diệu Uyên - 1856190042Huỳnh Thị Phương Thu - 1856190115Nguyễn Đại Bình - 1856190051NguyễnNguyễn Thành Linh - 1856190083Phước1856190043Thủ Đức, ngày 10 tháng 11 năm 2020PhươngUyên- MỤC LỤC:I/ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ INAMORI KAZUOII/ TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA INAMORI KAZUOA. NỀN TẢNG CHO TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ PHONG CÁCH QUẢN TRỊCỦA INAMORI KAZUOB. 12 NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP CỦA INAMORI KAZUO1. Xác định rõ ràng mục đích, ý thức dành cho cơng việc2. Lập mục tiêu cụ thể3. Ôm ấp khát vọng mãnh liệt trong tâm hồn4. Nỗ lực không thua bất kỳ ai5. Doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhất6. Quyết định giá cả chính là kinh doanh7. Kinh doanh là quyết định mọi việc bằng ý chí mạnh mẽ8. Luôn nung nấu tinh thần đấu tranh9. Luôn mang tinh thần dũng cảm10. Ln thực hiện cơng việc có tính sáng tạo11. Luôn thành thật với một trái tim biết cảm thơng12. Ln có cái nhìn tươi sáng hướng về phía trước cùng một trái tim đơnthuần ln đong đầy ước mơ và hoài bãoC. 7 NGUYÊN TẮC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN1. Nhìn nhận nhân viên như những cộng sự2. Nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ nhân viên3. Cho nhân viên biết về tầm quan trọng của cơng việc họ làm4. Có tầm nhìn to lớn cho công ty5. Làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu của công ty6. Liên tục chia sẻ triết lý của bạn với nhân viên7. Nâng cao nhân cách bản thânIII/ KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO2 I/ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ INAMORI KAZUOInamori Kazuo (稲盛和夫) được biết đến là một trong những doanh nhân tài ba nhấtcủa Nhật Bản từ trước đến nay. Ông là nhà sáng lập của cơng ty nổi tiếng Kyocera, tậpđồn viễn thông KDDI, đồng thời là người đã vực dậy hãng hàng khơng Japan Airline(JAL) từ trên bờ vực phá sản.Ơng sinh ra vào ngày 30/01/1932, trong một gia đình làm nghề in bình thường tại conphố Yakuchi, thành phố Kagoshima, tỉnh Kagoshima. Từ bé ơng đã có cuộc sống khá khókhăn trắc trở, bố mẹ ơng chia tay từ khi ông còn nhỏ nên ông phải sống cùng với cô chú vàem họ. Chú ông mắc bệnh lao và qua đời sớm dù đã được gia đình hết lịng chăm sóc, cơcũng phát bệnh lao và đi theo chú. Khơng lâu sau chú út của ông cũng mắc bệnh lao. Vàonăm Chiêu Hòa thứ 20 (năm 1945), năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, trước khi trậnkhơng kích xảy ra ở Kagoshima, chú ơng qua đời, cùng lúc đó cũng là thời điểm ông phátbệnh. Mọi người sống quanh gia đình ơng đều rỉ tai nhau rằng “Cả nhà cậu Inamori đều bịlao”. Và đương nhiên lúc đó ơng cũng nghĩ rằng mình sẽ là người ra đi tiếp theo. Khi đó,có một người thiếu phụ hàng xóm thường hay quan tâm ông đã giới thiệu với ông cuốnsách “Chân tướng của sinh mệnh”, cuốn sách này do nhà truyền giáo Masaharu Taniguchiviết, và đó cũng là lần đầu tiên ơng tìm hiểu về tơn giáo. Có lẽ chính lúc đó, trong ơng đãnảy mầm sở thích đối với triết học và tôn giáo. “Sau này, tôi đã đọc rất nhiều sách và tìmhiểu về những tri thức mang tính triết học. Dù phải đối đầu với khó khăn, nghịch cảnh dồndập ập tới cuộc đời mình, tơi khơng chạy trốn và chính trên con đường ấy, tơi đã học đượcý chí chiến đấu mạnh mẽ và cả những trải nghiệm mang tính triết học”. Cũng trong năm đócăn nhà của ơng đã bị thiêu rụi bởi trận khơng kích.Có lẽ do q khứ gia đình mình nên ơng từng muốn theo con đường dược sĩ, ông đã dựthi vào khoa Y dược của đại học Osaka, nhưng ông đã khơng đỗ. Sau đó ơng tham dự kỳthi nguyện vọng hai của đại học Kagoshima và nhập học khoa Hóa học ứng dụng, ngànhCơng nghệ. Ơng cố gắng học hành chăm chỉ, luôn tin tưởng bản thân sẽ được vào làm tạimột cơng ty lớn, thậm chí ơng cịn được nhiều giảng viên tiến cử. Năm 1955, ông tốtnghiệp trường đại học Kagoshima, tuy vậy, đó cũng là lúc tình hình kinh tế suy thối saucuộc chiến với Triều Tiên, Inamori đã gia nhập công ty sản xuất vật chất cách điện có dấu3 hiệu phá sản tại Kyoto. Lương liên tục bị trả chậm, những nhân viên gia nhập công ty cùngthời với Inamori lần lượt nghỉ việc, ông cũng muốn làm lại cuộc đời nên đã nộp đơnnguyện vọng tham gia đội phịng vệ Nhật Bản nhưng khơng được chấp nhận. Kể từ đó, ơnglao vào nghiên cứu và cuối cùng, bằng linh kiện do chính mình sáng tạo và phát triển, ôngđã nhận được đơn đặt hàng từ công ty Điện tử Matsushita (nay là Panasonic). Inamori từngnói “Nếu khi đó vào được một cơng ty tốt, có lẽ cuộc đời tơi đã hồn tồn khác. Có lẽ tơisẽ khơng thiên về khuynh hướng triết học giống như bây giờ.[…] đến nay, khi ngẫm lại, tôimuốn cảm ơn cuộc đời đã mang lại cho mình những nghịch cảnh tuyệt vời đến vậy.”. Năm1958, ông xung đột với cấp trên và nghỉ việc.Tháng 4/1959, ông được một người quen đầu tư và đã thành lập công ty cổ phầnCeramic Kyoto (ông giữ chức vụ: Giám đốc Kỹ thuật) với vốn điều lệ 3 triệu Yên, (năm1982 công ty được đổi tên thành “Cơng ty cổ phần Kyocera”). Inamori đã từng nói “Cơngty chia bè phái nên dù có sáng chế ra được kỹ thuật tuyệt vời thì một nhân viên làm cơngăn lương cũng không được thừa nhận. Nhưng nếu là công ty của mình thì vấn đề đó khơngcịn đáng lo nữa. Tơi đã từng bị trưởng phịng Kỹ thuật coi là thằng ngốc ‘Nếu là cậu thìkhơng làm được đâu’. Nhưng nếu là công ty của tôi, tôi không phải e dè mà mở rộng bàntay, có thể khiến cho cả thế giới biết đến kỹ thuật do chính tay tơi sáng chế”. “Giới thiệu kỹthuật của Inamori cho tồn thế giới” - đó là mục đích kinh doanh cơng ty của ông ngay từkhi mới thành lập. Tuy nhiên, sau ba năm trải nghiệm và suy nghĩ, ông đã quyết định thayđổi phương châm kinh doanh của công ty thành “Vì một tương lai hạnh phúc cả về vật chấtlẫn tinh thần cho tồn thể nhân viên”. Chính ơng cũng đã phát minh ra kĩ thuật làm gốmmới “Fine Ceramic”, từ đó sản phẩm gốm đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực từlàm chip IC, các linh kiện điện tử đến những những thiết bị truyền thông, trang sức,…Kyocera đã bắt đầu như vậy vào năm 1959, bằng những phát minh và phương pháp lãnhđạo của Inamori Kazuo, từ chỉ có 20 nhân viên, đến nay tập đồn đã có hơn 60,000 nhânviên với doanh thu hơn 1,000 tỷ n và vươn lên thành cơng ty có quy mô thế giới.Từ năm 1984, kinh doanh viễn thông được tự do hóa tại Nhật, ơng đã thành lập cơng tyDDI và đã hiện thực hóa việc gọi điện thoại đường dài với chi phí thấp. Sau năm 1987, ôngthành lập thêm tiếp 8 công ty liên quan đến viễn thông và đã gây dựng nên một hệ thống4 viễn thơng phủ sóng trên cả nước. Năm 2000, ơng sáp nhập 3 cơng ty là KDD, DDI vàIDO đó thành 1 công ty tên là KDDI và lui về sau trở thành chủ tịch danh dự. Đến tháng6/2001 thì trở thành cố vấn cao nhất của Tập đoàn.Năm 1984, ông dùng tài sản riêng của mình để thành lập quỹ Inamori. Đồng thời ơngcịn thành lập “giải thưởng Kyoto” trao giải thưởng hàng năm cho những người có nhữngphát minh góp ích cho xã hội. Mặt khác, ơng cũng đang làm từ thiện trên khắp nước Nhậtvà cả ở nước ngồi, ngồi ra ơng cịn mở lớp Moriyu (nay là lớp học Morikazu) dành chonhững doanh nhân trẻ tuổi.Năm 1997, sau khi ơng rời khỏi vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của Kyocera và côngty cổ phần Kế hoạch DDI, nhậm chức chủ tịch danh dự, ông trở thành tăng ni Phật tử tạichùa Enpuku phái Rinzai, lấy pháp danh là Đại Hịa.Năm 2010, ơng đồng ý nhậm chức chủ tịch hội đồng quản trị hãng Hàng không NhậtBản JAL. Trước năm 2010, Japan Airlines đã thua lỗ triền miên suốt 1 thập kỷ. Chính phủNhật đã phải nhiều lần hỗ trợ tài chính để cứu tập đồn nhưng vẫn khơng ngăn được tìnhtrạng kinh doanh sa sút. Nhưng từ khi được Inamori lãnh đạo và dẫn dắt trong vịng 2 năm8 tháng, JAL từ tình trạng nợ nần chồng chất và việc kinh doanh đang trên bờ vực phá sảnđã có thể hoạt động trở lại. Japan Airlines lại có thể niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịchchứng khốn Tokyo. Cơng việc kinh doanh của hãng đã hồi phục theo đúng hình chữ V vànay là một trong những hãng hàng không hàng đầu châu Á. Inamori đã dùng cả thân mìnhđể vực dậy JAL với 3 mục tiêu lớn: một là để vực dậy nền kinh tế Nhật Bản, hai là để bảovệ cuộc sống của những nhân viên đang làm việc tại JAL, ba là để duy trì cạnh tranh lànhmạnh, bảo vệ quyền lợi hưởng dịch vụ dành cho người dân Nhật Bản.Inamori Kazuo hiện đã xuất gia và khơng cịn trực tiếp tham gia điều hành tập đoàn,nhưng triết lý kinh doanh mang đậm tư tưởng triết học của ông vẫn lan truyền năng lượngtích cực cho vơ số doanh nhân ở Nhật Bản cũng như trên thế giới.5 II/ TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA INAMORI KAZUOA. NỀN TẢNG CHO TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ PHONG CÁCH QUẢN TRỊCỦA INAMORI KAZUONền tảng cho toàn bộ triết lý kinh doanh và phong cách quản trị của Inamori Kazuochính là tư duy mang tính triết học của ơng. Triết học có bốn tư tưởng lớn: khát khao vươnđến Chân - Thiện - Mỹ, tinh thần “Tơi khơng biết” của Socrates, óc tìm tịi và tinh thầnhồi nghi triết học. Tư duy mang tính triết học hiểu đơn giản là suy ngẫm một cách nghiêmtúc những câu hỏi như “Làm người thì điều gì là đúng đắn?” hay “Mục đích của cuộc sốnglà gì?”. Inamori đã cả cuộc đời suy ngẫm những câu hỏi ấy và đi tìm câu trả lời, câu trả lờiđó chính là triết lý sống và kinh doanh mang tên “Inamori”. Tuy vậy, ở đây chúng ta chỉxét trong khía cạnh kinh doanh mà thơi. Đó là kinh doanh và quản lý bằng cái “tâm”.“Trong kinh doanh cũng như trong cơng việc hành chính, tiêu chuẩn đánh giá số mộtkhông phải là năng lực mà là nhân cách. Nói một cách đơn giản, nhân cách con người nằmở chỗ người đó có trái tim nhân hậu, vì người khác hay không…Tôi nghĩ rằng việc chúngta chọn lãnh đạo chỉ có tài năng, thơng minh nhưng bỏ qua nhân cách đã dẫn đến tình trạngxã hội hỗn loạn.” - ông nói.Trên cơ sở lấy “tâm” làm gốc, triết lý kinh doanh của Inamori có hai vấn đề nổi trội:nguyên tắc vận hành doanh nghiệp và nguyên tắc tạo động lực cho nhân viên mà chúng tasẽ tìm hiểu ở phần sau.B. 12 NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP CỦA INAMORI KAZUO1. Xác định rõ ràng mục đích, ý thức dành cho cơng việcCon người có rất nhiều động cơ để bắt đầu công việc kinh doanh và “kiếm thật nhiềutiền”, “phải ni sống gia đình”… là các lý do người ta hay nghe nhất. Inamori gọi chúnglà “tham vọng”. Xuất phát từ một “tham vọng” không hẳn là sai nhưng nó hồn tồn là câuchuyện cá nhân người làm chủ. Inamori đã chỉ ra “Bên cạnh tham vọng, còn có một độngcơ khác khiến bạn hành động cho dù có phải đối mặt với khó khan, nguy hiểm […] Tôi chorằng, lý tưởng nhất, đúng đắn nhất là khi có thể dựa trên cơng lý để vận hành cơng ty.”Vậy “cơng lý” của Inamori là gì?6 Thứ nhất là câu chuyện khi công ty KDDI được thành lập. Trước đây, ngành dịch vụviễn thông di động ở Nhật Bản chỉ do công ty Điện tử Viễn thơng Nhật Bản (nay là NTT)độc chiếm, vì thế cước phí rất cao. Đến khi thị trường viễn thơng Nhật Bản được tự do hóahơn, “Vì con người, vì thế giới”, với tâm niệm như thế, mong muốn giảm giá cước điệnthoại, điện tử viễn thông, Inamori đã làm một điều khơng có cơng ty đương thời nào dámlàm: ơng đã cho rút 10 triệu yên từ khoản tiền mặt 20 triệu yên của Kyocera để lập nêncông ty viễn thông thứ hai cạnh tranh với NTT.Thứ hai là câu chuyện tái sinh JAL. Câu chuyện này khác với câu chuyện trước là banđầu Inamori khơng có cảm giác cơng lý như thuở trước - “Tơi đã nghĩ đó khơng phải làtrách nhiệm của mình”. Tuy nhiên, sau khi nghiêm túc suy nghĩ về ý nghĩa việc làm này,ông nhận ra nếu cứ để như thế, một là việc JAL sụp đổ sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nềnkinh tế Nhật Bản, hai là 32000 người thất nghiệp sẽ gây sức ép không nhỏ, ba là Nhật Bảnsẽ chỉ cịn một cơng ty hàng khơng lớn độc chiếm, việc độc chiếm là một điều không tốtvới những người hưởng quyền lợi và dịch vụ. Nghĩ về xã hội, Inamori Kazuo - ở tuổi 80 đã chấp nhận thử thách này. Ơng nói rằng: “Điều khác biệt khi tơi tiếp quản JAL so với khithành lập Kyocera chính là cảm giác về công lý. Mặc dù ban đầu tôi không nhận ra nhưngsau đó, tơi đã cảm nhận được đây chính là việc làm giúp ích cho đất nước và người dânNhật Bản nên sẽ quyết tâm cố gắng hết sức mình.”2. Lập mục tiêu cụ thểTheo Inamori, mục tiêu đặt ra phải cụ thể cả về số lượng lẫn thời gian, ví dụ hiện tại,doanh thu hàng năm của cơng ty bạn là 1 triệu đơ, mục tiêu có thể là “Tôi muốn tăngdoanh thu lên 2 triệu đô trong năm tới.” - tức là phải có con số và các mốc thời gian rõràng. Ngồi ra, tính chi tiết mà Inamori đề cập ở đây còn là việc thay vì đặt mục tiêu tổngthể, hãy đặt mục tiêu cho từng bộ phận nhỏ, nhờ thế, từng nhân viên cũng sẽ tạo được mụctiêu cho bản thân mình. Việc chia nhỏ công ty như thế cũng là phong cách quản trị đượcInamori gọi là アメーバ経営(tên tiếng Việt: Amoeba). Hơn nữa, không chỉ chia nhỏ mụctiêu, chia nhỏ bộ phận mà điều đặc biệt của Inamori là ông không theo đuổi kế hoạch dàihạn mà cho rằng “nên tập trung làm tốt nhất công việc hiện tại bởi không ai biết được ngàymai sẽ ra sao nói gì đến chuyện của mấy mươi năm sau.” (tr.134, [3]). Vì lẽ đó, các kế7 hoạch ông đặt ra sẽ chỉ nằm trong khoảng thời gian ngắn nhưng phải là một con số rõ ràng,mục đích cũng là vì để nhân viên có thể dựa vào đó mà tự lên kế hoạch cho riêng mình.3. Ôm ấp khát vọng mãnh liệt trong tâm hồnCụ thể hơn, theo Inamori, “khát vọng của bạn phải mạnh mẽ và bền bỉ đến độ ngấmsâu vào tiềm thức.” và “Tơi gọi chính mình là “người đàn ơng của những giấc mơ”.” (tr.55,[3]). Với ơng, có ước mơ là một việc nhưng phải nghĩ về nó ngày và đêm đến độ in sâu vàotâm trí để nó khơng bị ngủ quên, từ đó ước mơ, khát vọng sẽ đưa chúng ta đến thành công.Inamori nghiệm ra điều này từ trải nghiệm bản thân: “khi đi dạo trên những khu phố, nếucó sự việc nào liên quan đến điều tơi đang quan tâm thì ngay lập tức gây ấn tượng mạnhmẽ với tơi. Hoặc khi tham dự buổi tiệc nào đó ngay lập tức chúng ta sẽ để ý đến nhân vậtmà chúng ta cảm thấy họ sẽ giúp mình thực hiện ước mơ. Nếu khơng có ý thức mạnh mẽtrong tâm thì chắc chắn chúng ta sẽ đi lướt qua, bỏ qua sự vật, sự việc đó.” (tr.56, [3]).Tóm lại, chìa khóa của sự thành cơng nằm ở việc ta có thể bám lấy khát vọng chặt đến đâuđể hồn thành mục tiêu của mình.4. Nỗ lực khơng thua bất kỳ aiDĩ nhiên khi đã chọn con đường này, ai cũng phải nỗ lực. Tuy nhiên, kinh doanh làmột cuộc thi, nếu đối thủ cố gắng hơn thì mọi nỗ lực của bạn sẽ trở thành không đủ. Côngty họ thắng, công ty bạn thua. Đi kèm với thành công lớn là sự nỗ lực lớn, để chiến thắng“cuộc đua tập thể” này, bạn chỉ có cách cố gắng hơn bất cứ ai mà thôi.5. Doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhấtNgười ta thường cho rằng doanh thu tăng sẽ kéo theo chi phí bỏ tăng, vì vậy giá báncũng phải nâng lên. Tuy nhiên, Inamori khơng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằnggiả dụ để đạt mức tăng doanh thu là 50% thì thay vì tăng nhân công và nguyên vật liệu lênđúng 50%, hãy tăng 20-30% thôi, vấn đề cốt lõi là thay đổi ý thức làm việc của công nhânsao cho hiệu quả và tránh lãng phí. Đó cũng là một trong những mục đích của phong cáchquản trị Amoeba. Khi nhân viên được giao trọng trách cụ thể, được xem như một ngườiquản lý thì tự khắc họ phải có ý thức hơn ngay cả trong vấn đề khơng lãng phí ngun vật8 liệu, hiệu suất công việc cũng sẽ tăng theo, kéo theo doanh thu vẫn tăng đáng kể mà khôngcần nâng giá hay tăng cường chi phí.6. Quyết định giá cả chính là kinh doanhCó rất nhiều cách để quyết định giá bán ra: bán lượng lớn sản phẩm với giá thấp đểtích lợi từ những mối lời nhỏ hoặc bán lượng ít với giá cao. Vì vậy, có thể nói cách địnhgiá phản ánh suy nghĩ của nhà kinh doanh và việc định giá sai lầm sẽ gây thất thoát khôngnhỏ cho công ty.Với Inamori, “giá do thị trường quyết định” hay nói cụ thể hơn là do khách hàng địnhlấy. Vì thế, mức giá lý tưởng là mức giá cao nhất mà khách hàng có thể vui vẻ chi trả.7. Kinh doanh là quyết định mọi việc bằng ý chí mạnh mẽDù cho có tiếp thu bao nhiêu tri thức, lý luận kinh doanh, kĩ thuật đi chăng nữa màkhơng có dũng khí, khơng giữ cho mình một lịng tin mạnh mẽ, ý chí cao mà thực hành ápdụng thì khơng thể nào khắc sâu các kiến thức ấy vào người, biến mục tiêu thành sự thựcđược.Bất kì chuyện gì cũng phải bắt đầu từ “tư duy” một cách mạnh mẽ. Đặt ra mục tiêuthật cao và nghĩ “tôi muốn như thế” “tôi muốn như vậy”. Phải luôn giữ nguyện vọng mạnhmẽ rồi từ đó kể cả ngủ cũng như thức cũng khơng ngừng nghĩ đến mục tiêu đó rồi thựchành. Những người có ý chí mạnh mẽ, kiên định sẽ không bao giờ biến mất khỏi conđường dẫn đến mục tiêu. Cho dù có gặp trắc trở, vấp ngã đi chăng nữa họ vẫn đứng dậytiến về phía trước. Những người khơng có ý chí sẽ khơng có con đường nào mở ra.Tuy nhiên nếu chỉ có giám đốc có ý chí mạnh mẽ thơi thì chưa đủ, tất cả nhân viên đềuphải có lịng quyết tâm như vậy. Inamori cho rằng những công ty sở hữu những người nhânviên có quyết tâm thì sẽ có thể bay thật cao, cao tới tận bầu trời xanh.Khi sáng lập Kyocera, Inamori chỉ có trong tay 3 triệu yên và 28 nhân viên. Kyoceralúc ấy chỉ là một doanh nghiệp nhỏ có thể sụp đổ bởi bất kì biến động nào của nền kinh tếthị trường. Ông lúc bấy giờ trong tay khơng có nguồn vốn, cũng khơng rõ ngày mai ra sao,vẫn ln nói với nhân viên một ước mơ to lớn “hãy trở thành số 1 Nhật Bản” “đứng đầu9 thế giới nào”. Ơng thay đổi phương châm của cơng ty từ “Giới thiệu kỹ thuật của Inamoricho toàn thế giới” thành “Vì một tương lai hạnh phúc về cả vật chất lẫn tinh thần cho toànthể nhân viên”. Thế rồi nhân viên trở nên tin tưởng vào ước mơ mà ông vẽ nên cùng hiệpsức hiệp lực, cùng chung một ý chí mạnh mẽ như ơng, cùng nỗ lực hết mình để hướng tớimục tiêu đó. Hiện nay, Kyocera trở thành số 1 thế giới trong lĩnh vực gốm kĩ thuật, doanhthu phát triển lên đến 1,5 tỉ yên. “Số 1 Nhật Bản”, “Số 1 thế giới” - bằng cách khơngngừng suy nghĩ, khơng ngừng nói về điều đó đã dẫn dắt công ty, biến ước mơ của công tythành hiện thực.8. Luôn nung nấu tinh thần đấu tranhCon người ai cũng có tiềm năng nhưng phát huy được hay không tùy thuộc vào sự nỗlực của mỗi người. Nếu bạn cho rằng mình khơng đủ khả năng, mình không làm được, bạnsẽ bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực ấy và sự việc có thể sẽ diễn ra theo đúng những gì bạn sợ.Quan trọng là bạn phải tin rằng mình có khả năng vơ hạn và nỗ lực hết sức mình. Cả khigặp khó khăn, người có chí nỗ lực thường lạc quan tin rằng chỉ cần cố gắng giải quyết sẽđược. Họ khơng có chút khoảnh khắc nào để thở dài, than vãn mà cứ hết lịng tin tưởng“khả năng của con người là vơ hạn, chỉ cần nổ lực là được”. Chỉ những người như thế mớicó thể phá vỡ bức tường trở ngại.Người đứng đầu cần một trái tim ln mang tư tưởng tích cực ln hướng về phíatrước và mạnh mẽ. Một yếu tố quan trọng nữa là một tâm hồn dịu dàng và tinh tế khi hếtmình suy nghĩ cho người khác. Khi trái tim có được những yếu tố đó, khi mang trong mìnhniềm tin và cố gắng thì chắc chắn có thể đạt được thành tựu mà mình muốn.9. Ln mang tinh thần dũng cảmCan đảm là thứ cần thiết khi đưa ra quyết định nào đó. Năm 1984 Nhật Bản đón chàocơ hội to lớn là tự do hóa điện khí viễn thơng. Lúc ấy đơng đảo người dân cho rằng mứcphí điện thoại đường dài là quá cao khiến người dân chịu nhiều thiệt thịi thậm chí là cảntrở sự phát triển xã hội thông tin Nhật Bản. Trong bối cảnh đó cứ tưởng sẽ có một liênđồn kinh tế - với trung tâm là các tổ chức hiệp hội của các doanh nghiệp lớn sẽ tham gia.Thế nhưng vì cho rằng khơng thể cạnh tranh với một NTT đang nắm giữ nền tảng cơ sở vật10 chất khổng lồ với các đường dây điện thoại khắp cả nước kể từ thời Minh Trị nên ai cũngkhoanh tay đứng nhìn khơng dám tham chiến.Việc người khơng hề có kiến thức gì như ơng Inamori bước chân vào lĩnh vực này quảlà một điều không tưởng. Nhưng dù vậy đi chăng nữa, điều đó cũng xuất phát từ một suynghĩ muốn giảm giá cước viễn thơng vì người dân cho nên ông cho cần phải can đảm tháchthức NTT.Ơng tự vấn mình trong nửa năm cuối cùng xác định động cơ của mình là thiện chứkhơng phải vì muốn kiếm chác, lợi lộc, muốn cho người khác thấy mình là giỏi giang. Nếulà vậy thì dù đó có là sự nghiệp khó khăn đi chăng nữa thì lịng dũng cảm và nhiệt huyếtvẫn trào dâng tràn trề. Sau đó ơng quyết tâm cơng bố sáng lập Daini Denden (hiện nay làKDDI).Trường hợp đối với JAL cũng vậy. Ngành nghề mà ông luôn đảm nhiệm là chế tạo.Tại Kyocera, ông từng có kinh nghiệm về truyền thông nhưng về những kiến thức, kỹ năngcủa ngành hàng khơng thì hồn tồn như một tờ giấy trắng. Thậm chí ơng đã nói: “Tơikhơng có chun mơn về ngành này nên tơi không thể làm được”. Nhưng khi nhận ra sựcần thiết của việc tái sinh JAL thì ơng đã can đảm chấp nhận đương đầu với thử thách vàthử thách bản thân mình. Khi đó ơng chuẩn bị bước vào tuổi 80 nên không thể dành nhiềuthời gian cho công việc như trước nữa. Thậm chí cịn khơng thể đi làm toàn thời gian đượcmà chỉ làm việc ba ngày mỗi tuần. Có người cịn nói nửa đùa nửa thật với ông rằng: “Ngàiđã lớn tuổi rồi nên nghỉ ngơi thôi” nhưng ông vẫn gạt đi và chấp nhận gánh vác.10. Ln thực hiện cơng việc có tính sáng tạoTrong kinh doanh, việc luôn cần là sự đổi mới và cải tiến liên tục, hôm nay nên tốt hơnhôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay và cứ như thế. Không có cơng ty nào khi bắt đầu đãdẫn đầu cuộc chơi. Nỗ lực thực hiện công việc sáng tạo và phấn đấu cải tiến liên tục từngngày từng ngày - những thái độ này quyết định liệu một doanh nghiệp có thể sáng tạo vàđổi mới hay khơng.Những gì bạn có thể hồn thành trong một ngày có thể bị giới hạn, nhưng cam kết củamột năm để cải thiện hàng ngày có thể dẫn đến thay đổi đáng kể. Điều này áp dụng cho tất11 cả mọi thứ, bao gồm bán hàng, sản xuất và R&D. Những phát minh vĩ đại và những khámphá lớn là kết quả của sự tìm tịi, sáng tạo, cải thiện mỗi ngày. Bất kể ngành nghề của bạnlà gì, đừng lặp lại hành động tương tự theo cùng một cách mỗi ngày, hãy sáng tạo, thay đổitừng chút từng chút một.Luôn luôn sáng tạo trong công việc của người nhân viên cũng như người quản lý, saumột thời gian ngắn, cơng ty của bạn chắc chắn sẽ có thể chuyển đổi thành một công ty vớikhả năng sáng tạo cao, phát triển các sản phẩm mới đầy sức hấp dẫn.11. Luôn thành thật với một trái tim biết cảm thôngKinh doanh dựa trên quan hệ đối tác và phải mang lại hạnh phúc cho tất cả các bên.Tốt bụng và ân cần cũng có thể được mơ tả là “vị tha”. Nói cách khác, điều đó cónghĩa là một người kinh doanh cần phải kìm hãm ham muốn, cái tơi của bản thân, nên biếtsuy nghĩ cho lợi ích tập thể, giúp đỡ người khác, cho dù khi điều đó có nghĩa là hy sinhnhiều thứ. Đây cũng là tư duy quan trọng trong thế giới kinh doanh.Sự khác biệt nằm ở việc bạn có suy nghĩ chân thành về bên kia hay chỉ tập trung vàolợi ích của riêng bạn. Trong văn học cổ điển Trung Quốc, người ta đã nói rằng “Kiêu ngạomang đến sự mất mát, cịn khiêm tốn mang về lợi lộc”. Mặc dù có vẻ như bạn sẽ khôngđược hưởng lợi từ hành vi vị tha của mình trong việc chăm sóc cho bên kia, việc này vẫnđảm bảo sẽ mang lại cho bạn những kết quả tốt đẹp về sau.Bản thân ông Inamori cũng từng nói “Nói một cách cụ thể quan điểm luân lý này là:Kinh doanh một cách chính trực. Tuyệt đối không dối trá. Không lừa lọc. Giữ cách sốngchân thành. Dù có gặp khó cũng khơng làm việc hèn mà có can đảm để vượt qua gian nan.Tơn trọng chính nghĩa. Lấy cơng bằng làm trọng. Ln nỗ lực rèn luyện tính khiêmnhường, nỗ lực khơng thua kém ai. Khơng nói thậm chí nghĩ trong lịng những lời bất bình,bất mãn hay than thở (ghen tị và hận thù) làm hạ thấp phẩm giá con người. Kiềm chế tứcgiận. Trong kinh doanh dù theo đuổi lợi nhuận cũng biết đến đâu là đủ, không quá ham hố.Không dùng tiêu chuẩn suy xét chỉ dựa trên thiệt hay lợi mà suy xét trên cơ sở đạo lý...”.12. Ln có cái nhìn tươi sáng hướng về phía trước cùng một trái tim đơn thuầnln đong đầy ước mơ và hồi bão12 Một điều mà Inamori tin tưởng là các nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phải luônvui vẻ và tích cực cho dù hồn cảnh họ gặp phải bất lợi như thế nào. Các nhà quản lý vàlãnh đạo doanh nghiệp thường phải đối mặt hết vấn đề này đến khó khăn khác. Hồn cảnhcàng thách thức, càng phải giữ hy vọng và lạc quan để đối phó thành cơng với các tháchthức và đạt được kết quả tích cực. Các nhà lãnh đạo cần thể hiện một tinh thần chiến đấuvà sở hữu ý chí và quyết tâm mạnh mẽ để đối mặt với nghịch cảnh. Đây là lý do tại saoviệc các nhà lãnh đạo phải vui vẻ và tích cực mỗi ngày là rất quan trọng. Nếu khơng, họ sẽkhơng thể chịu đựng những khó khăn của quản lý kinh doanh trong một thời gian dài.Trong khi một mặt, bạn phải có quyết tâm kiên cường để làm bất cứ điều gì cần thiết để đạtđược mục tiêu của mình. Mặt khác, bạn cũng phải tin rằng bất kể điều gì xảy ra vẫn có mộttương lai tươi sáng đang chờ bạn, và do đó hãy sống cuộc sống của bạn một cách vui vẻ vàtích cực. Bất kể nghịch cảnh nào bạn có thể phải đối mặt ngay bây giờ, hãy nhìn cuộc sốngcủa bạn trong một ánh sáng tích cực. Đó là quy tắc chính của cuộc sống và mấu chốt củaviệc sống như một người quản lý.C. 7 NGUYÊN TẮC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN1. Xem nhân viên như những cộng sựLẽ dĩ nhiên, bản thân người chủ doanh nghiệp không thể đảm đương hết mọi cơngviệc. “Nếu việc gì giám đốc hoặc nhà lãnh đạo cũng tự ý quyết định mọi việc thì sẽ dễ dẫnđến hiểu lầm về sự độc quyền, độc tài.” (tr. 129, [2]). Vì vậy, việc san sẻ công việc, xemnhân viên như những cộng sự là một điều vô cùng quan trọng.Và để xây dựng được một công ty mang phong cách “người đồng hành” (tr. 66, [1]),Inamori đã bắt đầu chiến lược kinh doanh theo phong cách quản trị Amoeba đã được đềcập ở mục B.2. Ơng chia nhỏ phịng ban, chọn và bồi dưỡng cho những người đứng đầumỗi bộ phận quan niệm triết học của mình, hay nói đơn giản chính là dạy họ trung thực, nỗlực hết mình và khơng để tham vọng chi phối. Cứ như thế, nhân viên của Inamori luôn giữđược sự minh bạch, ý thức trách nhiệm và thực sự trở thành những cộng sự đắc lực mà ôngmong muốn.2. Giành lấy sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ nhân viên13 Đây hẳn là một trong những điều kiện sống còn của doanh nghiệp và là điều bất cứngười làm chủ nào cũng mong muốn.Làm sao đạt được điều này? Theo Inamori, câu trả lời rất đơn giản - đó là “sẽ không aitin tưởng bạn nếu ưu tiên của bạn là lợi ích cá nhân. Bạn phải suy nghĩ cho lợi ích của nhânviên lên trên lợi ích bản thân. Chỉ khi đó nhân viên của bạn mới có thể đặt hồn tồn lịngtin vào bạn.” hay nói cách khác, “người chủ doanh nghiệp phải có tinh thần hy sinh bảnthân vì người khác”.Và như những gì đã trình bày, sự nghiệp thành công ở cả ba công ty, ba lĩnh vực khácnhau với cùng một phương châm “Vì một tương lai hạnh phúc về cả vật chất lẫn tinh thầncho tồn thể nhân viên” của Inamori Kazuo chính là minh chứng tốt nhất cho điều này.Hay vào thời điểm Kyocera bắt đầu bước chân vào thị trường Mỹ - đó là thời điểm nhạycảm khi mà Nhật vừa thua Mỹ khơng lâu. Vì vậy, ơng cùng các nhân viên không chỉ phảiđối diện với khác biệt ngôn ngữ và văn hóa mà cịn cả sự coi thường “Cái bọn Nhật lùn!”.Để xoa dịu nhân viên, ông chủ Inamori dù bận bịu thế nào cũng sẽ dành ngày cuối tuần đểđi câu cá cùng họ, vừa câu vừa thưởng thức thành quả và tâm sự với nhau. Đó cũng chínhlà “hạnh phúc về tinh thần” mà ông đã hứa.3. Cho nhân viên biết về tầm quan trọng của công việc họ làmVới Inamori, thay vì hơ hào khẩu hiệu thì tối ưu nhất chính là “dấy lên trong lịng nhânviên của mình hồi chng cảnh tỉnh” (tr. 27, [1]). Bản chất việc tạo ra những món đồ sứchất lượng là một công việc “3K”: nguy hiểm (危険), dơ bẩn (汚い) và khó khăn (きつい)và khi cơng nhân mỗi ngày đều ướt đẫm mồ hôi và lấm lem bùn đất, họ sẽ mặc nhiên chorằng đó cũng chỉ là một cơng việc tay chân đơn thuần, không cần kỹ thuật đặc biệt gì cũngnhư khơng nhận ra tầm quan trọng của cơng việc mình đang làm. Giải pháp của Inamori theo lời ơng kể lại - chính là tập hợp nhân viên hàng ngày và nói cho họ biết cơng việc nàyquan trọng ra sao, vai trò của họ ý nghĩa thế nào. Chỉ có thế, họ mới có thể làm việc mộtcách phấn khởi và nỗ lực hết sức mình.4. Giúp cả cơng ty có được tầm nhìn rộng14 Để tạo động lực hơn nữa cho nhân viên, điều tiếp theo Inamori đã làm là chia sẻ tầmnhìn của mình.Từ khi Kyocera là một cơng ty nhỏ, ơng vẫn ln nói về ước mơ của mình.“Ngành cơng nghiệp điện tử sẽ cần loại gốm sứ mà chúng ta đang sản xuất. Vậy nên,hãy cung cấp sản phẩm của chúng ta khắp thế giới!”“Bằng cách cung cấp sản phẩm cho thế giới, chũng ta có thể biến tầm nhìn đứng trênvị trí số một của tơi thành hiện thực. Ngay cả khi chúng ta khởi đầu với phân xưởng nhỏthì tôi vẫn muốn biến Kyocera trở thành công ty đứng đầu Haramachi. Một khi chúng tađạt được mục tiêu đó, hãy trở thành công ty hàng đầu Nakagyo, và rồi Kyoto. Sau Kyoto,chúng ta sẽ nhắm tới nhất Nhật Bản, và sau đó là top 1 thế giới.” ơng nói.Tiềm năng phát triển của một công ty phụ thuộc vào nhân viên có cùng lý tưởng vàước mơ hay khơng. Nếu nhân viên có cùng một tầm nhìn tuyệt vời và một ước vọng mãnhliệt, họ sẽ tạo nên sức mạnh ý chí mạnh mẽ và vượt qua mọi vật cản để chạm tới ước mơđó.5. Xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu của công tyNếu như ở mục trước, Inamori đã nhắc đến việc người lãnh đạo phải xác định rõ mụctiêu, kế hoạch cho bản thân thì tiếp thêm một bước, hãy chia sẻ nó cho nhân viên.Bản thân ông hiểu về tầm quan trọng của việc đặt ra nhiệm vụ từ cuộc bạo loạn củanhân viên xảy ra sau 3 năm hoạt động của Kyocera, khi ấy vẫn cịn là một cơng ty nhỏ. Saukhi suy ngẫm rất nhiều, ông bắt đầu nhận ra rằng mục tiêu của quản lý doanh nghiệp là bảovệ tương lai của nhân viên. Do vậy, ông đã nghĩ ra cơ sở quản lý nhân viên của Kyocera,bắt đầu với câu “Tạo cơ hội cho sự phát triển cả về vật chất và tri thức cho tồn bộ nhânviên.”Đó khơng phải là một nhiệm vụ đầy tham vọng như hịa bình thế giới. Nhưng vì mọingười trong cơng ty có thể thấu hiểu nhiệm vụ này - Inamori với tư cách là một người lãnhđạo của công ty, sẵn sàng cống hiến hồn tồn bản thân và khơng ngần ngại theo đuổi mụctiêu này.15 Đây là điều cơ bản đối với văn hóa đồn thể của Kyocera ngày nay. Có một mục đíchcơng bằng và chính đáng mà có thể chia sẻ trong tồn thể nhân viên trong lúc gia tăngđộng lực của họ là một điều cực kỳ quan trọng trong quản lý một doanh nghiệp.6. Liên tục chia sẻ triết lý của bạn với nhân viênBản thân Inamori khi còn trẻ cũng thường gặp gỡ nhân viên ngoài giờ làm việc. Khicùng nhân viên đi du lịch, mọi người cùng nhau ăn uống và nói chuyện, tất cả đều có cảmgiác thân thuộc, nhân viên mở lịng với Inamori, nói với Inamori những điều trước giờchưa từng truyền đạt. Sau nhiều trải nghiệm như vậy, Inamori hiểu ra rằng việc truyền đạtcác quan niệm triết học tới nhân viên sẽ không thể thành công nếu bạn đưa ra những câuchuyện quá nghiêm túc và căng thẳng; trong những hồn cảnh khơng nặng nề về nghi lễ,bản thân bạn được thư giãn, nhân viên cũng sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp nhậnhơn.Trường hợp của JAL cũng vậy. Inamori thường tổ chức liên hoan với cấp dưới và nóivề quan niệm triết học của mình. Sau khi cơng việc kết thúc, khoảng 6 giờ tối, nhân viên từcấp cao đến bình thường góp mỗi người 1000 yên để ăn uống, cùng nhau tiếp nhận nhữngquan niệm, triết lý về triết học. Mục đích kinh doanh của cơng ty chính là theo đuổi hạnhphúc của toàn thể nhân viên “cùng sống trong một đại gia đình”. Bởi vậy, tất cả mọi ngườihãy cùng mang suy nghĩ như thế này, quan niệm triết học như thế này và cùng nhau cốgắng. Nếu bạn có thể truyền tải được thơng điệp đó, nhân viên của bạn có thể chung tâmtrạng với bạn và cùng nhau cố gắng.Ơng nói rằng: “Với cương vị một người quản lý, việc cần phải nâng cao nhận thứcbằng việc học hỏi các triết lý, nâng cao triết lý bản thân rất quan trọng. Bạn không chỉ cốnâng cao nhận thức của bản thân mà cịn nói về triết lý của mình với nhân viên và chia sẻnó trong cơng ty của mình. Bạn phải giải thích và chia sẻ ý tưởng của bạn với nhân viên vềmục đích cao quý của công ty và cách bạn theo đuổi điều đó. Nói cách khác, điều tiếp theobạn phải làm sau khi thiết lập được một mối quan hệ chân thành với nhân viên là thiết lậpmột tầm nhìn hay nhiệm vụ cho cơng ty mình bằng cách nói về triết lý của bạn và chia sẻnó với nhân viên của mình.” và dù ở Kyocera hay JAL, những buổi gặp mặt ngoài giờ là16 văn hóa khơng thể thiếu dưới sự lãnh đạo của ơng vì đó chính là thời điểm dễ dàng chia sẻnhững chân lý này đến nhân viên mình.7. Nâng cao nhân cách bản thânSau tất cả, hơn mọi nỗ lực bồi dưỡng, hướng dẫn hay tìm cách thu phục nhân viên,điều cốt yếu vẫn là bồi dưỡng nhân cách chính mình trước đã. Việc năng lực của bạn hạnhẹp khi cơng ty của bạn cịn nhỏ là việc có thể tạm chấp nhận được, nhưng công ty của bạnsẽ không lớn mạnh nếu bạn cứ dậm chân tại chỗ. Bạn cần phải là tấm gương cho các nhânviên khác noi theo.Vì vậy, điều cuối cùng mà Inamori ln chú trọng trong việc phát triển một doanhnghiệp là “nâng cao nhận thức”. Cố gắng suy ngẫm lại hành động hàng ngày của bản thânvà nỗ lực nâng cao nhận thức của mình. Cơng ty của bạn sẽ lớn mạnh hơn nếu bạn tăngnăng lực của chính mình.III/ KẾT LUẬN“Tâm” là nền móng tạo nên một doanh nhân, mà một doanh nhân muốn thành cơngcịn phải biết làm cho “tâm” của tồn thể nhân viên hướng về “tâm” của mình, tức là cùngchung một lý tưởng, cùng phấn đấu cho một mục tiêu. Doanh nhân chân chính là ngườibiết bảo vệ, chăm sóc và khiến nhân viên của mình hạnh phúc. Chỉ khi đó, việc kinh doanhmới đạt thành.17 TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. “Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo”- Nikkei Top Leader, Hương Linh dịch.2. “Tâm trong kinh doanh tạo thành tựu lớn”- Inamori Kazuo, Đào Thị Hồ Phương dịch.3. Trang web chính thức về Kazuo Inamori của tập đoàn Kyocera:Bản tiếng Anh: />Bản tiếng Nhật: />4. “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” - Inamori Kazuo, Nguyễn Đỗ An Nhiêndịch. Tái bản lần thứ I, NXB Trẻ, 2016.5.“ Nghĩ thiện để cuộc đời viên mãn” - Inamori Kazuo, Nguyễn Đỗ An Nhiên dịch, inlần thứ I, NXB Trẻ, 2018.18
Tài liệu liên quan
- Danh mục các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
- 2
- 1
- 4
- Triết lý kinh doanh của kinh đô
- 18
- 7
- 143
- Triết lý kinh doanh của Toyota và vai trò của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp
- 12
- 3
- 20
- Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
- 88
- 1
- 10
- Triết lý kinh doanh của người hoa
- 3
- 1
- 9
- Bài soạn Văn Hóa Doanh Nghiệp_vai trò của triết lý kinh doanh
- 16
- 543
- 4
- Tài liệu "Biết người biết ta", triết lý kinh doanh của nhà môi giới chứng khoán doc
- 6
- 857
- 1
- Tài liệu Triết lý kinh doanh của ông trùm bất động sản Mỹ Donald Trump pdf
- 2
- 1
- 8
- Tài liệu Hệ thống triết ly kinh doanh cà phê Trung Nguyên doc
- 40
- 861
- 7
- VHKD - nhóm 6 - TRiết lý kinh doanh của Kinh Đô ( thực phẩm) pptx
- 42
- 1
- 12
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(198.64 KB - 18 trang) - TRIẾT lý KINH DOANH của INAMORI KAZUO Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Inamori Kazuo: Thành Quả Trong Cuộc đời Và ...
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera - Thái Hà Books
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera (Bìa Cứng) | Tiki
-
[Sách Nói] Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera | Inamori Kazuo
-
Sách Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera - Bìa Cứng - FAHASA.COM
-
Review Sách Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera - Tìm Kiếm Khởi Nghiệp
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera [Sách Nói] - Amazon Music
-
Học Triết Lý Kinh Doanh Của Doanh Nhân Tài Ba Inamori Kazuo
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera (Bìa Cứng) - Ham Học
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera - Bìa Cứng | Nhà Sách Tiến Thọ
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera - Thái Hà Books - Vạn Tâm Land
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera [Sách Nói] On Apple Podcasts
-
REVIEW SÁCH: TRIẾT LÝ KINH DOANH INAMORI KAZUO
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Kyocera Giá Tốt Nhất 7/2022 - BeeCost