Triết Lý Kinh Doanh Là Gì Và Vai Trò Trong Doanh Nghiệp - Bizfly

Mục lục [Hiện]
  1. Triết lý kinh doanh là gì?
  2. Các nội dung cơ bản của triết lý kinh doanh
    1. Giá trị cốt lõi
    2. Mục tiêu kinh doanh
    3. Chiến lược kinh doanh
    4. Quản lý doanh nghiệp
    5. Yếu tố cộng đồng
  3. Tầm quan trọng của triết lý kinh doanh
    1. Công cụ định hướng 
    2. Tạo sức mạnh tổng thể 
    3. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp 
    4. Phát triển nguồn nhân lực 
    5. Tạo phong cách đặc thù 
  4. Cách thức để xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp
    1. Tự xây dựng triết lý kinh doanh
    2. Rút kinh nghiệm từ thực tiễn
    3. Hỏi ý kiến từ chuyên gia
  5. Các tiêu chí quan trọng khi xây dựng triết lý kinh doanh
    1. Con người là trung tâm
    2. Tạo dựng bản sắc riêng
  6. Top 9 triết lý kinh doanh thành công từ doanh nghiệp lớn
    1. Luôn luôn trung thực
    2. Đừng bào chữa cho lỗi lầm, hãy cải tiến 
    3. Hãy cởi mở với những người lắng nghe
    4. Đừng lúng túng khi không cùng tư duy
    5. Đừng dừng lại khi mệt mỏi, chỉ dừng lại khi đã xong 
    6. Làm việc chăm chỉ trong lặng im
    7. Để thành công cần nhiều năm không thành công 
    8. Chông gai không có nghĩa là thất bại 
    9. Hãy biết ơn người cho bạn cơ hội

Các doanh nghiệp Việt hiện nay vẫn đang có tầm nhìn ngắn hạn và tập trung vào lợi nhuận trước mắt mà chưa quan tâm đến vấn đề tạo dựng triết lý kinh doanh. Trong khi đó, việc tạo dựng nên các giá trị hay nguyên tắc kinh doanh ngay từ đầu đóng vai trò rất quan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Vậy triết lý kinh doanh là gì? Yếu tố nào của nó giúp doanh nghiệp phát triển thành công? Cùng Bizfly tìm hiểu vấn đề này tại đây.

Triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh là tập hợp tất cả các nguyên tắc, giá trị cốt lõi và định hướng chiến lược mà doanh nghiệp hướng đến trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Nó bao gồm các quyết định liên quan đến cách tiếp cận thị trường, cách đối xử với nhân viên và đối tác kinh doanh, cách tạo giá trị cho khách hàng và các hành vi đạo đức trong kinh doanh. 

Triết lý kinh doanh được xây dựng dựa trên các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và được phản ánh trong việc lên mục tiêu, xây dựng chiến lược và chính sách kinh doanh. Nếu xây dựng được một triết lý kinh doanh tốt, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tạo giá trị cộng đồng, thu hút khách hàng và gia tăng lợi nhuận tốt hơn.

Một số ví dụ về triết lý kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp sử dụng như Khách hàng luôn đúng, tôn trọng nhân viên, tạo giá trị cho cộng đồng, tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ...

Triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh là gì? 

Các nội dung cơ bản của triết lý kinh doanh

Cơ bản, một triết lý kinh doanh sẽ có những nội dung như sau:

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là những giá trị và các nguyên tắc cơ bản của công ty, nó thường được phản ánh trong các mục tiêu và chiến lược của nó.

Mục tiêu kinh doanh

Khi đặt mục tiêu kinh doanh, nó phải luôn luôn được gắn liền và phù hợp với triết lý kinh doanh của tổ chức và hướng đến mục đích tạo ra giá trị cho khách hàng, cộng đồng và nhân viên.

Chiến lược kinh doanh

Xây dựng chiến lược kinh doanh cũng cần phải dựa trên triết lý kinh doanh, bao gồm việc lập kế hoạch, các quyết định về sản phẩm/dịch vụ, kế hoạch tiếp thị, kinh doanh và tài chính.

Quản lý doanh nghiệp

Cách tổ chức, quản lý doanh nghiệp cũng chịu sự tác động lớn của triết lý kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có một triết lý kinh doanh đúng đắn, nó sẽ tạo ra một hệ thống vận hành kinh doanh ổn định và môi trường làm việc tích cực.

Yếu tố cộng đồng

Triết lý kinh doanh cũng giữ vai trò quan trọng đối với việc tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng và môi trường xung quanh.

Triết lý kinh doanh tác động đến các giá trị của doanh nghiệp và cộng đồng

Triết lý kinh doanh tác động đến các giá trị của doanh nghiệp và cộng đồng

Tầm quan trọng của triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp bởi những lợi ích nhất định mà nó mang đến. 

Công cụ định hướng 

Triết lý kinh doanh là tiền đề để điều hướng cách thức hoạt động của doanh nghiệp làm sao cho phù hợp với văn hóa làm việc của mình. Nếu thiếu đi thì việc thiết lập các dự án của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh bằng cách việc phân tích và dự báo môi trường.

Tạo sức mạnh tổng thể 

Không những tạo giá trị cốt lõi, định hướng phong cách làm việc mà triết lý kinh doanh còn giúp doanh nghiệp hình thành và tạo ra một tập thể đoàn kết và vững mạnh. Từ đó cùng nhau xây dựng doanh nghiệp và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp 

Chất lượng, uy tín, sự chuyên nghiệp và đổi mới là bốn giá trị cốt lõi để hình thành nên triết lý kinh doanh. Đây là bố giá trị thể hiện tư tưởng, ý thức cơ bản nhất của một doanh nghiệp. Và giá trị của nó vẫn được giữ  bền vững cho dù cơ cấu doanh nghiệp có thay đổi thế nào đi chăng nữa.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ tạo nên triết lý kinh doanh

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ tạo nên triết lý kinh doanh

Phát triển nguồn nhân lực 

Đây là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định việc thành công hay thất bại trong công tác quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Với việc lập ra các triết lý kinh doanh cụ thể đội ngũ nhân viên có thể hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về lý tưởng, công việc và mục tiêu phát triển của mình.

Ngoài ra, còn cung cấp thêm cho cán bộ nhân viên các giá trị chuẩn mực hành vi đạo đức tạo nên một phong cách làm việc năng động và đậm đà bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.

Tạo phong cách đặc thù 

Cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi, đạo đức cho nhân viên là vai trò tiếp theo của triết lý khi kinh doanh. Tạo ra một phong cách làm việc, sinh hoạt chung trong môi trường làm việc của mỗi doanh nghiệp. Và đây cũng là động cơ để phát huy tính sáng tạo của mỗi nhân viên.

Cách thức để xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp

Có rất nhiều cách để một doanh nghiệp tạo ra triết ly kinh doanh cho riêng mình. Sau đây là những cách thức mà mọi người có thể sử dụng:

Tự xây dựng triết lý kinh doanh

Doanh nghiệp có thể tự xây dựng những triết lý kinh doanh cho riêng mình dựa theo sự thống nhất của toàn bộ nhân sự trong công ty. Để làm được điều này, ban lãnh đạo công ty cần soạn thảo ra một số triết lý kinh doanh rồi tiến hành hỏi ý kiến và tiếp thu, ghi nhận đóng góp của toàn bộ nhân sự để hình thành lên triết lý phù hợp nhất.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì hình thức này tương đối phù hợp bởi nó nâng cao tinh thần dân chủ, sự tôn trọng lẫn nhau trong một tập thể.

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn

Một phương pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện để hình thành lên triết lý kinh doanh của riêng mình đó là trải qua quá trình tự đúc kết và kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai. Từ những kinh nghiệm đạt được qua quá trình kinh doanh, nó sẽ hình thành lên được một triết lý để định hướng cho sự hoạt động và phát triển của công ty.

Với những nhà quản trị thì để làm được phương pháp này, phải là người có tính kiên trì, tâm huyết và không ngại thử thách bản thân để tìm ra được phương hướng đi đúng đắn nhất.

Cách thức để doanh nghiệp tạo ra triết lý kinh doanh của riêng mình

Cách thức để doanh nghiệp tạo ra triết lý kinh doanh của riêng mình

Hỏi ý kiến từ chuyên gia

Nếu không thể tự định hình cho riêng mình một triết lý kinh doanh thì mọi người có thể nhờ đến sự trợ giúp từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Các chuyên gia tư vấn là những người có sự am hiểu một cách tường tận về văn hóa doanh nghiệp có thể giúp các nhà quản trị tìm ra được phong cách lãnh đạo, xác định hệ thống giá trị cốt lõi, xây dựng được văn hóa làm việc gắn kết giữa lãnh đạo và nhân viên với nhau.

Cách thức này vừa an toàn lại vừa hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như các sai lầm khi triển khai cho doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới tham gia vào thị trường.

Các tiêu chí quan trọng khi xây dựng triết lý kinh doanh

Khi xây dựng triết lý kinh doanh, mọi người cần nắm lòng những tiêu chí, nguyên tắc sau đây để có thể tạo ra một định hướng phù hợp, lâu dài và mang lại nhiều lợi ích đến sự phát triển của tổ chức:

Con người là trung tâm

Trong cuộc sống hay là trong doanh nghiệp thì con người luôn là trung tâm của mọi việc. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, nhân viên và nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng triết lý kinh doanh của mình, mọi người cần phải đảm bảo có thể làm khơi gợi lên mối quan hệ mật thiết này, khai thác toàn bộ sức mạnh mà mỗi cá nhân mang lại để tạo lên sức mạnh tổng thể cho tổ chức.

Thông qua triết lý kinh doanh, mọi người có thể tác động và thẩm thấu vào trong suy nghĩ của từng nhân sự từ đó biến thành những niềm tin vững chắc và hành động cụ thể, thiết thực trong tổ chức.

Con người là yếu tố quan trọng khi xây dựng triết lý kinh doanh

Con người là yếu tố quan trọng khi xây dựng triết lý kinh doanh

Tạo dựng bản sắc riêng

Xây dựng được bản sắc và phong cách riêng chính là bí quyết để tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp mà rất nhiều thương hiệu lớn đã và đang thực hiện mỗi ngày. Bất kể một doanh nghiệp nào cũng cần có sự khác biệt cả về trong phong cách lãnh đạo, định hướng phát triển, chiến lược kinh doanh và văn hóa tổ chức.

Top 9 triết lý kinh doanh thành công từ doanh nghiệp lớn

Có rất nhiều triết lý kinh doanh thành công, nhưng 9 điều cơ bản được các nhà kinh doanh tâm đắc nhất sẽ được Bizfly chia sẻ trong phần nội dung sau.

Luôn luôn trung thực

Yếu tố tiếp theo để có triết lý kinh doanh thành công là luôn luôn trung thực. Bạn có thể nhận được nhiều góp ý và những lời khuyên, tuy nhiên không phải lời khuyên nào cũng có giá trị.

Và sự thật luôn là lời khuyên có giá trị nhất cho bạn bởi nó có thể gây tổn thương nhưng nó sẽ giúp bạn nhìn nhận ra đúng vấn đề và từ đó tìm ra được phương hướng giải quyết. Đừng mong đợi những lời khuyên chỉ chú ý đến cảm giác của bạn, vì nó không giúp bạn tiến bộ mà chỉ làm bạn dậm chân tại chỗ mà thôi.

Đừng bào chữa cho lỗi lầm, hãy cải tiến 

Đây là triết lý kinh doanh phổ biến đầu tiên được nhiều CEO thành công nhắc đến. Trong khi kinh doanh, chắc hẳn sẽ gặp phải những sai sót như: doanh thu bị thiếu hụt, sản phẩm khỏi chạy không đúng thời gian quy định,...Thay vì tìm cách bào chữa lỗi lầm mình gây ra thì hãy hành động ngay bằng cách khắc phục và cải tiến nó.

Các triết lý kinh doanh thành công

Các triết lý kinh doanh thành công 

Hãy cởi mở với những người lắng nghe

Cho dù bạn có làm tốt thế nào đi chăng nữa, nhưng với những người có tâm lý khép kín họ không muốn nghe bạn nói, thì mọi nỗ lực và cố gắng của bạn đều trở về con số 0. Vì vậy triết lý kinh doanh ở đây là thay vì lãng phí thời gian, hãy lựa chọn những người cởi mở, tích cực tiếp nhận thông tin để giúp đỡ bạn trong hoạt động bán hàng.

Đừng lúng túng khi không cùng tư duy

Một triết lý kinh doanh mà bạn cần ghi nhớ đó là đừng lúng túng với người không cùng tư duy bởi việc bạn lúng túng không cùng tư duy với người khác khi kinh doanh là điều khó tránh phải. Vì vậy, để giúp bản thân cải thiện và có suy nghĩ, tư tưởng tốt thì bạn cần phải trò chuyện, gặp gỡ và giao lưu với những người có cùng chí hướng với mình. Bởi những thói quen này sẽ giúp bạn hình thành, tư tưởng tích cực và không bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực.

Đừng dừng lại khi mệt mỏi, chỉ dừng lại khi đã xong 

Làm việc sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và nhiều khi muốn dừng lại. Tuy nhiên, một triết lý kinh doanh để thành công đó là đừng làm thế, dừng lại là thất bại, hãy kiên kì và tự nhủ bản thân rằng “sắp đến đích rồi, đừng bỏ cuộc”. 

Làm việc chăm chỉ trong lặng im

Đừng nói không thôi mà hãy chăm chỉ làm việc trong im lặng. Đây là một trong những triết lý kinh doanh cực kì hiệu quả đang được rất nhiều người áp dụng. Nếu như trước kia, bạn thành công và muốn khoe thành tích với mọi người vì sự nỗ lực và cố gắng của mình. Nhưng một thời gian sau, bạn sẽ thấy được việc này là dư thừa và chỉ tạo thêm cho mình thêm nhiều đối thủ cạnh tranh.

Làm việc chăm chỉ trong im lặng - Triết lý kinh doanh thành công

Làm việc chăm chỉ trong im lặng - Triết lý kinh doanh thành công

Để thành công cần nhiều năm không thành công 

Hầu hết, những người kinh doanh thành công thường thất bại rất nhiều lần. Nhưng chính sự thất bại đó là bàn đạp, là động lực để họ tiếp tục cố gắng và nỗ lực kiên trì để có được thành quả mà mình mong muốn. Chính vì vậy, hãy chăm chỉ và nỗ lực, thành công sẽ mỉm cười với bạn. Với triết lý kinh doanh này bạn chắc chắn sẽ thành công.

Chông gai không có nghĩa là thất bại 

Trên chặn đường đến với thành công, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải nhiều phong ba bão táp. Nhưng không đồng nghĩa với việc là bạn đang thất bại. Đây được xem là triết lý kinh doanh kinh điển mọi thời đại cho đến tận bây giờ vẫn chính xác. Nếu thành công đơn giản là con đường trải đầy hoa thì chắc hẳn ai cũng trở thành một người thành đạt. Vì vậy, hãy kiên cường vượt qua giai đoạn chông gai đó bởi phía trước sẽ là con đường tỏa đầy ánh sáng đang chờ bạn đến.

Hãy biết ơn người cho bạn cơ hội

Yếu tố triết lý kinh doanh cuối cùng để giúp bạn thành công là biết ơn những người đã giúp cho ước mơ của mình trở thành hiện thực. Hãy luôn ghi nhớ rằng, nếu không có họ đã đồng hành và giúp đỡ thì chắc chắn ước mơ của bạn không thành hiện thực. Trong kinh doanh, có khi 99% là thất bại và chỉ 1% là thành công. Nhưng miễn sao bạn không mắc sai lại sai lầm và vẫn giữ vững được những triết lý kinh doanh, mục tiêu ban đầu khi mới thành lập doanh nghiệp.

Qua những thông tin Bizfly chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra cho mình những triết lý tích cực khi kinh doanh. Hãy luôn nỗ lực làm việc vì lợi ích chung và cố gắng thực hiện công việc của mình để mang lại một thành quả xứng đáng.

Từ khóa » Triết Lý Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp