Triệt Quyền Đạo - Môn Võ Không Có Giới Hạn

Triệt Quyền Đạo
Triệt Quyền Đạo

1. Triệt Quyền Đạo là gì?

Triệt Quyền Đạo là một môn võ do võ sư Lý Tiểu Long sáng lập dựa trên nền tảng vịnh xuân quyền, kết hợp ưu điểm và loại bỏ những hạn chế của của các môn phái khác như Taekwondo, Karate, boxing, kiếm thuật

2. Lịch sử hình thành võ Triệt Quyền Đạo

Những ai biết đến hay yêu thích Lý Tiểu Long đã biết về lịch sử Triệt Quyền Đạo chưa? Nếu chưa thì bạn cùng Công ty Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu nhé. 

2.1. Nguồn gốc võ Triệt Quyền Đạo

Triệt Quyền Đạo được bắt nguồn từ võ sư Lý Tiểu Long. Tên tuổi của ông được nhiều người biết đến như một thần tượng, người khai sáng một môn võ thuật mới với lối đánh tự do, hiệu quả.

Cùng với đó là Dan Inosanto - người thầy, người bạn tri kỷ đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong việc giúp Lý Tiểu Long hoàn thiện kiến thức cũng như nhận thức võ thuật và từ đó tạo nên Triệt Quyền Đạo.

2.2. Logo Triệt Quyền Đạo 

Logo Triệt Quyền Đạo bao gồm vòng tròn âm - dương và 2 mũi tên chuyển động bên ngoài.  Hai chấm tròn nhỏ, mang ý nghĩa trong âm có dương và trong dương có âm. Hai mũi tên chuyển động bên ngoài thể hiện sự chuyển động luân hồi của trời đất, âm dương đòi hỏi sự linh hoạt, dẻo dai, chuyển đổi không ngừng trong chiến đấu.

3. Nguyên tắc Triệt Quyền Đạo 

Triệt Quyền Đạo không có nội quy hay nguyên tắc gì ràng buộc bạn cả, người tập phát triển một cách không hạn chế. Triệt Quyền Đạo chủ yếu dùng vô chiêu thắng hữu chiêu, đánh vào điểm sơ hở của đối phương.

Xem thêm: Công ty dịch vụ bảo vệ tại Hưng Yên chuyên nghiệp - uy tín - nhanh chóng

4. Võ thuật Triệt Quyền Đạo

Tương tự như võ cổ truyền Việt Nam võ thuật Triệt Quyền Đạo cũng có những đặc điểm riêng biệt không thể trộn lẫn với bất kì môn võ nào.

4.1. Đặc điểm võ Triệt Quyền Đạo

Đặc điểm của môn võ triệt quyền đạo nằm trong 2 chữ “tự do”. Gồm các động tác đơn giản, trực tiếp, phi cổ điển. Triệt Quyền Đạo không thể bị ràng buộc vào một môn phái, hệ thống hay phương pháp cá biệt nào. Như thế, Triệt Quyền Đạo là môn võ không đòi hỏi phải tuân thủ một cách tuyệt đối với phương pháp của chính mình.

4.2. Các kỹ thuật Triệt Quyền Đạo 

Những kỹ thuật về Triệt Quyền Đạo là những điều căn bản mà võ sư cần phải nắm vững. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về những kỹ thuật của môn võ này. 

4.2.1. Luyện tập và khởi công

Luyện tập không nhất thiết phải theo giờ giấc, có thể tranh thủ bất mọi lúc, mọi nơi như: đi bộ, chạy bộ,… Phải có chương trình luyện tập hiệu quả cho cả tuần.

Luyện tập là điều nên diễn ra hàng ngày
Luyện tập là điều nên diễn ra hàng ngày

Khởi động phải bám sát từng buổi tập như buổi tập này dự định tập tay thì nên khởi động kỹ từ hông đến cổ... Mục đích đang hướng tới là hiệu quả chứ không phải thể hình vì vậy phải tránh việc luyện những cơ bắp gây cản trở lực đánh hay sức bật

4.2.2. Tư thế thủ

Một tư thế thủ phải đảm bảo thích hợp để sử dụng các kỹ năng và giúp cơ thể thư giãn hoàn toàn. Vì thế, chúng đòi hỏi ba điều:

  • Bảo đảm cho cơ thể và các bộ phận có thể dễ dàng chuyển động kế tiếp
  • Giữ các dấu hiệu hành động một cách kín đáo nhất
  • Tạo cơ thể có tính hiệu quả nhất trong các phản ứng nhanh và phối hợp cao

4.2.3. Động tác chân 

Động tác chân chính là việc giữ thăng bằng trong mọi hành động. Việc làm này sẽ giúp võ sĩ tung ra được những đòn đá có uy lực, mạnh, dứt khoát và tránh được sự phản khách của đối thủ. Kỹ thuật phân chia các phần: động tác rê chân, động tác tiến nhanh ra phía trước, triệt thoái nhanh, bước ngang.

4.3. Các tính trong tư thế thủ 

Để thành thạo trong việc sử dụng môn võ Triệt Quyền Đạo, các võ sĩ cần phải kết hợp nhuần nhuyễn đồng thời nhiều yếu tố và các tính trong môn võ này. Những tính này là gì mời bạn cùng theo dõi.

4.3.1.Tính phối hợp

Phối hợp là đặc tính đưa tới tập trung toàn bộ sức mạnh và khả năng của mọi cơ năng để đạt hiệu quả cho một hành động.

Rèn luyện kỹ năng này giúp kết nối các hệ thần kinh thông qua sự thực hành hàng ngày, hàng tuần. Việc lặp lại tạo thành một phản xạ chỉ huy của não bộ giúp các lần thực hiện sau đó dễ dàng hơn, chắc chắn hơn.

4.3.2. Tính chuẩn xác

Tính chuẩn xác là sự đạt được đúng động tác phóng ra mà sức lực thực hiện ít nhất. Nếu lực tấn công ít nhất mà không có tốc độ nhanh nhất sẽ không nắm chắc được tỉ lệ thành công khi ra đòn.

Yêu cầu tốc độ nhanh khi ra đòn, lực phát ra phải dồn hết về cánh tay, cổ tay phải dẻo và linh hoạt mới có thể tấn công được đối thủ. 

4.3.3. Tính uy lực

Uy lực không hoàn toàn chỉ là sức mạnh mà nó là sự kết hợp giữa sức mạnh – thời điểm – tốc độ.

4.3.4. Tính bền bỉ

Sự bền bỉ được tạo ra khi người luyện tập cố vượt quá giới hạn chính bản thân mình một cánh thường xuyên. Các bài tập tính bền bỉ là những bài tập khó khăn và phải được giám sát định kỳ cũng như tăng tốc độ từ từ.

4.3.5. Tính thăng bằng

tập luyện đấm đá, trong lúc tiến, lui, đổi hướng với tốc độ, uy lực tối đa phải phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Tập luyện giữ tư thế thăng bằng hoặc lấy lại tư thế thăng bằng một cách nhanh chóng nhất để đạt được trạng thái tốt nhất khi chiến đấu.

Tính thăng bằng trong võ Triệt Quyền Đạo
Tính thăng bằng trong võ Triệt Quyền Đạo

4.3.6. Tính cơ thể tự cảm nhận

Là việc cơ thể tự cảm nhận mình và đối thủ, xem xét tư thế của mình có phù hợp và của đối thủ đang có biển hiện gì. Tính cơ thể tự cảm nhận sẽ làm sinh ra tác động hỗ tương thích hòa hợp giữa thân xác và thân hình trong một nhịp điệu không thể tách rời.

4.3.7. Tính thị giác dự báo

Học nhận thức nắm bắt bằng mắt là bước mở đầu căn bản. Để luyện tập cần luyện tập hàng ngày bài tập nhìn lẹ, ngắn và tập trung. Làm động tác giả và đánh như là không đánh là phương pháp khiến đối thủ phải do dự trước khi hành động.

4.3.8. Tính tốc độ

Tốc độ là một trạng thái phức tạp, nó bao hàm cả thời gian nhận thức lẫn thời gian phản ứng. Tình thế phản ứng càng phức tạp thì tốc độ lại càng chậm. Tốc độ được chia thành năm loại:

  • Tốc độ chi giác: Nhanh mắt thấy ngay các kẽ hở làm cho đối thủ nản chí, bối rối và trở nên chậm chạp
  • Tốc độ tâm lý: Phán đoán nhanh để có ngày cử động phù hợp nhằm vô hiệu hóa đối thủ và phản công
  • Tốc độ khởi đầu: Khởi đầu nhẹ nhàng từ tư thế đúng và phong cách tinh thần đúng
  • Tốc độ thể hiện: Động tác nhanh để đưa cử động tới chính xác và hiệu quả
  • Tốc độ biến đổi: Khả năng chuyển hướng giữa chừng, bao gồm cả sự làm chủ tính thăng bằng và thói quen chậm chạp

4.3.9. Tính đúng lúc

Tốc độ và tính đúng lúc cùng bổ sung cho nhau vì đòn đánh mạnh mà không trúng đích thì sẽ là vô hiệu. Thời điểm phản ứng là khoảng thời gian giữa tác nhân kích thích và sự đáp ứng. Thời gian chuyển động là thời gian cần để hoàn tất một động tác.

4.3.10. Điệu, nhịp và tiết tấu

Điệu là diễn biến giữa các đấu thủ cố theo đuổi mọi động tác của nhau tạo thành những cặp đồng điệu. Nếu một đối thủ phá vỡ điệu này tạo ra sự chênh lệch nhất thời gây tổn thương.

Nhịp là kiểm soát tốc độ của đối thủ nhằm tạo ra tốc độ của mình phù hợp với đối thủ, lúc này khả năng chi phối trận đấu, nắm chắc trận đấu trong tay người điều khiển. Tiết tấu là quy luật của chuyển động, khi một đối thủ bị nắm bắt tiết tấu thì khó có thể kháng cự lại

4.3.11. Hình thức tốt

Là việc làm chủ những tư thế nền tảng thích hợp và ứng dụng chúng liên tục. Hình thức tốt là cách hữu hiệu nhất để hoàn tất mục đích của một lần thể hiện động tác mà không cần di động nhiều và hoang phí năng lực.

Xem thêm: Bảo vệ cửa hàngXem thêm: Bảo vệ mục tiêu cố định

5. Lợi ích việc học Triệt Quyền Đạo

Học Triệt Quyền Đạo không chỉ là học võ mà còn học cả đạo, học cách làm người trong luyện võ, trong cuộc sống, với rất nhiều lợi ích: 

  • Tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần, con người trở nên thanh thoát
  • Xóa bỏ được mọi rào cản về hình thức, khái niệm, khuôn khổ cứng nhắc, những quy tắc bó hẹp để đi đến một trạng thái tự do
  • Bạn tự tin hơn trong giao tiếp, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện
  • Bạn phản xạ nhanh, ứng phó xử trí kịp thời khi đứng trước những tình huống nguy hiểm
  • Bảo vệ bản thân, mọi người xung quanh hoặc có thể tìm kiếm một công việc ở các trung tâm dịch vụ bảo vệ, công ty bảo vệ. Ví dụ cụ thể như dịch vụ bảo vệ sự kiện, bảo vệ tòa nhà, trường học

6. Học võ Triệt Quyền Đạo ở đâu? 

Khi Triệt Quyền Đạo chưa du nhập vào nền võ thuật Việt Nam, học Triệt Quyền Đạo là việc rất mơ hồ, khó khăn.  Từ năm 2003, võ sư Bùi Trọng Quốc Quân - người đầu tiên đưa Triệt Quyền Đạo về nước ta. Các võ đường về môn võ này được mở cửa, đáp ứng nhu cầu của mọi người. 

Tại Hà Nội, võ đường Triệt Quyền Đạo có trụ sở chính tại 61E Dốc Viện nhi Trung ương - Đường Đê La Thành - Hà Nội. Do chính võ sư Quốc Quân mở  cùng với 7 cơ sở giảng dạy khác. Triệt Quyền Đạo Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một cơ sở duy nhất: tại 22A2 Nguyễn Ảnh Thủ - Hiệp Thành - Quận 12 - thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan tới môn võ Triệt Quyền Đạo. Bảo vệ Việt Anh mong rằng những thông tin này sẽ giúp quý độc giả dễ dàng hơn trong bước đầu tiếp cận với Triệt Quyền Đạo. 

Xem thêm: Phương án bảo vệ chung cư

Từ khóa » Việt Quyền đạo