Triệu Chứng Chảy Máu Mũi, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Chảy máu mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Xin chào bác sĩ! Dạo gần đây tôi thường xuyên bị nhức đầu và đau mỏi toàn thân, ngồi một lúc rồi đứng dậy là lại choáng váng mặt mày, hôm trước còn bị chảy máu cam cầm máu mãi mà không hết, tôi bây giờ rất lo lắng cho sức khỏe của mình, không biết chảy máu mũi nhiều như vậy là bệnh gì? Mong được bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn về chứng chảy máu mũi như sau:

1. Chảy máu mũi là gì

2. Nguyên nhân gây chảy máu mũi

3. Cách tự chăm sóc và phòng chống

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. Triệu chứng chảy máu múi là gì?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng máu chảy từ trong mũi ra bên ngoài. Đây là hiện tượng thường gặp khi máu chảy ra từ mũi của bạn do các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương. Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần bị chảy máu mũi trong đời.

Hiện tượng này xảy ra khi lớp lót bên trong mũi bị kích thích hoặc khi các mạch máu trong mũi bị khô và gãy. Chảy máu mũi thường xuyên là lời cảnh báo những biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Triệu chứng chảy máu mũi thường gặp ở nhiều người, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi. Mặc dù chảy máu mũi có thể rất đáng sợ nhưng nó thường chỉ gây khó chịu nhẹ và không nguy hiểm đến tính mạng. Chảy máu mũi thường xuyên là chảy máu nhiều hơn 1 lần/tuần.

Có 2 loại chảy máu mũi là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Chảy máu mũi trước xảy ra khi các mạch máu ở phía ngoài của mũi bị vỡ và chảy máu, còn chảy máu mũi sau xảy ra ở phần sâu nhất của mũi, trong trường hợp này, máu không chảy ra ngoài mà chảy xuống cổ họng. Chảy máu mũi sau có thể rất nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng chảy máu mũi

Mũi chứa rất nhiều mạch máu nhỏ. Những mạch máu này nằm gần phía ngoài hoặc phía trong của mũi. Chúng rất mỏng manh và dễ dàng chảy máu.

Chảy máu mũi xuất hiện đột ngột hoặc không thường xuyên hiếm khi gây nguy hiểm. Ngược lại, nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên, bạn có thể đang mắc một bệnh nào đó nguy hiểm tới tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu mũi. Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh nhân sử dụng thuốc làm cho quá trình đông máu bị ức chế, người bệnh bị các triệu chứng rối loạn đông máu và những người xơ cứng động mạch… đều có nhiều khả năng bị chảy máu cam.

Tuy nhiên, chảy máu mũi thường xuyên cũng có thể liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư mũi, ung thư vòm họng, bệnh bạch cầu lympho mãn tính (CLL), u lympho Hodgkin, nhiễm trùng mũi, hội chứng Rendu-Osler-Weber, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, cảm lạnh thông thường….

Do một chỗ vỡ mạch máu trong mũi, chẳng hạn như chấn thương (bị đánh vào mũi) có thể gây chảy máu mũi. Các nguyên nhân khác bao gồm chất hoá học, nhiễm trùng, bất thường mạch máu trong mũi và các bệnh lý như tăng huyết áp hay rối loạn đông máu hoặc mũi khô do hít không khí khô, đặc biệt vào mùa đông.

Có hai nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu mũi là:

  • Không khí khô là nguyên nhân gây chảy máu mũi thường gặp nhất. Sống ở vùng có khí hậu hanh khô hoặc sử dụng hệ thống sưởi có thể làm khô niêm mạc mũi. Niêm mạc bị khô nên tróc ra, gây ngứa hoặc khó chịu, làm bạn phải ngoáy mũi dẫn tới chảy máu.
  • Hỉ mũi thường xuyên

Các nguyên nhân thường gặp khác gây chảy máu mũi là:

  • Vật lạ kẹt trong mũi
  • Viêm xoang cấp
  • Dị ứng
  • Sử dụng aspirin
  • Rối loạn đông máu
  • Sử dụng thuốc kháng đông
  • Hít phải các hóa chất kích thích niêm mạc mạnh
  • Cảm lạnh
  • Lệch vách ngăn mũi
  • Thuốc xịt mũi
  • Chấn thương mũi

Các nguyên nhân khác gây chảy máu mũi ít gặp hơn là:

  • Uống nhiều rượu bia
  • Hội chứng giãn mạch chảy máu di truyền
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
  • Bệnh bạch cầu
  • Polyp mũi
  • Phẫu thuật mũi
  • Khối u vùng mũi
  • Tam cá nguyệt 2 của thai kì (3 tháng giữa thai kì)

Các nguyên nhân khác có thể gây ra chảy máu mũi bao gồm tăng huyết áp, rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu và ung thư.

3. Những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa khi bị chảy máu mũi

Nếu bị chảy máu cam ở nhà, bạn cần phải thực hiện từng bước như sau:

- Ngồi thẳng và hơi nghiêng đầu về phía trước để làm giảm áp lực máu trong tĩnh mạch ở mũi, làm giảm tình trạng chảy máu. Ngồi cúi người về trước giúp bạn tránh nuốt phải máu, không gây kích ứng dạ dày. Nhẹ nhàng hỉ mũi để loại bỏ các cục máu đông. Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 - 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.

- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 - 3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 - 1,5h.

Triệu chứng chảy máu mũi

Để phòng ngừa chứng chảy máu mũi, hãy thực hiện những lời khuyên sau từ bác sĩ:

- Ngăn ngừa máu chảy bất ngờ bằng cách bôi một chút vaseline hoặc kem dưỡng ẩm khác vào mũi của bạn 1-2 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể sử dụng gel có chứa muối hoặc thuốc xịt dưỡng ẩm với bơ ca cao, chạy máy tạo độ ẩm phun sương ở gần giường ngủ và tránh cọ xát, hỉ mũi quá mạnh.

- Dùng nước muối sinh lý nhỏ hoặc xịt mũi giúp làm ẩm niêm mạc. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ thường xuyên bị cảm, ngạt mũi hay dị ứng mũi.

- Tránh ngoáy mũi nhiều.

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi không nguy hiểm và sẽ tự dừng và không cần chăm sóc y tế tích cực. Khi bị chảy máu cam, nếu là lần đầu hãy tiến hành xử lý theo hướng dẫn tự chăm sóc trên.Tuy nhiên hãy tới ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu chảy máu mũi:

  • Xuất hiện sau tai nạn
  • Chảy quá nhiều máu
  • Ảnh hưởng tới việc hô hấp
  • Kéo dài trên 30 phút dù mạch máu đã được đè ép lại
  • Xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi

Chảy máu từ lần thứ 2 trở đi trong cùng một tháng và thời gian chảy máu kéo dài hơn 15 phút thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.

Nếu người bệnh có các biểu hiện máu phun mạnh ra từ mũi hay nôn ra máu nhiều lần, bị sốt cao, khó thở, bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý huyết học, hoặc chảy máu mũi khi đang bị chấn thương thì hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

Trong trường hợp của bạn, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra chính xác bệnh của mình, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Từ khóa » Hiện Tượng Chảy Máu Mũi Tự Nhiên