Triệu Chứng Của Thoái Hóa đốt Sống Cổ Là Gì? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Thế nào là hoá hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự suy thoái các đốt sống vùng cổ do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống cổ hay Cervical spondylosis. Bệnh thường gặp nhất ở những người lớn tuổi do sự lão hóa của các xương và sụn vùng đốt sống cổ. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác nếu có xuất hiện nguyên nhân gây nên bệnh. Hiện nay, thoái hóa cột sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều thói quen của giới trẻ.
Thoái hóa cột sống cổ là do sự lão hóa các xương và sụn vùng cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh phổ biến, chúng gây nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng gì mà vẫn sinh hoạt như bình thường. Tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống cổ ở nam và nữ cùng tuổi tác là ngang nhau.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể điểm lại một số nguyên nhân dưới đây là nguyên nhân chủ chốt gây ra chứng thoái hóa cột sống cổ ở người:
- Tuổi tác cao dẫn đến thoái hóa xương và sụn vùng đốt sống cổ.
- Hoạt động sai tư thế hoặc duy trì một tư thế trong thời gian dài.
- Ít vận động, đặc biệt là những người ngồi lâu, sử dụng máy tính nhiều (thường gặp ở những người làm văn phòng).
- Tư thế ngồi không phù hợp cho cổ: ngồi quá thấp hoặc quá cao so với bàn, tư thế đặt tay lên bàn không phù hợp,…
- Ngủ không đúng tư thế, gối kê quá cao hoặc quá thấp.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, đặc biệt là canxi, magie, các vitamin,…
- Ngồi lâu, ít vận động là nguyên nhân gây nên thoái hóa cột sống cổ
Những nguyên nhân trên đây đều gây ảnh hưởng không tốt đến các đốt sống vùng cổ, làm xuất hiện những thay đổi bệnh lý:
- Thoát vị đĩa đệm: gây nên các vết nứt trên đĩa đệm, có thể ảnh hưởng đến tủy sống và rễ thần kinh.
- Mất nước đĩa đệm: các đĩa đệm khô và co lại làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau khó khăn hơn dẫn đến gây đau cho bệnh nhân.
- Gai cột sống: sự thoái hóa đĩa đệm sẽ kích thích tủy sống tăng sinh, xuất hiện các gai xương gây đau và có thể chèn ép tủy sống.
- Xơ hóa dây chằng: kèm theo sự thoái hóa cột sống thì các dây chằng nối giữa các đốt sống với nhau cũng bị xơ hóa.
2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Trong thời kỳ đầu thoái hóa, người bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh thường có các biểu hiện sau đây:
- Vận động vùng cổ khó khăn do đau, vướng hoặc thậm chí vẹo cổ.
- Đau nhức vùng cổ sau rồi có thể lan ra vùng gáy, bả vai, vùng chẩm, đỉnh đầu, trán, 2 bên cánh tay,…
- Tê liệt hoặc mất cảm giác ở cánh tay.
- Thường xuyên bị cứng cổ sau khi ngủ dậy, cứng cổ thường gây đau khi di chuyển đầu, khi ho, hắt hơi.
- Dấu hiệu Lhermitte hay còn gọi là hiện tượng “ghế thợ cắt tóc”. Là cảm giác đau đớn và khó chịu một cách đột ngột, tưởng tượng như có luồng điện đi từ cổ xuống sống lưng và các chi. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng.
Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ đều có cảm giác đau hay khó chịu khi vận động hoặc tác động vào vùng cổ, thậm chí là khi nghỉ ngơi. Một số trường hợp bệnh không biểu hiện cảm giác đau một cách rõ ràng. Nếu có thắc mắc về các triệu chứng của bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thoái hóa cột sống cổ biểu hiện bởi những cơn đau cứng cổ
3. Phương pháp chẩn đoán phát hiện thoái hóa đốt sống cổ
Việc chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể được thực hiện thông qua khám lâm sàng. Bác sĩ có thể hỏi về những triệu chứng của người bệnh kết hợp với khám chức năng phản xạ của các vùng lân cận để biết được tình trạng bệnh. Tuy nhiên để có một kết quả chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ.
Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ bao gồm:
-
Chụp X - quang cột sống cổ: chụp X - quang có thể thấy được sự xuất hiện của gai xương, cầu xương, và cũng có thể loại trừ những nguyên nhân gây đau cứng cổ như gãy xương, các khối u hoặc tổn thương phần mềm.
-
Chụp cắt lớp vi tính (CT): có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ ở các đốt sống vùng cổ.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể xác định vị trí các dây thần kinh bị chèn ép do bệnh lý.
-
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thần kinh:
+ Phương pháp điện cơ (Electromyography): đo giá trị dòng điện trong dây thần kinh khi cơ tay hoạt động và nghỉ ngơi.
+ Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: gắn các điện cực vào vùng da phía trên dây thần kinh, cho một dòng điện nhỏ qua dây thần kinh để đo tốc độ và cường độ của tín hiệu dẫn truyền thần kinh.
Hình ảnh X - quang của bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ
4. Phương pháp điều trị
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ với mục đích là giúp giảm đau cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thể hoạt động bình thường, ngăn ngừa xảy ra những tổn thương cột sống khác và tổn thương thần kinh tủy sống. Điều trị có thể là điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc sử dụng vật lý trị liệu.
Điều trị nội khoa:
-
Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid: cần tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân để sử dụng loại thuốc là liều lượng phù hợp.
-
Sử dụng thuốc chứa corticosteroid: có thể uống để giảm đau tạm thời hoặc tiêm nếu cơn đau diễn biến nghiêm trọng.
-
Sử dụng thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine có tác dụng giảm đau nhờ làm giảm sự co cơ.
-
Thuốc chống động kinh: gabapentin và pregabapentin giúp làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
Vật lý trị liệu:
Thực hiện các bài tập cổ sẽ có ích cho các cơ vùng cổ. Các phương pháp kéo dãn, xoa bóp vùng cổ hoặc điện phân dẫn thuốc có tác dụng làm giảm cơn đau.
Một số bài tập giúp nâng cao sức khỏe các cơ vùng cổ
Phẫu thuật:
Thông thường thoái hóa cột sống cổ rất ít khi phẫu thuật. Trong trường hợp các phương pháp điều trị bào tổn không có tác dụng hoặc bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh thì cần được phẫu thuật để bệnh không gây hại đến dây thần kinh và tủy sống.
Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh phổ biến nhưng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bạn không nên vì thế mà chủ quan bởi vì nếu bệnh tiến triển xấu có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và tủy sống. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mình bị thoái hóa cột sống cổ, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và khám bệnh. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Từ khóa » Hình ảnh Vị Trí đốt Sống Cổ
-
Thoái Hóa Cột Sống Cổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Đặc điểm Của Các đốt Sống Cổ | Vinmec
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
7 đốt Sống Cổ: Cấu Tạo, đặc điểm, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Liên Quan
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ C5 C6: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Đánh Giá đau Cột Sống Cổ - Cột Sống Thắt Lưng
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Thoái Hóa đốt Sống Cổ
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Cổ | TCI Hospital
-
Cách điều Trị Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Cổ Phổ Biến Hiện Nay
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Thoái Hoá Cột Sống Và Thoát Vị đĩa đệm ...
-
7 Đốt Sống Cổ - Hỉnh Ảnh, Đặc Điểm, Cấu Tạo, Chức Năng
-
Chẩn đoán X Quang Cột Sống (P2) - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương