Triệu Chứng đau Bụng Khó Thở Là Bệnh Gì? - Bảo Khí Khang

Triệu chứng đau bụng khó thở gây rất nhiều khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Đó có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh hoặc biến chứng của một bệnh nào đó. Để tìm hiểu rõ hơn mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.

Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]

  • 1. Triệu chứng đau bụng khó thở là gì?
  • 2. Đau bụng khó thở là bệnh gì?
    • 2.1. Bệnh lý liên quan đến dạ dày
    • 2.2. Các bệnh về gan
    • 2.3. Sỏi mật
  • 3. Khi bị đau bụng khó thở thì nên đi khám ở đâu?
  • 4. Làm gì để hạn chế tình trạng đau bụng khó thở?
  • Góc giải đáp: Đầy hơi khó thở là bệnh gì?
  • Điểm mặt các nguyên nhân khó thở hàng đầu!
  • Triệu chứng khó thở, buồn nôn, ợ hơi là bệnh gì?

1. Triệu chứng đau bụng khó thở là gì?

Đa phần bệnh nhân sẽ thấy đau ở vùng thượng vị - tức là phần trên rốn và dưới mũi xương ức. Cơn đau có thể là cấp tính thành từng cơn hoặc đau kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày.

đau thượng vị khó thở

Đa phần bệnh nhân sẽ thấy đau vùng thượng vị kèm khó thở           

Mức độ đau tức từ âm ỉ đến dữ dội, quằn quại khiến người bệnh rất mệt mỏi và tùy theo tính chất của bệnh gây ra.

Bệnh nhân có thể thấy đau sau các bữa ăn hoặc khi đói bụng.                                        

2. Đau bụng khó thở là bệnh gì?

Nếu bạn bị đau bụng khó thở, khả năng cao là bạn đang mắc các bệnh về dạ dày – tá tràng và các bệnh về gan mật.

2.1. Bệnh lý liên quan đến dạ dày

- Trào ngược dạ dày thực quản: triệu chứng điển hình là tình trạng nóng rát từ dạ dày lan lên đến cổ, đau bụng ở vùng thượng vị. Nếu để lâu acid dạ dày trào ngược lên sẽ gây viêm và xói mòn thực quản gây các biến chứng về thở. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng mà người bệnh cần lưu tâm

trào ngược dạ dày thực quản gây đau bụng khó thở

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây đau bụng, khó thở

- Viêm xung huyết dạ dày: đây là hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày kéo dài, người bệnh sẽ bị rát thượng vị, đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, kèm theo triệu chứng đầy hơi khó thở. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây chảy máu đường tiêu hóa và có khả năng phát triển thành ung thư dạ dày

- Các bệnh khác như viêm loét dày, viêm hang vị dạ dày: đều gây các cơn đau bụng khu trú hoặc lan tỏa ra cả vùng bụng. Nếu kèm theo tình trạng khó thở thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim kết hợp

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra triệu chứng khó thở buồn nôn ợ hơi và giải pháp hiệu quả nào trị dứt điểm tình trạng này.

2.2. Các bệnh về gan

Bệnh về gan như xơ gan cổ trướng, sưng gan cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng khó thở. Gan sưng to sẽ gây đau vùng thượng vị và đẩy cơ hoành lên cao gây khó thở.

 Nếu người bệnh bị xơ gan cổ trướng, sự tích dịch trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng lên phổi, khiến bệnh nhân thở khó khăn, đặc biệt là khi thở sâu.

2.3. Sỏi mật

Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong túi mật, chủ yếu là cholesterol. Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện đột ngột, nhanh chóng tăng cường và tập trung ở phần giữa bụng rồi lan sang bên phải (vị trí túi mật).

Sỏi mật không được chữa trị kịp thời sẽ gây ứ mật, tổn thương túi mật dẫn đến viêm, nhiễm trùng, khiến sức khỏe bệnh nhân suy yếu và có thể gây khó thở

>>> LƯU Ý: Đôi khi đau bụng và khó thở lại là hai triệu chứng tách biệt của các bệnh lý khác nhau, những đồng thời xảy ra như một sự trùng hợp. Chẳng hạn như đau bụng vấn đề của tiêu hóa, còn khó thở có thể là bạn đã mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD, viêm phổi,..

> Mời bạn xem thêm:

  • Triệu chứng hen phế quản
  • Triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính
  • Triệu chứng của COPD - bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

3. Khi bị đau bụng khó thở thì nên đi khám ở đâu?

Khi bạn có những triệu chứng như trên thì đừng nên chủ quan, nên đi đến những bệnh viện có uy tín để có kết luận chính xác về tình trạng bệnh của mình.

Bị đau bụng khó thở thì bạn nên đến khoa tiêu hóa và hô hấp của 1 số bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội… hoặc các phòng khám chuyên khoa Tiêu hóa, hô hấp để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân bệnh lý thực sự của bạn

4. Làm gì để hạn chế tình trạng đau bụng khó thở?

  • Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Hạn chế tối đa việc ăn đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ, quá nóng hoặc quá lạnh. Chúng sẽ khiến dạ dày tổn thương và cơn đau nặng thêm
  • Không nên ăn trễ, quá bữa hay ăn quá nhiều trong một bữa, ăn xong không nên nằm ngay hoặc mặc quần áo chật.
  • Cần tránh các đồ uống kích thích, bia, rượu, thuốc lá vì những thứ này gây hại rất nhiều đến dạ dày và gan, gia tăng thêm tình trạng đau bụng khó thở
  • Giữ tinh thần thoải mái, không nên để bị áp lực căng thẳng trong thời gian dài
  • Sử dụng các thuốc đặc trị nếu bạn bị các bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản như các thuốc kháng acid, bao che niêm mạc…
  • Nên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe, không nên để đến khi bệnh đã có nhiều biến chứng hoặc biểu hiện nặng thì sẽ rất khó chữa và gây nguy hiểm đến tính mạng

nên đi khám khi bị đau bụng khó thở

Nên đi khám bệnh tại các cơ sở y tế khi bị đau bụng khó thở ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Triệu chứng đau bụng riêng lẻ có thể không quá nghiêm trọng nhưng nếu đi kèm tình trạng khó thở thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý phức tạp khác. Vì vậy bạn nên chú ý thật kỹ đến các dấu hiệu bệnh để có cách giải quyết tốt nhất phù hợp với bản thân.

Gọi ngay đến tổng đài 18000055 (miễn cước) để được tư vấn thêm về tình trạng đau bụng khó thở có thể là bệnh gì và cách khắc phục.

Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

  • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
  • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
  • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.

Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về khó thở, viêm hô hấp mạn tính, COPD mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 18000055

Để tìm mua Bảo Khí Khang tại địa chỉ nhà thuốc gần nhất, mời bạn truy cập TẠI ĐÂY

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa » đầy Bụng Khó Thở đau đầu