Triệu Chứng đau Hạ Sườn Phải - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Đau hạ sườn phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đau hạ sườn có thể khởi phát cấp tính hoặc mạn tính, thường đi kèm những triệu chứng nổi bật như, giảm cân, sốt, khó chịu...
- Đau hạ sườn phải là gì
- Nguyên nhân gây ra đau hạ sườn phải
- Đau hạ sườn phải là dấu hiệu của bệnh gì
- Biến chứng của đau hạ sườn phải
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
- Chẩn đoán đau hạ sườn phải
- Điều trị đau hạ sườn phải
- Bác sĩ điều trị
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Hô Hấp Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
1. Đau hạ sườn phải là gì
Đau hạ sườn phải có những điểm nổi bật như khởi phát cấp tính hoặc mạn tính, giảm cân, sốt, khó chịu và các dấu hiệu của nước tiểu hay dạ dày mới có thể giúp chẩn đoán bệnh. Điều quan trọng là việc quyết định xem đây có phải là đau bụng cấp tính hay không.
2. Nguyên nhân gây ra đau hạ sườn phải
Một số nguyên nhân phổ biến gây đau hạ sườn phải là:
Sỏi mật
Sỏi mật đôi khi ngăn không cho dịch mật ra khỏi túi mật, làm căng túi mật gây ra đau. Viêm túi cũng có thể gây đau ở vùng này.
>>>Để biết thêm thông tin về bệnh sỏi mật, bạn có thể xem thêm tại đây.
Gan
Gan có một vỏ bao với nhiều đầu tận của dây thần kinh nằm dọc theo bề mặt. Các tình trạng căng bao gan thường gây ra đau. Viêm gan có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Virus, sự tích tụ chất béo bất thường trong tế bào gan và uống rượu quá mức thường đưa đến viêm gan và gây đau. Các ổ mủ gây ra do nhiễm trùng được gọi là áp xe, cũng có thể gây giãn bao gan. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng từ các cơ quan sinh sản nữ lan đến bao gan, gây đau.
Ruột già (đại tràng)
Mặc dù đây là nguyên nhân ít phổ biến hơn, nhưng viêm đại tràng có thể gây đau vùng này. Viêm đại tràng có thể do nguyên nhân nhiễm trùng hay bệnh viêm ruột Crohn. Viêm túi thừa đại tràng là một loại viêm ở các túi thừa ở đại tràng (đây là một vùng phình ra và là vùng yếu của thành đại tràng). Nó thường xảy ra ở góc dưới bên trái, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các vùng khác của ruột. Hội chứng ruột kích thích có thể gây đau toàn bụng hay khu trú một vùng( có thể là vùng hạ sườn phải).
>>>Để biết thông tin chi tiết về bệnh viêm đại tràng, bạn có thể xem tại bệnh viêm đại tràng.
Phổi hoặc màng phổi
Mặc dù phổi không ở trong bụng nhưng các tận cùng thần kinh của phổi và màng phổi vẫn có thể gây đau trực tiếp vào vùng này, một hiện tượng được gọi là đau quy chiếu. Viêm phổi ở thùy dưới của phổi phải, đặc biệt, có thể gây ra đau khu trú. Các bệnh lý khác ở phổi mà dẫn đến viêm màng phổi cũng có thể gây đau bụng. Bệnh viêm màng phổi thường gây ra bởi nhiễm trùng do siêu vi nhưng cũng có thể là hậu quả của thuyên tắc mạch phổi do cục máu đông từ nơi khác đi vào phổi gây tắc mạch tại phổi.
>>>Xem thêm thông tin về bệnh viêm phổi tại đây.
Thận
Các bệnh gây viêm thận phải có thể dẫn đến đau hạ sườn phải. Nhiễm trùng ở thận và nhiễm trùng đường tiểu có thể đưa đến đau bụng, đau lưng, và tiểu rát. Sỏi thận có thể gây kích ứng đường tiểu hoặc chặn dòng nước tiểu từ thận. Sự tắc nghẽn này có thể làm thận bị viêm và to, gây ra đau.
Tuyến tụy
Nó nằm ở thượng vị (phần bụng trên ở giữa), nhưng có thể gây đau bụng trên bên phải thông qua đau quy chiếu. Viêm tụy có thể xảy ra khi sỏi mật gây tắc các ống dẫn vào tụy hoặc do nghiện rượu, có thể gây đau.
>>>Xem thêm thông tin về bệnh viêm tụy, bạn có thể xem tại đây.
3. Đau hạ sườn phải là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau hạ sườn phải có thể là triệu chứng của các tình trạng bệnh lý sau:
Bệnh gan và túi mật
- Bệnh gan thường chỉ đau nếu bao gan bị căng, như trong suy tim sung huyết. Gan có thể bị tổn thương do chấn thương cùn. Gan to, lách to có thể gặp trong các bệnh lý ác tính như lymphoma hay bệnh bạch cầu mạn dòng tủy hoặc gặp trong bệnh tự miễn dịch, bao gồm xơ gan ứ mật nguyên phát.
- Hội chứng Budd-Chiari có thể xuất hiện với cơn đau hạ sườn phải.
- Sỏi mật: Hầu hết đều không có triệu chứng nhưng có thể gây đau bất cứ lúc nào.
- Bệnh lý khác tại túi mật bao gồm ung thư túi mật bệnh mà luôn luôn kết hợp với sỏi mật.
- Cơn đau quặn mật có một bộ ba kinh điển về đau đớn, sốt và vàng da.
Tổn thương ruột
- Các tổn thương của đại tràng góc gan bao gồm ung thư tế bào biểu mô, viêm túi thừa đại tràng, viêm đại tràng thiếu máu, táo bón và bệnh viêm ruột Crohn.
- Viêm ruột thừa không điển hình cũng cần phải được lưu ý đến.
- Các triệu chứng tái phát có thể là do hội chứng ruột kích thích.
- Viêm túi thừa Meckel có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, thường ở trẻ em. Chẩn đoán thường thực hiện khi phẫu thuật mở bụng. Thường có sự mất máu trên trực tràng.
Bệnh tim mạch
- Đau do phình bóc tách động mạch chủ bụng thường xảy ra ở lưng và có thể khởi phát ở ngực và lan xuống chân. Các động mạch khác có thể bị phình mạch và chảy máu.
- Đau tim có thể thỉnh thoảng xuất hiện dưới dạng đau bụng trên.
- Suy tim sung huyết có thể làm giãn bao gan.
Bệnh lý tại thận
- Viêm bể thận.
- Sỏi thận.
- Thận ứ nước.
- Ung thư thận.
- Các bệnh khác của thận hoặc niệu quản, bao gồm tắc nghẽn đường tiểu.
Bệnh hô hấp
Đau có thể phát sinh từ thùy phổi phải của phổi:
- Viêm phổi thùy.
- Bệnh nhồi máu phổi do thuyên tắc động mạch phổi.
Bệnh nối tiết hoặc ngoại tiết
- Nhiễm toan ceton – biến chứng của bệnh đái tháo đường.
- Bệnh addison.
- Lao tuyến thượng thận.
- Ung thư tế bào biểu mô di căn.
- Đau từ tuyến tụy có xu hướng đau ở vùng giữa và vùng phía trên của lưng, thường là giữa hai xương bả vai, nó có thể không điển hình và dễ lầm lẫn. Amylase tăng trong tắc nhưng trong viêm tụy cấp thì rất cao.
- Ung thư tuyến tụy có khuynh hướng tạo ra đau giữa hai xương bả vai, lan ra trước.
Nhiễm trùng
- Herpes zoster có thể biểu hiện đau trước khi các bóng nước xuất hiện trên da. Đó là làn da có cấu trúc mềm hơn và sâu hơn.
- Áp xe dưới da hoặc thậm chí là khí sau khi mở ổ bụng hoặc thường gặp hơn đó là nội soi ổ bụng. Một lần nữa đau có thể được chuyển đến vai.
- Một tình trạng hiếm hoi là hội chứng Fitz-Hugh và Curtis. Có viêm bao gan có liên quan với nhiễm khuẩn đường sinh dục. Nó xảy ra trong khoảng một phần tư số bệnh nhân mắc bệnh viêm vùng chậu. Triệu chứng điển hình là cơn đau nhói bắt đầu ở hạ sườn phải có thể kèm hay không kèm viêm sung huyết.
Mang thai
- Trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thêm các vấn đề khác. Sự tăng nhẹ các men gan có thể đứng trước bệnh đe doạ tính mạng, ví dụ như gan nhiễm mỡ trong thai kỳ (AFLP) hoặc hội chứng mang thai muộn bao gồm tán huyết, tăng men gan, giảm số lượng tiểu cầu (HELLP).
- Tiền sản giật, hội chứng HELLP, và AFLP tạo thành một dạng bệnh phổ biến từ các triệu chứng nhẹ đến rối loạn chức năng đa cơ quan đe dọa đến tính mạng. Chúng được cho là nguyên nhân chính của rối loạn chức năng gan nặng trong thai kỳ.
Những tình trạng khác
- Đau có thể được chuyển từ các dây thần kinh trong cột sống hoặc các dây thần kinh ngoại vi chi phối cho vùng đó. Lao cột sống là một nguyên nhân hiếm gặp gây đau bụng.
- Đau bụng tái phát không phải là hiếm gặp ở các vận động viên có sức bền và chẩn đoán bệnh có thể khó khăn.
- Trẻ em đau bụng không đặc biệt và hầu như bất cứ nguyên nhân gì cũng có thể có đau bụng. Kiểm tra tai, cổ họng và nước tiểu. Viêm hạch mạc treo thường có biểu hiện sốt nhẹ và có thể là bệnh lý hạch bạch huyết khác.
- Các tổn thương có liên quan đến đau hạ sườn trái có thể thỉnh thoảng xuất hiện ở phía bên kia. Đảo ngược phủ tạng xuất hiện ở 1 người trong 10.000.
- Có rất nhiều nguyên nhân hiếm gặp khác của đau bụng, bao gồm sốt Địa Trung Hải gia đình, bệnh giang mai và nhiễm ký sinh trùng. Cũng có khả năng do hội chứng Münchhausen.
4. Biến chứng của đau hạ sườn phải
Các biến chứng nghiêm trọng nhất của đau bụng trên bao gồm áp xe. Áp-xe là một bộ ổ mủ thường được hình thành sau một nhiễm trùng ở bụng, và có thể ở trong gan hoặc túi mật. Bất kỳ áp xe nào cũng phải được rạch ổ mũ dẫn lưu, vì ổ áp xe có vỏ bao nên thường không đáp ứng với điều trị kháng sinh.
>>>Để hiểu cụ thể hơn về áp xe, bạn có thể xem tại Triệu chứng áp xe.
Một biến chứng đặc biệt gây phiền toái là viêm gan Hepatits B hay C, hoặc các bệnh viêm gan loại máu khác (không phải là B, không phải C) có thể bao gồm "gan nhiễm mỡ", nếu không được điều trị, sẽ tiến triển thành xơ hóa hoặc cứng lại, cuối cùng tiến tới giai đoạn nặng cuối cùng của xơ gan.
Bệnh viêm túi mật có thể tiến triển thành một túi mật bị nhiễm trùng đường mật. Bạn sẽ cảm thấy ớn lạnh, khó chịu, đau bụng dưới, và buồn nôn hoặc nôn. (Xem thêm những nguyên nhân khác gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn tại đây)
Đau bụng có thể kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn hoặc nôn. Bạn cũng có thể tiểu đau trong viêm bàng quang hoặc nếu bạn có viêm dạ dày hoặc loét, bạn có thể có phân đen, có thể cho thấy sự hiện diện của máu ẩn trong phân của bạn. Bạn cũng có thể bị đầy hơi và ợ hơi, tiêu chảy hoặc trong trường hợp các vấn đề hô hấp, bạn có thể khó thở.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Đến gặp bác sĩ nếu đau hạ sườn phải bắt đầu bởi những cơn đau nặng đột ngột cùng với sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn. Bất kỳ các triệu chứng khác, bao gồm tiểu đau, vàng da (vàng da hoặc vàng mắt), đau lưng, đau ngực, đổ mồ hôi, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một ngày, nên đến bác sĩ hoặc đơn vị cấp cứu địa phương ngay lập tức. Một đau bụng cấp tính, hoặc đau bụng cho thấy cần can thiệp phẫu thuật, được đặc trưng bởi đau nặng khi bạn giải phóng áp lực lên vùng bụng của bạn.
6. Chẩn đoán đau hạ sườn phải
Việc lựa chọn các phương tiện chẩn đoán sẽ phụ thuộc vào những phát hiện ở trên.
- Xét nghiệm máu toàn phần, tốc độ lắng máu và CRP có thể cho biết dấu hiệu nhiễm trùng hoặc quá trình viêm. Chảy máu có thể gây thiếu máu. Điều này có thể chỉ ra bệnh ác tính.
- Xét nghiệm chức năng gan cho kết quả bất thường nếu gan bị xơ hóa đường mật nguyên phát, sẽ có các kháng thể tự miễn chống ty thể. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên có vàng da và ngứa.
- Xét nghiệm nước tiểu có thể gợi ý nhiễm trùng đường tiểu, bao gồm viêm đài bể thận hoặc tổn thương gây ra chảy máu vi thể, chẳng hạn như sỏi hay khối u ác tính.
- Chụp X-quang ngực thẳng có thể cho thấy một tổn thương của thùy dưới phải. Hình ảnh xẹp phổi do nhiễm trùng và nhồi máu trên X-quang phổi trông tương tự nhau. Chụp X-quang bụng thẳng, tư thế đứng hay nằm ngửa, có thể cho thấy các bất thường tại ruột, mức chất lỏng, khí hoặc chất lỏng dưới cơ hoành. 70% sỏi thận và 30% sỏi mật không được phát hiện trên X-quang.
- Soi đại tràng nội soi hoặc kỹ thuật chụp đối quang kép barium có thể cần thiết cho tổn thương đại tràng.
- Siêu âm rất hữu ích để khảo sát sỏi thận hay giãn thận. Đây cũng là cách tốt nhất để phát hiện sỏi mật. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra gan to và xác định cấu trúc đồng nhất hoặc các vùng có mật độ echo khác nhau.
- Để kiểm tra cột sống, chụp CT rất tốt để phát hiện các tổn thương của xương; tuy nhiên, chụp MRI cho thấy các tổn thương của hệ thần kinh tốt hơn.
- Chụp CT hoặc MRI bụng có thể hữu ích để xác định tổn thương. Ở những người thừa cân, việc siêu âm có thể gặp khó khăn, chụp MRI cho kết quả tương tự. Hình ảnh đồng vị phóng xạ có thể cho thấy gan và lá lách.
Trong thai kỳ, MRI có thể là lựa chọn ưa thích. Tuy nhiên, CT scan đang ngày càng được sử dụng trong những trường hợp cụ thể - ví dụ như đây là phương pháp đáng tin cậy nhất để chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi. Các nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ cho thai nhi từ bức xạ ion hóa liên quan đến chụp CT là tối thiểu. Nếu một phân tích rủi ro và lợi ích xác nhận rằng CT sẽ là lợi ích tốt nhất của bệnh nhân, thì vẫn nên chụp.
7. Điều trị đau hạ sườn phải
Điều trị đau hạ sườn phải có thể có nhiều lựa chọn. Việc quan trọng là bạn phải nhận thức được nguyên nhân gây đau bụng và nên tìm đến sự xác nhận nhanh chóng từ bác sĩ. Nếu bạn có tiền sử đau bụng, và bạn nhận ra các triệu chứng thông thường, chẳng hạn như táo bón hoặc cảm giác không thể xì hơi, bạn nên uống nhiều nước, và thử một biện pháp khắc phục như Metamucil hoặc chế độ ăn nhiều chất xơ, hoặc Gas-X. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết rằng đau thóp trên có thể liên quan đến các điều kiện từ không đáng kể đến đe dọa đến mạng sống, và nếu cơn đau hạ sườn phải của xảy ra một cách bất thường hoặc kèm theo các triệu chứng khác, đừng nên lưỡng lự tìm lời khuyên từ một chuyên gia chăm sóc sức khoẻ.
Những thông tin khác có thể hữu ích cho bạn:
- Đau hạ sườn trái là bệnh gì
- Đau hạ vị là bệnh gì
Bạn có thể đặt khám các bác sĩ chuyên khoa giỏi của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự trợ giúp y tế.
Tag:ĐauTừ khóa » đau Mạn Sườn Phải Khó Thở
-
Hít Thở Sâu Bị Đau Sườn Phải - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Đau Tức Hạ Sườn Bên Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đau Hạ Sườn Phải Do Nguyên Nhân Nào Và Cách Giảm đau Ra Sao?
-
Bác Sĩ Giải đáp: Đau Tức Hạ Sườn Bên Phải Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
-
Đau Nhói ở Sườn Phải Là Bệnh Gì Và Cần Làm Gì? TCI Hospital
-
Triệu Chứng đau Tức Hạ Sườn Bên Phải Cảnh Báo Mắc Bệnh Gì?
-
Đau Hạ Sườn Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Chuyên Gia Giải đáp
-
Đau Xương Sườn: Cảnh Báo 6 Nguyên Nhân Nguy Hiểm • Hello Bacsi
-
Khi Hít Vào Thì Sườn Dưới Bên Phải Rất đau Và Rất Khó Thở
-
Tìm “thủ Phạm” Gây đau Mạn Sườn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đau âm ỉ Mạn Sườn Phải, đừng Bỏ Qua Bệnh Lý Này - Báo Nhân Dân
-
Triệu Chứng đau Hạ Sườn Trái Cảnh Báo Bạn Có Thế đang Mắc Bệnh
-
Đau Cơ Liên Sườn Và Những điều Bạn Cần Biết - Hapacol
-
Đau Sườn Bên Phải - VnExpress Sức Khỏe
-
Hít Thở Sâu Bị Đau Sườn Là Bị Gì? Cách Khắc Phục - VHEA Việt Nam
-
Những Nguyên Nhân Gây đau Vùng Mạn Sườn Trái - Báo Tuyên Quang
-
Đau Hạ Sườn Phải - Cẩn Trọng Với Nguy Cơ Mắc Bệnh Gan Mật