Triệu Chứng đau Hậu Môn, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Xin chào bác sĩ! Khoảng 2 tháng trở lại đây, tôi thỉnh thoảng bị đau hậu môn và tình trạng này cứ tiếp diễn và đau nhiều hơn khi tôi đi đại tiện. Không biết hiện tượng đau nhói ở vùng hậu môn có nguy hiểm không? Mong các bác sĩ tư vấn sớm giúp tôi vì hiện tại tôi đang rất sợ mình mắc phải bệnh nguy hiểm nào đó. Xin cám ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, trong thời gian vừa qua các bác sĩ của chúng tôi cũng nhận được rất nhiều thắc mắc liên quan đến tình trạng như bạn vừa nêu trên. Chúng tôi xin được giái đáp vấn đề của bạn như sau:
1. Đau hậu môn là gì
2. Nguyên nhân gây ra đau hậu môn
3. Cách tự chăm sóc
4. Cận lâm sàng
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ - 19001246
1. Triệu chứng đau hậu môn là gì?
Đau hậu môn (tên tiếng Anh là Anal Pain) là tình trạng xảy ra khi bạn bị đau ở trong và quanh hậu môn hoặc trực tràng (vùng quanh hậu môn). Đây là than phiền thường thấy nhất ở bệnh nhân đi khám khoa tiêu hóa. Nó có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi đi cầu và thay đổi mức độ từ nhẹ tới nặng và cơn đau có thể nặng dần lên theo thời gian và ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây ra đau hậu môn là lành tính, nhưng cơn đau có thể nghiêm trọng do có nhiều dây thần kinh trong vùng quanh hậu môn.
Đau hậu môn có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi đi tiêu. Bệnh tiến triển từ cơn đau nhẹ đến mức nghiêm trọng hơn theo thời gian, làm hạn chế các hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân gây ra đau hậu môn phần lớn rất phổ biến và có thể được điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau hậu môn không biến mất trong vòng 24 đến 48 giờ, bạn phải đi khám bác sĩ ngay. Nếu bạn bị đau hậu môn kèm với sốt, bạn hãy đi cấp cứu ngay.
Nhiều tình trạng đau hậu môn cũng có thể gây ra chảy máu trực tràng. Nguyên nhân đau hậu môn thường dễ được chẩn đoán. Bạn có thể điều trị đau hậu môn bằng thuốc giảm đau không cần kê toa và ngâm nước ấm.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau hậu môn
Đau hậu môn có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, nhưng 4 nguyên nhân dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây đau hậu môn:
- Trĩ: hầu hết trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, nhưng cơn đau do trĩ gây ra có thể nặng dần lên nếu búi trĩ bị biến chứng thuyên tắc mạch.
- Nứt hậu môn tạo ra cơn đau như dao đâm khi nó mới xuất hiện và kéo dài âm ỉ hàng giờ liền sau đi khi đại tiện. Đường nứt này có thể gây chảy máu ít. Mỗi lần đi đại tiện, nó sẽ làm bạn cảm thấy cực kì đau đớn. Cơn đau kinh khủng này làm cho hầu hết những người mắc bệnh này cố gắng nhịn đi đại tiện, làm cho phân cứng hơn và những lần đại tiện sau sẽ đau nhiều hơn.
- Đau hậu môn vô căn: cơn đau xuất hiện bất ngờ và cực kì mãnh liệt, thường kéo dài ít hơn một phút. Nhưng trong một vài trường hợp hiếm, cơn co thắt có thể kéo dài khoảng một giờ. Nó được miêu tả là một cảm giác đau như dao đâm hoặc như bị chuột rút ở lỗ hậu môn. Cơn đau có thể đánh thức bệnh nhân khỏi giấc ngủ ngon. Các cơn đau xuất hiện theo từng đợt, ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày và biến mất sau đó vài tuần hoặc vài tháng.
- Hội chứng co thắt cơ hậu môn có cơn đau diễn ra liên tục. Cơn đau này nặng lên khi ngồi và cải thiện bằng cách đi lại hoặc đứng dậy. Thông thường chúng kéo dài khoảng 20 phút và có xu hướng tái xuất hiện ở một vài thời điểm nhất định.
Đau hậu môn xảy ra khi đi đại tiện: thường do nứt hay rách niêm mạc hậu môn, khi lau chùi: do bệnh lý da quanh hậu môn hay nhiễm nấm, đau liên tục không liên quan đến đi cầu: thường do áp xe hay do nhiễm trùng, dò cạnh hậu môn. Có thể do huyết khối xuất hiện ở búi trĩ hay khối u vùng trực tràng, đau dữ dội khiến bệnh nhân không thể ngồi được do áp xe, co thắt cơ hay khối u. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau hậu môn và chảy máu khi đi cầu là do nứt hậu môn.
Có rất nhiều bệnh gây đau hậu môn như: Nứt hậu môn, áp xe vùng hậu môn, nhiễm nấm, ung thư hậu môn, ung thư trực tràng, co thắt cơ vùng sàn chậu, do nhiễm trùng tạo nên đường hầm thông nối giữa trực tràng hay ống hậu môn với da xung quanh hậu môn, bệnh trực tràng lây qua đường tình dục: như lậu, Herpes, Chlamydia, bệnh về da như bệnh vẩy nến hay bệnh viêm da.
Các nguyên nhân khác có thể gây đau rát hậu môn là:
- Ung thư hậu môn
- Rò hậu môn
- Ngứa hậu môn
- Quan hệ tình dục qua ngả hậu môn
- Đau xương cụt
- Táo bón mạn tính
- Bệnh Crohn
- Tiêu chảy (gây kích ứng hậu môn)
- Phân cứng do táo bón kéo dài
- Áp – xe hậu môn
- Trĩ ngoại
- Đau hậu môn vô căn
- Viêm trực tràng
- Loét trực tràng
- Trĩ ngoại thuyên tắc
- Chấn thương
- Viêm loét đại – trực tràng
3. Những phương pháp tự chăm sóc tại nhà khi bị đau hậu môn
Khi đã xác định được nguyên nhân gây đau hậu môn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí tại nhà để làm giảm cơn đau như:
Uống nhiều nước 2- 3 lít nước / ngày kèm theo ăn nhiều chất xơ hơn: rau cải, trái cây, nước sinh tố… có thể làm giảm đau hậu môn trong rất nhiều bệnh.
Tránh làm tổn thương thêm vùng hậu môn: không dùng xà bông hay nước vệ sinh, không dùng giấy vệ sinh, không gãi…thay vào đó là rửa bằng nước sạch, hoặc ngồi ngâm hậu môn vào thao nước ấm có pha ít muối ăn để có độ mặn như nước canh hay nước biển – ngồi ngâm 10 phút / lần, ngày 2-3 lần.
Để đề phòng các cơn đau hậu môn, cách tốt nhất là ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước. Việc này sẽ giúp bạn làm mềm phân để tống ra ngoài dễ dàng, tránh gây tổn thương tới hậu môn.
4. Phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán tình trạng đau hậu môn
- Nội soi
- Siêu âm
- Xét nghiệm máu
- Xquang
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hầu hết các nguyên nhân gây đau hậu môn sẽ được cải thiện bằng cách phương pháp điều trị đơn giản, do đó bạn không nhất thiết phải đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn hãy đi khám ngay lập tức nếu:
- Cơn đau của bạn nặng dần lên và đi kèm với sốt
- Cơn đau không còn cố định ở hậu môn mà lan sang các vùng lân cận
- Cơn đau không cải thiện sau vài ngày điều trị
- Bạn bị chảy máu hậu môn kèm theo đau hậu môn hoặc lượng máu đi theo phân tăng lên
Chẩn đoán sớm bệnh là điều quan trọng nhất. Bất cứ khối u nào phát hiện ở vùng này phải được khám bởi Bác sĩ chuyên khoa. Các khối u là trĩ huyết khối hay áp xe có thể được phẫu thuật cắt bỏ hay dẫn lưu tháo mủ. Nếu đau do đường dò hậu môn thì cần được phẫu thuật. Đau do bệnh trĩ có thể điều trị bằng nhiều cách nội khoa hay ngoại khoa. Nứt hậu môn cấp tính có thể điều trị thuốc, nứt hậu môn mãn tính có thể cần phải phẫu thuật nếu điều trị nội khoa thất bại. Những khối u do ung thư cùng hậu môn trực tràng nếu phát hiện sớm có thể điều trị thành công hoàn toàn với phẫu thuật hóa trị và xạ trị.
Đừng ngần ngại khi đi khám bác sĩ. Đau hậu môn là một vấn đề thường gặp. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi về tình trạng đau hậu môn cũng như thăm khám vùng hậu môn nhẹ nhàng. Nếu nguyên nhân gây đau hậu môn chưa rõ ràng, bác sĩ có thể cho bạn làm một vài xét nghiệm chuyên biệt để tìm ra nguyên nhân.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây
Tag:ĐauTừ khóa » Hậu Môn đau Khi Ngồi
-
Đau Hậu Môn Khi Ngồi Cảnh Báo điều Gì?
-
Đau Hậu Môn Có Phải Bị Trĩ? | Vinmec
-
Ngồi Nhiều Đau Hậu Môn - Coi Chừng Bệnh Trĩ Ghé Thăm!
-
[ Tổng Hợp ] 10 Nguyên Nhân đau Hậu Môn & Cách Chữa Hiệu Quả
-
Đau Hậu Môn • Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị • Hello Bacsi
-
Bị đau Hậu Môn Khi Ngồi Là Bệnh Gì?
-
Đau Nhức Hậu Môn Khi Ngồi Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm!
-
6 Nguyên Nhân Thường Gặp Gây đau Hậu Môn - Bệnh Viện Việt Đức
-
Gần đây Ngồi Xuống đau Hậu Môn Là Bệnh Gì?
-
6 Nguyên Nhân Gây đau Hậu Môn Và Cách Khắc Phục
-
Những Nguyên Nhân đau Hậu Môn Bạn Không Nên Chủ Quan ...
-
Rát Hậu Môn: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục | Medlatec
-
Đau Hậu Môn Khi Ngồi: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa