Triệu Chứng đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Chân được tạo thành không chỉ bởi xương và cơ, mà còn bởi dây chằng, gân. Những phần này chịu sức nặng của cơ thể trong suốt ngày dài, nên không quá ngạc nhiên khi đau chân là một vấn đề khá thường gặp.
1. Đau mu bàn chân là gì
2. Biểu hiện của đau mu bàn chân
3. Nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân
4. Điều trị đau mu bàn chân
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
1. Đau mu bàn chân là gì?
Đôi khi bạn cảm thấy có cơn đau trên mu chân, có thể gây khó chịu khi đi lại hay thậm chí khi đứng yên. Cơn đau này có thể nhẹ hay nghiêm trọng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của tổn thương.
Nếu bạn cảm nhận được cơn đau từ các gân và thớ cơ mu bàn chân thì có thể bạn bị bong gân hoặc một số chấn thương tác động gây đau cơ gân mu bàn chân.
2. Biểu hiện của đau mu bàn chân
Có những triệu chứng có thể đi kèm với đau mu chân, như là:
- Đau nhức của chân bị tổn thương.
- Đỏ tại vùng tổn thương.
- Sưng xung quang mu chân.
- Đau tăng dần khi vận động bàn chân, như đi bộ, chạy,…
3. Nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân
Đau mu chân có thể do nhiều tình trạng khác nhau gây lên, thường gặp nhất là do vận động quá mức như chạy, nhảy hay đá.
Những tình trạng gây ra do vận động quá mức gồm:
- Viêm gân duỗi: Tình trạng do lạm dụng giày ôm sát chân. Những gân chạy dọc theo mu chân và kéo bàn chân hướng lên bị viêm và đau.
- Hội chứng viêm hoạt mạc khớp dưới sên (sinus-tarsi): hội chứng này thường hiếm gặp và được coi là viêm xoang cổ chân, hay kênh nằm giữa gót và xương cổ chân. Tình trạng này gây đau mu chân và mặt ngoài cổ chân.
- Nứt xương chân do áp lực: cơn đau có thể gây ra chỉ bởi nứt xương bàn chân, những xương nằm ở mu chân. Chấn thương này thường có triệu chứng sưng.
Đi giày quá chật là nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân
Những nguyên nhân khác gây đau mu chân có thể gồm:
- Bệnh Gout, có thể gây cơn đau đột ngột, nặng ở khớp nằm ở nền ngón cái.
- Gai xương, tạo thành dọc theo khớp, nằm trong khớp chân vùng ngón chân.
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên, gây cơn đau, dị cảm hay tê có thể lan từ bàn chân lên chân.
- Rối loạn chức năng thần kinh mác, là rối loạn của một nhánh của thần kinh tọa có thể gây cảm giác râm ran và đau ở mu chân, kèm với yếu bàn hay cẳng chân.
4. Điều trị đau mu bàn chân
Vì bàn chân nâng đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể, một chấn thương nhẹ có thể trở nên nặng nếu không được điều trị. Tìm kiếm cách điều trị thích hợp nếu bạn nghi ngờ một chấn thương nghiêm trọng.
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và có thể gồm:
- Vật lý trị liệu, có thể giúp chữa trị những tình trạng như bệnh thần kinh ngoại biên, viêm gân duỗi và tổn thương thần kinh mác.
- Bó bột hay giày cố định cho những chấn thương như gãy hay nứt xương.
- NSAIDs hay những thuốc kháng viêm khác, có thể giúp giảm viêm, bao gồm cả viêm do Gout.
- Điều trị tại nhà: Điều trị tại nhà có thể có ích cho đau chân trong rất nhiều trường hợp. Phương pháp RICE được khuyên dùng. Bao gồm:
- Nghỉ ngơi (Rest): Tránh cho cchân chịu lực. Cố gắng di chuyển ít nhất có thể trong những ngày đầu. Dùng nạng hay gậy nếu bạn cần đi lại hay di chuyển.
- Đá (Ice): Bắt đầu bằng việc chườm túi đá lên mu chân bạn tối đa 20 phút mỗi lần. Làm như vậy 3 tới 5 lần mỗi ngày trong 3 ngày sau chấn thương. Việc này giúp giảm sưng và làm tê liệt cơn đau. Chừa khoảng 90 phút giữa mỗi lần chườm đá.
- Ép (Compression): Quấn băng chun quanh mu chân bị thương. Đừng quấn quá chặt nếu không chân bạn có thể bị tê hay ngón chân có thể chuyển sang màu xanh.
- Nâng (Elevation): Khi nào có thể, giữ cho bàn chân bạn cao hơn mức tim bằng một chồng gối hay một cấu trúc nâng đỡ khác.
Khi bạn phải di chuyển, mang giày vừa vặn, nâng đỡ tốt mà không quá chật.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đa số nguyên nhân gây đau mu chân đều có thể được giải quyết, nhưng nó cần được chữa trị trước khi cơn đau và sự tổn thương nặng lên. Nếu bạn đau mu chân, hãy cố gắng sử dụng bàn chân càng ít càng tốt trong ít nhất năm ngày và chườm đá lên nơi tổn thương tối đa 20 phút mỗi lần. Nếu điều trị tại nhà không giúp cải thiện sau 5 ngày, hãy đặt lịch khám với bác sĩ của bạn.
Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. Các bác sĩ của chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm bệnh.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Tag:ĐauTừ khóa » đau Má Ngoài Bàn Chân Trái
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Cách Giảm đau Nhanh, Hiệu Quả | ACC
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Gót Chân, Ngón Chân, Gan Bàn Chân Và Mu Bàn Chân | Vinmec
-
Đau Khớp Bàn Ngón Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Nhức Khớp Má Ngoài Bàn Chân Phải Và Trái, đau Mua Bàn Chân
-
Đau Lòng Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Phải Xử Lý Ra Sao? - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Tốt Nhất Khi đau Nhức - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Đau Xương Bàn Chân Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Đau Nhức Chân Trái – Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
4 Nguyên Nhân Gây đau Bàn Chân Khi đi Bộ - Báo Thanh Niên
-
Đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Giảm đau ... - JEX
-
Bị đau Nhức ở Dưới Lòng Bàn Chân Là Biểu Hiện Bệnh Gì Có Nguy Hiểm
-
Đau Buốt Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? - Báo Tuổi Trẻ
-
Thoái Hóa Khớp Vùng Cổ Chân – Bàn Chân