Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Bệnh Ho Cũi Chó
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
Bệnh ho cũi chó thực chất là bệnh viêm khí quản – phế quản, một loại bệnh về đường hô hấp thường gặp ở chó. Căn bệnh này là một dạng bệnh viêm cuống phổi giống như bệnh viêm phổi ở con người chúng ta, bệnh ho cũi chó khá phổ biến trên thế giới và đa số các bé dưới 6 tháng đều từng bị bệnh ho cũi chó ít nhất một lần trong đời.
Ở Việt Nam chúng ta thì bệnh ho cũi chó thường xuất hiện vào các thời điểm giao mùa (mùa mưa ở miền Nam và mùa lạnh ở miền Bắc), thời điểm này thường có gió lạnh và đổ ẩm cao nên việc mắc bệnh diễn ra rất thường xuyên. Vậy bệnh ho cũi chó có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng bệnh ra sao? Hãy cùng Cảnh Khuyển 24h tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Triệu chứng của bệnh ho cũi chó:
- Ho khan, khạc, tiếng ho của chó nghe như tiếng ngỗng kêu và kéo dài từ 7 – 15 ngày
- Ho khạc như bị mắc xương trong cổ
- Nôn mửa
- Chảy nước mũi, chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra
- Chó thường tìm những chỗ râm mát, có hơi lạnh, vũng nước để nằm (nền nhà, dưới các chỗ ẩm hoặc trong nhà vệ sinh )
- Mắt hơi đục nhưng khó phát hiện nếu như không có kinh nghiệm, có ghèn
- Chó gầy sút nhanh do phát thêm các bệnh vi khuẩn, virus khác như Parvovirus, Carre… tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch khi đến giai đoạn cuối
Lưu ý:
Trường hợp chó bị ho cũi chó nhẹ thì vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên khi bị nặng hơn thì chúng thường bỏ ăn, sốt cao và hôn mê thì cần đưa đi bác sĩ ngay.
Các chú chó con chưa được tiêm phòng đầy đủ sẽ bị bệnh nặng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh ho cũi chó
Do Virus Canine parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp như : Bordetella bronchiseptica… Mycoplasma
Bệnh ho cũi chó thường lây bệnh theo theo đường không khí hoặc lây trực tiếp giữa các chú chó bị nhiễm bệnh. Thông thường bệnh này thường lây lan ở những nơi không được thông thoáng như chuồng trại, vì thế khi có ý định tìm một trung tâm huấn luyện chó ở Sài Gòn hay bất kể nơi nào thì bạn cần chú ý đến chuồng trại nhé.
P/s: Tại Cảnh Khuyển 24h, hệ thống chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ và được khử trùng thường xuyên. Các bạn có thể xem qua một số hình ảnh ở đây
Cách chuẩn đoán bệnh:
- Chó con thường xuyên ho khạc như bị mắc xương trong cổ (triệu chứng nhẹ)
- Chó con ho khạc kèm ói ra dịch nhầy (đờm) (triệu chứng nặng hơn)
Thông thường để biết chính xác tình trạng bệnh của chó thì bạn cần cung cấp cho bác sĩ thú y đầy đủ về triệu chứng cụ thể, tiền sử bệnh (nếu có), mức độ tiếp xúc với các giống chó khác…Khi có đầy đủ thông tin thì bác sĩ sẽ bắt đầu xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định chính xác bệnh tốt hơn.
Cách điều trị, chữa bệnh ho cũi chó hiệu quả nhất:
Chú ý: Bệnh ho cũi không có thuốc đặc trị. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên thời gian khá lâu (1-2 tháng) và người nuôi cảm giác rất khó chịu.
[Mẹo]
Mình từng mua thuốc Terpin Codein (thuốc ho của người, loại dạng viên nén không phải viên con nhộng) về cho chó nhà uống và triệu chứng thuyên giảm rất nhiều. Các bạn có thể tham khảo cách chữa này nhé. Hình thuốc tham khảo:
Liều lượng như sau:
- Chó dưới 5kg: cho uống 1/3 viên, ngày 1 lần
- Chó 5-10kg: cho uống 1/2 viên, ngày 1 lần
- Chó 10-15kg: cho uống 2/3 viên, ngày 1 lần
- Chó trên 15kg: cho uống 1 viên, ngày 1 lần
Nếu ho không thuyên giảm thì các bạn có thể tăng liều lượng lên, tuy nhiên cần lưu ý bởi chó sẽ bị nhờn thuốc.
[Mẹo 2]
Các bạn mua Siro ho của người, loại em bé hay người lớn cũng được. Mỗi ngày đổ vào cổ của bé 1 nắp siro ho thì bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Nếu phát hiện chó có biểu hiện của bệnh ho cũi chó thì điều tốt nhất mà bạn cần làm là đưa đến phòng khám. Với những trường hợp nhẹ thì cún có thể tự khỏi nhưng vẫn tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Truyền dịch, kháng sinh để phòng chống các bệnh khác đi kèm lúc chó yếu (xin ý kiến bác sĩ)
- Hỗ trợ hô hấp và chăm sóc đặc biệt (xin ý kiến bác sĩ)
- Giữ chó ở nơi khô ráo, ấm và đặc biệt kín gió
- Tuyệt đối không đưa chó ra ngoài trong thời gian bị bệnh (tránh lây cho con khác)
- Tách chó bị bệnh ra riêng khỏi các chú chó khác trong nhà (nếu có)
- Dùng hơi nước để làm dịu khoang họng của cún bằng cách dùng máy làm ẩm, máy bốc hơi hoặc dùng nước sôi để hơi nước bốc lên (gần giống với xông người khi bị bệnh nhưng ở chó không cần trùm chăn lại)
- Tránh các nơi có thuốc lá hay mùi khó chịu khác.
- Có thể dùng thuốc giảm ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y
- Có thể sử dụng thuốc ho của người (rất tốt), tuy nhiên cần dùng đúng liều lượng (người 1, chó 1/3)
Hãy chú ý đến tình trạng của cún cưng mỗi ngày, nếu sau 1 tuần mà cún vẫn bị chảy nước mũi, thở gấp, không chịu ăn thì bạn cần mang tới thú y ngay nếu như không muốn bé bị viêm phổi.
Thông thường nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc này trong 3 tuần thì bệnh ho cũi chó sẽ dần biến mất. Tuy nhiên đối với chó con, chó già hoặc chó bị yếu hơn thì thời gian sẽ là 6 – 8 tuần. Đã có một số trường hợp chó vẫn lây bệnh cho các con khác mặc dù triệu chứng bệnh đã biến mất.
Phòng bệnh ho cũi chó
- Nên tiêm vaccine phòng bệnh parainfluenza 6 tháng 1 lần ngay cả với chó trưởng thành
- Tẩy trùng khu vực nuôi chó thường xuyên
- Giữ ấm cho chó, nuôi ở nơi khô ráo, ăn uống hợp lý và đủ chất để tăng sức đề kháng
- Tránh đưa chúng đến những nơi công cộng, tập trung nhiều động vật
- Luôn luôn quan sát cún cưng kĩ càng và chuẩn bị trong trường hợp cún lây nhiễm bệnh
Bài viết được tham khảo từ website American Society for the Prevention of Cruelty to Animals – ASPCA và kinh nghiệm thực tế từ trung tâm.
Lưu ý: Cách chữa ở trên có thể không có tác dụng đối với chú cún của bạn. Nếu bài viết thực sự giúp đỡ được chú cún của bạn khỏi bệnh, đừng tiếc 1 đánh giá 5* để người sau cùng thực hiện. Xin cảm ơn!
4.8/5 - (21 bình chọn)Từ khóa » Chó Poodle Bị Ho Khạc
-
Chó Bị Ho Khạc Là Bệnh Gì - Bách Hóa XANH
-
Cách Chữa Chó Bị Ho Khạc Nhiều Tại Nhà Hiệu Quả - Kimi Pet
-
Chó Bị Ho Và Các Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Bị Bệnh Ho Cũi Chó - VuiPet
-
Chẩn đoán Bệnh Chính Xác Khi Chó Poodle Bị Ho Khạc
-
Cách Nhanh Nhất Dể Chữa Trị Chó Bị Ho Khạc - Gia Đình Pet
-
Chó Bị Ho: 5 Nguyên Nhân & 4 Kiểu Ho Phổ Biến | Kèm Cách Chữa
-
Chó Bị Ho Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Cách Xử Lý Chó Bị Ho Khạc Như Hóc Xương - TRANG CHỦ - Webflow
-
Chẩn đoán Bệnh Chính Xác Khi Chó Poodle Bị Ho Khạc - YouTube
-
Chó Bị Ho Ra Bọt Trắng Là Bệnh Gì Và Cách Chữa Trị
-
Chó Bị Ho Khạc Như Hóc Xương Là Bị Làm Sao? Cách Chữa Trị
-
Khi Chó Poodle Bị Ho Khạc Nên Xử Lý Thế Nào? - Pinterest
-
Xu Hướng 8/2022 # Chẩn Đoán Bệnh Chính Xác Khi Chó Poodle Bị ...
-
Cách Chữa Trị Khi Chó Bị Kho Khạc, Ho Khan Liên Tục